Bộ trưởng Lao động: ‘Một triệu túi an sinh’ là sáng kiến quan trọng
Ngoài đề xuất TP.HCM đẩy mạnh “túi an sinh” vì đây là sáng kiến quan trọng, Bộ trưởng LĐTB&XH cho biết sẽ trình Thủ tướng để gỡ khó khăn trong thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng.
“Sau một thời gian triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, cả nước có hàng chục triệu lao động, người dân được thụ hưởng chính sách và hỗ trợ tiền mặt”, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết khi báo cáo Chính phủ về kết quả một tháng thực hiện gói hỗ trợ đến người dân, lao động gặp khó khăn do dịch bệnh (15/7-15/8).
Mặc dù đánh giá nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc, đem lại hiệu quả trong thời gian qua, ông Dung cho rằng với diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, nhiều nơi tiếp tục giãn cách xã hội, việc hỗ trợ người dân cần quyết liệt hơn nữa. Các thủ tục nhận hỗ trợ cần tiếp tục được đơn giản hóa.
Việc hỗ trợ lao động đang ở trọ còn chậm
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, TP.HCM vừa qua đã triển khai xong gói hỗ trợ lần một có trị giá 886 tỷ đồng và đang tiếp tục hỗ trợ cho nhiều hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Hà Nội vừa bổ sung thêm chính sách đặc thù hỗ trợ 10 nhóm đối tượng, trong khi tỉnh Bình Dương hỗ trợ thêm tiền nhà trọ cho người lao động.
Đây là những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai gói hỗ trợ khi chủ động mở rộng đối tượng thụ hưởng, sáng tạo trong cách làm.
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng các địa phương việc hỗ trợ với công nhân ở trọ, lao động di chuyển về địa phương còn chậm. Ảnh: T.T.
Nói về mô hình “túi an sinh xã hội” đang vận hành tại TP.HCM, Bộ trưởng LĐTB&XH cho rằng đây là cách làm thiết thực, đảm bảo người dân không bị thiếu đói. Ông Dung kiến nghị Thủ tướng cho phép TP.HCM đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương này.
Theo ông, “túi an sinh” là giải pháp, sáng kiến rất quan trọng giúp người dân an tâm ở trong nhà, đúng tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”. Với mỗi túi này, các gia đình có thể sử dụng trong một tuần.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành lao động cho rằng các địa phương đã và đang làm tốt việc hỗ trợ những lao động tự do, nhưng với lao động có giao kết hợp đồng bị ngừng việc vẫn còn chậm, nhất là công nhân ở các khu nhà trọ hay người lao động di chuyển về các địa phương.
Vì vậy, lãnh đạo Bộ LĐTB&XH đề nghị địa phương quan tâm đến các nhóm lao động trên. Ông nhắc lại ý kiến của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và bày tỏ sự đồng tình: “Giãn cách xã hội là quan trọng, nhưng đảm bảo an sinh là trọng yếu, giảm tử vong do Covid-19 là ưu tiên”.
Tiếp tục đơn giản thủ tục nhận hỗ trợ
Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ trình Thủ tướng cho phép tháo gỡ những vướng mắc trong Quyết định 23 về thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Qua đó, tối giản thủ tục hành chính, bỏ các quy định về thuế, đảm bảo để doanh nghiệp, người dân, tiếp cận vốn vay trả lương, cũng như phục hồi sản xuất sau dịch.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương chăm lo tốt các đối tượng bảo trợ xã hội: người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… Việc hỗ trợ phải thực chất hơn.
“Túi an sinh” được đánh giá là sáng kiến quan trọng giúp người dân yên tâm thực hiện Chỉ thị 16 “ai ở đâu, ở yên ở đó”. Ảnh: Thạch Thảo.
Trước đó, tối 15/8, ông Phạm Anh Thắng, Thường trực Tổ công tác đặc biệt của Bộ LĐTB&XH tại phía nam cùng các thành viên của tổ công tác đã đi khảo sát và gửi lời thăm hỏi động viên tới người lao động ở TP.HCM đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trước thực tế còn nhiều phụ nữ, người già và trẻ em lang thang cơ nhỡ gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, tổ công tác mong muốn các địa phương có giải pháp quan tâm để tiếp nhận khẩn cấp và áp dụng hỗ trợ đột xuất đối với những trường hợp này. Việc hỗ trợ để người dân có nơi tá túc, đảm bảo sinh hoạt, cuộc sống tối thiểu trong giai đoạn giãn cách xã hội, phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, tổ công tác của Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ có những đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo UBND TP.HCM để tìm ra giải pháp hỗ trợ kịp thời cho những lao động thất nghiệp và những người vô gia cư… để không người dân nào trên địa bàn TP.HCM phải thiếu ăn, thiếu mặc vì dịch Covid-19.
Người vô gia cư lay lắt trong đêm đầu Sài Gòn giãn cách: "Con không có nhà, tối con ra Cầu Mống mà ngủ"
Sài Gòn ngày đầu giãn cách, mọi người đều ở yên trong nhà để phòng chống dịch bệnh.
Thế nhưng có những con người đang lấy đất làm giường, lấy trời làm chăn. Họ không có nhà...
Những người già, đứa trẻ này không có nơi trú ngụ, tối đến họ lấy vỉa hè, mái hiên, hầm cầu để ngủ ké qua đêm. Bình thường, cuộc sống của họ vốn đã khó khăn, đến những ngày giãn cách, họ càng trở nên mong manh, cơ cực, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh.
20h tối 9/7, Sài Gòn yên ả hơn mọi ngày, đường phố cũng vắng người qua lại khi Chỉ thị 16 được áp dụng trên toàn thành phố. Sài Gòn chính thức bước vào 15 ngày "dưỡng bệnh", dù lo lắng nhưng ai ai cũng tin và mong rằng Sài Gòn sẽ sớm khỏe lại, vết thương dai dẳng mấy tháng trời cũng được chữa lành.
Những người vô gia cư loay hoay trong đêm ở Sài Gòn
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống của hàng triệu người dân Sài Gòn gặp muôn vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, công nhân, người lao động mất việc làm, đặc biệt là những người vô gia cư, không nơi nương tựa, không chốn đi về, loay hoay chẳng biết thế nào trong 15 ngày giãn cách.
Những đứa trẻ lang thang, không nhà cửa, hồn nhiên khi nhận sự giúp đỡ của mọi người
"Cho tụi con xin một bịch bánh được không ạ, tụi con đói...", tiếng nói lanh lảnh của những đứa trẻ ở góc đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) vang lên.
Tụi nhỏ cũng giống như nhiều người vô gia cư ở Sài Gòn, ban ngày thì đi móc bọc, lượm ve chai, bán vé số, tối đến lấy hầm cầu, vỉa hè làm nơi nương náu.
"Tụi con không có nhà, tối tụi con ra Cầu Mống mà ngủ. Có hôm trời lạnh lắm, con ngủ không được nhưng giờ con quen rồi ạ", cậu nhóc đen nhẻm, vừa nói vừa cười tít mắt.
Phần quà gồm bánh, sữa tươi được Thành - Hiền gửi đến tụi nhỏ tại quận 4
Thành, Hiền vội dừng xe lại, mở túi quà đầy ắp lấy ra một ít bánh ngọt, sữa tươi gửi đến tụi nhỏ. Công việc này đã được 2 bạn trẻ cùng nhóm "Sài Gòn đêm" thực hiện suốt hơn 5 năm qua.
Mỗi tối, nhóm sẽ chuẩn bị khoảng 500 - 1.000 phần bánh ngọt, sữa tươi và khẩu trang, chia cho nhiều thành viên để đi khắp các quận huyện của Sài Gòn, tặng cho người vô gia cư, lao động nghèo.
Sài Gòn trở bệnh, ai cũng buồn, nhưng buồn một chút rồi thôi vì tất cả đều tin tưởng vào ngày Sài Gòn sẽ trở lại một cách mạnh mẽ nhất
"Mấy hôm trước, nhóm tụi mình đi mỗi khu vực đông hơn, giờ thì chia nhỏ ra, chỉ có 2 người di chuyển ở một địa điểm để tuân thủ quy định giãn cách. Dù biết dịch bệnh căng thẳng nhưng nhìn những người lao động nghèo, vô gia cư lay lắt chờ hỗ trợ, tụi mình không thể không đi", Thành tâm sự.
Tuy mỗi phần quà chỉ vỏn vẹn vài bịch bánh ngọt, sữa tươi nhưng với những người vô gia cư, đó là phần thức ăn để họ cố gắng bám trụ trong thời gian thất nghiệp, thiếu việc làm.
Cầm phần quà nhỏ được nhóm "Sài Gòn đêm" hỗ trợ, chú Cát (50 tuổi) rưng rưng nước mắt. "Cảm ơn tụi con nhiều lắm, giờ chú thất nghiệp, chẳng biết mấy ngày nữa sống sao" .
Chiếc xe máy cà tàng hở trước thiếu sau của chú Cát vốn là phương tiện để chú chở khách mỗi ngày. Hôm nào may mắn thì kiếm được vài trăm ngàn, còn không cũng có vài chục đủ gạo mắm qua ngày. Nhưng rồi Sài Gòn giãn cách, chú Cát mất việc làm, biết là sẽ rất khó khăn nhưng chú vẫn cố gắng chịu đựng và mong ngày Sài Gòn khỏi bệnh.
Ánh mắt đầy hi vọng của chú Cát, tin tưởng Sài Gòn sẽ sớm khỏe lại
"Giờ dịch bệnh, ai cũng khổ như ai, chú chỉ hi vọng dịch Cô-vít được kiểm soát, mau hết giãn cách để bà con yên ổn làm ăn", chú Cát chia sẻ.
Có lẽ không chỉ riêng chú Cát mà với những người lao động nghèo, vô gia cư, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ thêm phần lay lắt, khó khăn nhưng lúc nào họ cũng hi vọng, tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.
"Người Sài Gòn tốt lắm", câu nói bất chợt của cụ Hoa khiến chúng tôi nghẹn lòng.
Giữa bao bộn bề khó khăn, thiếu thốn, người Sài Gòn vẫn luôn bao dung, tìm cách để chở che cho nhau, mỗi người giúp nhau một chút. Người có của giúp người khó khăn, người có nhà phụ người không nơi nương tựa, tất cả đều cố gắng với một niềm tin rằng, sẽ sớm thôi Sài Gòn sẽ khỏe.
Chuyện những người không nhà ở Sài Gòn trong đêm giãn cách xã hội
"Có hôm, vì ra các quận xa, tụi mình chạy xe máy cả nửa tiếng nhưng vẫn không thấy cô bác nào khó khăn đang đi trên đường để tặng đồ ăn. Nhưng khi gặp được, trao cho họ phần quà, tụi mình thấy việc làm của mình càng thêm ý nghĩa vì đến được tay người thật sự cần", Hiền tâm sự
Khi gặp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Thành - Hiền đều nán lại để hỏi thêm thông tin, giúp đỡ hỗ trợ nhiều hơn
Những phần quà cứ thế theo chân nhóm bạn trẻ gửi đến những người vô gia cư, khó khăn
Sài Gòn trở bệnh, đường phố cũng vắng vẻ hơn thường ngày, người dân cũng hạn chế ra đường để phòng dịch Covid-19
Chú Cường (quê Nghệ An) bị khiếm thị ngồi một góc đường tại quận 5 để bán khẩu trang, khăn giấy...
15 ngày tới, biết là sẽ rất khó khăn, đặc biệt với những người lao động, người bán vé số, vô gia cư..., nhưng mong mọi người hãy cảm thông, bảo vệ Sài Gòn như cái cách Sài Gòn đã từng
Chỉ 15 ngày thôi, Sài Gòn cần thời gian nghỉ ngơi sau cơn cảm lạnh kéo dài. Mấy tháng qua, Sài Gòn đã làm hết những gì có thể để hạn chế thấp nhất sự xáo trộn trong cuộc sống của người dân, giờ thì cứ an tâm dưỡng bệnh nhé. Mọi người luôn tin tưởng và đợi Sài Gòn. Sài Gòn, cố lên!
Sinh viên ĐH Thương Mại gói hàng trăm bánh chưng tặng người vô gia cư Ngày 18/01,Trường Đại học Thương mại đã diễn ra Lễ phát động chương trình tình nguyẹn Đông Ấm 2021 với chủ đề "Gói nụ cười, gửi nắng xuân". Chương trình do Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thương mại, CLB Tình nguyẹn TMU - Tuổi Trẻ Xanh tổ chức nhằm thực hiện quyên góp gây quỹ, Lễ hội gói bánh chưng, Chương trình...