Bộ trưởng kinh tế Pháp Montebourg quyết tẩy chay chính phủ mới
Theo AFP, Bộ trưởng kinh tế Pháp Arnaud Montebourg, người chỉ trích gay gắt chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nước này, ngày 25/8 dọa sẽ từ chức và từ chối tham gia chính phủ mới.
Phản đối chính sách khắc khổ khi cho rằng nó bất công và không hiệu quả, ông Montebourg cho biết sẽ từ chức nếu mất lòng tin vào chính sách của chính phủ và thủ tướng.
Bộ trưởng kinh tế Pháp Arnaud Montebourg.
Montebourg tiếp tục chỉ trích các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của châu Âu mà ông cáo buộc là gây tổn hại tới “tầng lớp trung lưu và lao động.”
Tổng thống Pháp Francois Hollande trước đó đã yêu cầu thành lập nội các mới và danh sách các bộ trưởng dự kiến được công bố trong ngày 26/8./.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Sao đổi ngôi nơi chính trường Iraq
Quyết định không tham gia tranh cử của ông al-Maliki được nhận định sẽ làm giảm căng thẳng chính trị tại Iraq trong thời gian tới.
Trước sức ép trong và ngoài nước, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Nuri al-Maliki ngày 14/8 tuyên bố sẽ không tái tranh cử và ủng hộ Phó Chủ tịch Quốc hội Haidar al-Abadi làm Thủ tướng mới của Iraq. Quyết định của ông al-Maliki được nhận định sẽ làm giảm căng thẳng chính trị tại Iraq trong thời gian tới.
Thủ tướng Iraq sắp mãn nhiệm Nuri al-Maliki (ảnh: PressTv)
Trong khi đó, ngày 14/08, Liên Hợp Quốc đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao nhất đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Iraq, trong bối cảnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo tấn công dữ dội ở miền Bắc và miền Tây nước này làm hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Xuất hiện trên truyền hình quốc gia cùng với ông al-Abadi, người vừa được Tổng thống Iraq Fuad Masum chỉ định làm Thủ tướng mới của Iraq và các nhà chính trị người Shiite khác, Thủ tướng al-Maliki tuyên bố việc ông không tiếp tục ra ứng cử nhiệm kỳ thứ ba là nhằm tạo thuận lợi cho tiến trình chính trị và việc thành lập một Chính phủ mới, cũng như nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với ông al-Abadi. Ông al-Maliki cũng nhấn mạnh "không muốn trở thành nguyên nhân gây ra đổ máu tại Iraq".
Ông al-Maliki nói: "Tôi không muốn giữ bất cứ vị trí trí trong Chính phủ Iraq. Vị trí mà tôi có được là nhờ sự tin tưởng của tất cả mọi người. Đây chính là điều quý giá nhất và đáng trân trọng nhất. Để tạo điều kiện cho việc thành lập Chính phủ mới, cũng như bảo toàn lợi ích quốc gia tôi xin công bố rút khỏi vị trí Thủ tướng và ủng hộ ông al-Abadi làm Thủ tướng mới Iraq. Tôi cũng ủng hộ bất cứ ai, chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước Iraq và sự thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq".
Trong bài phát biểu từ chức, ông al-Maliki cũng đã bày tỏ hy vọng Chính phủ mới có thể dập tắt cuộc nổi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa tấn công Thủ đô Baghdad.
Quyết định rút lui được ông al-Maliki đưa ra sau cuộc gặp với ông al-Abadi do Phó Tổng thống Khudhair al-Khuzaie và cựu Thủ tướng Ibrahim al-Jaafari đứng ra làm trung gian. Những ngày qua, ông al-Maliki đã chịu sức ép ngày càng lớn bởi ngay cả các chính trị gia thuộc khối đảng của người Shiite chiếm đa số trong Quốc hội mới được bầu hồi tháng Tư vừa qua, trong đó có Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL), cũng không ủng hộ ông tiếp tục làm Thủ tướng Iraq nhiệm kỳ thứ ba.
Sau tuyên bố từ chức của ông al-Maliki, đảng Dawa của cả hai nhà lãnh đạo này cũng đều đã lên tiếng ủng hộ ông al-Abadi, và yêu cầu các nhà lập pháp hợp tác với ông để thành lập Chính phủ mới. Cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ và Iran, cũng đều lên tiếng ủng hộ ông al-Abadi đứng ra thành lập Chính phủ mới.
Trong một tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: Mỹ đã hoàn tất sứ mệnh hỗ trợ cộng đồng người thiểu số Yazidi bị phiến quân vây hãm song vẫn sẽ nỗ lực để hỗ trợ Iraq để đối phó với phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Ông Obama cũng kêu gọi người dân Iraq đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng al-Abadi trong việc đối phó với phiến quân.
Ông Obama nói:"Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục không kích để bảo vệ người dân và các cơ sở hạ tầng của Iraq. Chúng tôi đã tăng cường chuyển giao các khoản hỗ trợ quân sự cho các lực lượng an ninh Iraq và lực lượng người Kurd đang đối phó với phiến quân. Chúng tôi kêu gọi người dân Iraq hãy đoàn kết với nhau để đối phó với phiến quân dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng al-Abadi"
Theo đánh giá của giới phân tích, với việc từ chức của ông al-Maliki và việc ông al-Abadi được bầu làm Thủ tướng mới của Iraq, chính trường của Iraq trong thời gian tới sẽ có dấu hiệu khởi sắc. Ông Al-Abadi được xem là một nhân vật ôn hòa, có khả năng để thống nhất các cộng đồng người Iraq, đặc biệt là cộng đồng người thiểu số Sunni tại Iraq trong cuộc chiến chống lại phiến quân "Nhà nước Hồi giáo".
Theo thống kê, có khoảng 1,2 triệu người Iraq đã phải đi sơ tán do chiến tranh kể từ khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ 2 của Iraq hồi tháng 6 và nhanh chóng tràn sang các khu vực khác trên cả nước. Liên Hợp Quốc ngày 14/8 đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp mức 3, mức cao nhất đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Iraq và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Iraq.
Theo đặc phái viên Liên Hợp Quốc Nickolay Mladenov: việc Liên Hợp Quốc ban bố "tình trạng khẩn cấp mức 3" có nghĩa là sẽ cần thêm thực phẩm, ngân sách và vật dụng để đáp ứng nhu cầu cho những người phải sơ tán./.
Hồng Nhung Tổng hợp
Theo_VOV
Ấn Độ muốn tăng 10% chi tiêu quốc phòng Ấn Độ đã đề xuất tăng 10% chi tiêu quốc phòng cho tài khóa mới bắt đầu tư 1/4 tới, trong đó có đề xuất tăng 3,28% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí mới. Các xe tăng của quân đội Ấn Độ. Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Palaniappan Chidambaram ngày 17/2 đã thông báo trước quốc hội rằng chi tiêu...