Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Bỏ tư duy ’sản lượng đứng nhất, nhì thế giới’
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp cần phải thay đổi tư duy sản lượng đứng nhất nhì thế giới bằng tư duy mới.
Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Phạm Hiếu.
Sản lượng nhiều nhất không đồng nghĩa với tăng trưởng cao nhất
Ngày 29/11, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, từ lâu nay, ngành nông nghiệp vẫn phát triển dựa trên đơn ngành (chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt…) trong khi hiện nay tư duy mới là tích hợp, cộng hưởng đa giá trị.
Thứ hai, ngành nông nghiệp yêu cầu sử dụng nhiều đất đai, chi phí đầu vào thay vì sử dụng yếu tố khoa học công nghệ hay những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.
“Bản thân Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã đặt ra những vấn đề mà ngành nông nghiệp cần thay đổi để có thể giải quyết. Cụ thể đó là việc thay đổi tư duy mới chứ không nên giữ tư duy cũ, tư duy sản lượng đứng nhất, nhì thế giới”, Bộ trưởng khẳng định.
Theo đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng nếu muốn phát triển bền vững, ngành nông nghiệp cần chuyển đổi quan niệm và cấu trúc dựa trên việc phát triển những giá trị khác ngoài sản lượng. Về khía cạnh kinh tế học, sản lượng nhiều nhất không đồng nghĩa với tăng trưởng cao nhất.
“Những năm gần đây GDP đóng góp cho ngành nông nghiệp tăng nhưng chi phí đầu vào cũng tăng theo nên giá trị gia tăng bị giảm đi, thu nhập trực tiếp của người nông dân không đồng hành với sự tăng trưởng của ngành. Đó là điều mà chúng ta cần lưu ý”, Bộ trưởng nêu vấn đề.
Video đang HOT
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp cần phải bỏ tư duy “sản lượng đứng nhất nhì thế giới”. Ảnh: Phạm Hiếu.
Tư lệnh ngành nông nghiệp cho rằng thu nhập của người sản xuất hay giá trị tăng thêm cần phải tiệm cận với sự phát triển của ngành. Chính giá trị tăng thêm mới là yếu tố cần được quan tâm chứ không phải yếu tố sản lượng.
Hiện nay xu thế tiêu dùng đã thay đổi hoàn toàn. Người dân sẽ không mua nông sản dựa trên giá cả mà dựa trên nhiều giá trị không chỉ ngon mà còn phải sạch, bổ dưỡng, sản xuất theo quy trình không tác động tới biến đổi khí hậu, môi trường và sức khỏe của chính người nông dân.
“Toàn bộ những điều đó mới là Chiến lược chứ không phải là việc tăng ngành này, giảm ngành kia. Đó là câu chuyện chúng ta định vị lại những giá trị cối lõi, tiếp cận xu thế tại tất cả những ngành hàng. Chiến lược đó phải hướng đến sự tăng trưởng bao trùm, không chỉ gói gọn cụ thể là bao nhiêu phần trăm mà còn phải tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho bao nhiêu người, phải làm sao để cả xã hội cũng như người nông dân được thụ hưởng sự phát triển của ngành nông nghiệp”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.
Hướng tới nền nông nghiệp sinh thái
Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
Nông nghiệp đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo bền vững, cung cấp đầu vào và tài nguyên cho công nghiệp hóa. Xuất khẩu nông sản không ngừng tăng, đưa Việt Nam thành một trong những cường quốc nông sản.
Nông thôn Việt Nam có nhiều khởi sắc, bộ mặt nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng cải thiện, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao.
Tuy vậy, khu vực nông nghiệp nông thôn còn bộc lộ còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng nông nghiệp chậm lại, chưa bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên; nhiều đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu. Công tác bảo quản chế biến kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn. Kết quả xây dựng nông thôn mới của một số vùng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, vẫn còn khoảng cách chênh lệch về kết quả thực hiện giữa các vùng, miền.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ hướng đến nâng cao thu nhập và đời sống dân cư, giảm nghèo bền vững, nâng cao vị thế của người dân nông thôn. Ảnh: Phạm Hiếu.
Thu nhập nông thôn còn thấp, chênh lệnh vùng miền, giữa nông thôn và đô thị, giữa nhóm dân tộc còn cao. Môi trường nông thôn còn ô nhiễm, văn hóa xã hội còn nhiều tồn tại, vai trò cộng đồng chưa phát huy tốt. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã bộc lộ một số hạn chế. Nhiều địa phương đua nhau phát triển công nghiệp để thúc đẩy kinh tế, bỏ qua nông nghiệp, kể cả những vùng có lợi thế về nông nghiệp.
Theo đó, để góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường.
Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ mới với năng suất chất lượng cao, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa.
Nâng cao thu nhập và đời sống dân cư, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong tình hình mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao vị thế của người dân nông thôn, củng cố và phát triển cộng đồng. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn xanh sạch, đẹp, đảm bảo an ninh với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ tiệm cận với khu vực đô thị. Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Dự báo xuất khẩu cà phê sẽ còn tăng
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng tới.
Bởi, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021/2022. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.
Cà phê là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định, xuất khẩu cà phê tháng tháng 11 và 12/2021, mỗi tháng sẽ đạt khoảng 130 nghìn tấn. Nếu vẫn giữ được giá cao như hiện nay, có thể đem về thêm 600 triệu USD trong 2 tháng cuối năm, để đưa kim ngạch cà phê cả năm lập lại ngưỡng 3 tỷ USD.
Với sự đứt gãy nguồn cung từ Việt Nam và Brazil và chi phí logistics tăng quá cao, giá cà phê thế giới được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, dịp Noel và các dịp lễ tết cuối năm ở các nuớc trên thế giới đang dến gần, đồng thời, các nhà hàng, khách sạn đuợc mở cửa trở lại giúp đẩy mạnh nhu cầu cà phê hơn.
Đây là hai yếu tố vững chắc giúp hỗ trợ giá cà phê thế giới tăng trong thời gian tới. Mặc dù vậy, những yếu tố bất ổn do dịch COVID-19 gây ra kéo theo những cản trở trong hoạt động giao thông, mua bán cà phê nguyên liệu gặp khó khăn. ây cũng được xem là nhân tố tạo sức cản đối với giá cà phê trong thời gian tới.
Do giá cà phê nhiều năm liền giảm liên tục và dừng ở mức thấp, không khuyến khích nông dân, doanh nghiệp đầu tư thâm canh, chăm bón. Nhiều hộ nông dân đã trồng xen sầu riêng, cây bơ và các loại cây khác vào trong vườn cà phê.
Qua từ 1-2 năm, cây cà phê trở thành cây trồng phụ bị bỏ mặc bởi thu nhập từ các loại cây trồng xen canh khác cao hơn. Năm nay, khi giá cà phê nhân tăng cao, nhiều người lại mới tính đến quay lại chăm bón cho cây cà phê....
Theo ông Mai Kỳ Văn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê - Ca cao, tháng 10, sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk năm nay được dự đoán sẽ giảm nhiều. Hiện công ty đang quản lý khoảng 500 ha cà phê, tuy nhiên, sản lượng cà phê chỉ đạt khoảng 700 tấn, tính ra năng suất bình quân chỉ khoảng 1,4 tấn/ha, giảm mạnh so với các niên vụ cà phê trước.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào thu hoạch rộ cà phê, nhưng lại phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công thu hoạch do dịch COVID-19. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, niên vụ 2021-2022, tỉnh Đắk Nông có hơn 130.000 ha cà phê và cần khoảng 13 triệu công lao động phục vụ thu hái.
Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lao động từ ngoài tỉnh không vào địa bàn thu, hái cà phê như những năm trước, do đó, nguy cơ khan hiếm nhân công là rất lớn.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 210.000 ha cà phê. Qua theo dõi, vào mùa vụ thu hoạch cà phê, tỉnh cần hàng triệu công lao động. Những năm trước, nhân lực của tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu lao động thu hái cà phê, còn lại phải huy động từ các tỉnh khác. Với tình hình dịch như hiện nay, việc huy động lao động từ các địa phương khác sẽ rất khó khăn. Các tỉnh đã phải xây dựng phương án huy động nhân lực, tổ chức thu hoạch cà phê phù hợp với diễn biến dịch 4 cấp độ dịch COVID-19.
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng năm 2021 đạt 1.286 tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Riêng xuất khẩu cà phê sang EU chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt khoảng 769 triệu USD, chiếm 31,4% tổng lượng xuất khẩu, giảm 17% so với cùng kỳ. Thị trường ASEAN xuất khẩu lũy kế đạt 259 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10,6%, giảm 19,45% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn nhất là Đức, Hoa Kỳ, Italy đều giảm.
Cụ thể, xuất khẩu sang Đức đạt 319 triệu USD, chiếm 13% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, giảm 1,52% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Hoa kỳ đạt 189 triệu USD, chiếm 7,7% tổng lượng xuất khẩu, giảm 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Italy đạt 172 triệu USD, chiếm 7% tổng lượng xuất khẩu, giảm 2,53% so với cùng kỳ.
Chuyển đổi số nông nghiệp Việt và bài học "tam giác quan hệ" từ Israel Phát triển nông nghiệp chất lượng cao trong thời kỳ chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, ngoài việc đầu tư nghiên cứu thì cần phải ứng dụng ngay vào sản xuất. Hội thảo với chủ đề "Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"...