Bộ trưởng không dám hứa giải quyết hết việc bồi thường người oan sai
Dẫn lại một loạt những vụ án oan “dậy sóng” dư luận thời gian qua như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Trần Ngọc Thêm… Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga bức xúc: “Người dân bị tù mấy chục năm, làm sao chứng minh thiệt hại để đòi bồi thường!”…
Sáng 20/9, UB Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga điểm lại quá trình phát triển luật này, kể từ khi có Nghị định 47 đến Nghị quyết 388 rồi đến luật trách nhiệm Bồi thường nhà nước, mở rộng dần từng bước việc bồi thường những trường hợp người dân bị làm oan sai do quyết định của các cơ quan nhà nước.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhận xét, việc xin lỗi, bồi thường người bị oan sai vẫn làm theo kiểu hình thức, chiếu lệ.
Luật cần phải tính toàn để cân đối giữa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tác động bởi hoạt động tố tụng của nhà nước cũng như không để làm chùn tay các cơ quan tố tụng. Bà Nga xác nhận, nếu quy định quá rộng và quá khắt khe về trường hợp bồi thường, như tổng kết từ khoá X tới nay, đã có đánh giá về hiện tượng một số cơ quan bảo vệ pháp luật chùn tay trong cuộc đấu tranh chống tội phạm.
Để giải quyết những hạn chế, bất cập hiện tại, bà Nga đặt câu hỏi, dự thảo luật lần này có gì mới đột phá giúp giải quyết những trường hợp bức xúc dư luận đang rất quan tâm.
Chủ nhiệm UB Tư pháp điểm qua một loạt vụ án của ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Trần Ngọc Thêm (Bắc Ninh)… với nhận định, người dân vẫn cho rằng, phạm vi các trường hợp được bồi thường như vậy vẫn chưa phù hợp nên có một số người đáng ra được bồi thường lại không được, như trường hợp án hết hạn điều tra nhưng không chứng minh được hành vi tội phạm, hoặc sau điều tra kết luận là hành vi không cấu thành tội phạm…
Về mô hình tổ chức cơ quan bồi thường nhà nước, Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nhận định là chưa hợp lý, có xung đột về lợi ích dẫn đến việc chậm chễ xin lỗi, bồi thường người dân. Vậy nên người bị làm oan suốt thời gian dài, gây hệ quả lớn nhưng khi tiến hành xin lỗi công khai, cơ quan phải xin lỗi chỉ làm nhanh gọn trong vài phút.
“Vừa là người làm oan lại là người đứng ra xin lỗi nên cảm giác hình thức, có đứng ra xin lỗi, nhận trách nhiệm cũng là chiếu lệ” – bà Nga nói.
Video đang HOT
Về điều kiện, thủ tục yêu cầu bồi thường, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhận xét là quá chặt chẽ. Ví dụ, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, UB Tư pháp đều phải hoặc là có công văn hoặc phải trao đổi trực tiếp với cơ quan tư pháp TƯ để có chỉ đạo mạnh hơn mới không bị áp dụng quá cứng nhắc.
“Người dân bị bắt đi tù mấy chục năm, chứng từ để chứng minh về bao nhiêu lần thăm nuôi lấy đâu ra trong thời gian suốt 1/3-1/2 đời đời, trong bối cảnh gia đình khốn đốn. Luật có giải quyết thực tế đó không?” – bà Nga đặt câu hỏi.
Một vấn đề quan trọng khác, là người dân bức xúc vì số tiền Nhà nước bỏ ra bồi thường là quá lớn, vậy trách nhiệm bồi hoàn của người làm sai thế nào?
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: Không dám hứa luật sửa xong có giải quyết hết những bất cập trong việc giải quyết bồi thường oan sai cho người dân.
Giải đáp những băn khoăn của Chủ nhiệm Lê Thị Nga, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn thừa nhận: “Về câu hỏi Luật có giải quyết tất cả vấn đề chị Nga nêu hay không thì Bộ trưởng không dám hứa. Vì khi làm luật và đưa luật vào thực tế đều xảy ra trường hợp tổ chức thi hành luật chưa tốt nên có khoảng cách giữa nội dung và thực tế”.
Về cách tính toán thiệt hại để bồi thường, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp cho rằng, với những thiệt hại về vật chất tính dễ hơn, nhưng về tinh thần cũng có cách tính toán, và ban soạn thảo cố gắng đưa ra tiêu chí để lượng hoá các thiệt hại về tinh thần để đền bù.
Về việc bồi hoàn, theo nguyên tắc, tất cả các công chức gây ra thiệt hại đều phải bồi hoàn. “Luật sẽ thiết kế hợp lý để người ta ý thức việc bỏ tiền bồi thường thiệt hại do mình gây ra, nhưng cũng không đến mức quá kinh khủng để cán bộ không dám làm gì nữa” – Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh.
Giải trình thêm, Phó Chánh án TAND tối cao Tống Anh Hào nhấn mạnh, những trường hợp cụ thể về bồi thường oan sai giải quyết chậm và có vướng mắc không phải do quy trình và quy định về pháp luật bồi thường có vướng mắc, mà là do vướng trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Bên cạnh đó, việc khó nhất là khi người bị thiệt hại không chứng minh được thiệt hại.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể cũng nhận định, quá trình giải quyết bồi thường, các cơ quan tố tụng không thấy có khó khăn, chỉ thấy quy định chưa rõ nội dung bồi thường nên tạo ra sự bất nhất giữa cơ quan bồi thường và người được bồi thường, cách thức, thủ tục, mức tính không thống nhất.
“Nói ra thì xấu hổ, bảo “cò kè bớt một thêm hai”, nhưng chúng ta cần có quy định rất chuẩn để cơ quan Nhà nước căn cứ vào đó như một ba-rem để tính toán mức bồi thường” – ông Thể nói.
P.Thảo
Theo Danviet
18 tỷ đồng ông Nén đòi bồi thường gồm những khoản gì
"Người tù lịch sử" yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, danh dự... trong 17 năm ngồi tù oan cho hai bản án giết người nhưng nhiều khoản không được TAND Bình Thuận đồng ý.
Luật sư Phạm Công Út - người bảo vệ quyền lợi cho Huỳnh Văn Nén - cho biết, việc đòi bồi thường 18 tỷ đồng cho gần 17 năm ngồi tù oan của ông Nén có nhiều mục nhưng chủ yếu vẫn bám sát vào các khoản chính như: thiệt hại về tinh thần, kinh tế, tổn thất sức khỏe, uy tín danh dự người thân, thăm nuôi, hành trình kêu oan... Tuy nhiên, phía TAND tỉnh Bình Thuận đã bác nhiều khoản, chấp nhận bồi thường 10,5 tỷ đồng.
Ông Nén cho biết sẽ kiện ra tòa để đòi TAND Bình Thuận bồi thường cho mình. Ảnh: Phước Tuấn
Theo luật sư Út, về mặt tinh thần, TAND Bình Thuận chấp nhận bồi thường 15 năm cho tội giết bà Lê Thị Bông, khi cho rằng 2 năm còn lại ông Nén phải chấp hành tội Hủy hoại tài sản. Việc tính toán dựa theo quy định một ngày tù bằng 3 ngày lương cơ sở, một ngày tại ngoại bằng một ngày lương. Với 55.000 đồng một ngày, ông Nén được gần một tỷ đồng. Riêng 10 ngày bị tạm giam, tòa không chấp nhận vì cho rằng khoảng thời gian này họ không có lỗi.
Đối với chi phí kêu oan gần 17 năm của người thân ông Nén, trong đó ba mẹ ông phải bán 3 lô đất, anh rể bán 10 hecta đất, ông Thận (nguyên chủ tịch UBND xã Tân Minh lúc vụ án xảy ra 17 năm trước) cũng bán đất với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tòa chỉ đồng ý 1,5 tỷ đồng, trong đó ông Truyện (ba ông Nén) 700 triệu đồng, ông Thận 500 triệu đồng và ông Nghĩa (anh rể ông Nén) 300 triệu đồng.
Về thiệt hại uy tín, danh dự, nhân phẩm, tòa chấp nhận bồi thường cho ông Truyện 1,5 tỷ đồng, vợ ông Nén một tỷ và 3 người con ông Nén 1,2 tỷ. Số tiền gia đình đòi bồi thường danh dự cho mẹ ông Nén một tỷ nhưng tòa không chấp nhận vì cho rằng bà đã chết (năm 2014). Với 84 lần thăm nuôi, mỗi lần tính 4 người, một người 2 ngày công, số tiền được đưa ra là 400 triệu đồng.
Trong quá trình đi tù, ông Nén bị thương tật 63%, trong đó có 21% về khoản tâm thần nên gia đình yêu cầu bồi thường 3 tỷ đồng nhưng chỉ được chấp nhận 2 tỷ. Tiền chi phí đi lại ăn ở hàng chục luật sư bào chữa miễn phí (trong đó có 2 luật sư có phí) được chấp thuận 171 triệu đồng (quy ra 5 cây vàng vào thời điểm làm đơn)... Ngoài ra, đơn yêu cầu bồi thường còn có nhiều khoản chi phí nhỏ khác.
Cơ sở để đưa ra những khoản trên, TAND tỉnh Bình Thuận cho rằng, Tòa án tối cao chỉ chấp nhận bồi thường bản án oan giết bà Lê Thị Bông, chứ không bồi thường "kỳ án vườn điều" vì ông Nén ngồi tù hai vụ án cùng một thời gian. Ngoài ra, nhiều yêu cầu bồi thường, ông Nén không chứng minh được thiệt hại nên chỉ chấp nhận với số tiền như vậy.
Trao đổi với VnExpress về hướng giải quyết, lãnh đạo TAND Bình Thuận tham gia buổi hòa giải cho rằng, theo quy định khi hết hạn thương lượng bồi thường mà vẫn chưa thống nhất số tiền thì phía người bị oan sai có thể khởi kiện hoặc ủy quyền ai đó khởi kiện ra tòa phân xử.
Ông Nén là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người. Tháng 4/1998, ông bị cho là dùng đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng. Hơn 2 năm sau TAND Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản; tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong "kỳ án vườn điều" xảy ra 5 năm trước. Do không chứng minh được hành vi phạm tội, 12 năm sau đó cơ quan điều tra phải minh oan cho họ, bồi thường gần một tỷ đồng. Riêng ông Nén đang thi hành bản án chung thân nên không được giải quyết.
Cuối năm ngoái, ông Nén được TAND Bình Thuận công khai xin lỗi tại địa phương do cảnh sát tìm được hung thủ giết bà Bông. Hồi tháng 4, ông Nén nộp đơn yêu cầu TAND Bình Thuận bồi thường 18 tỷ đồng do bị kết án oan trong hai bản án. Khi được yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ, ông cho rằng tòa "đánh đố", bởi gia đình ông không nghĩ có ngày ông được giải oan để giữ lại những hóa đơn chi phí.
Chánh án TAND Tối cao sau đó chỉ đạo TAND tỉnh Bình Thuận cần tạo điều kiện và giải quyết theo hướng có lợi cho ông Nén. "Có những khoản không cần phải hỏi hóa đơn, nếu xét thấy hợp lý nên thỏa thuận", Chánh án chỉ đạo.
Phước Tuấn
Theo VNE
Ông Huỳnh Văn Nén không chấp nhận khoản bồi thường 10,5 tỷ đồng Cho rằng ông Nén ngồi tù hai vụ án oan cùng thời gian nên TAND tỉnh Bình Thuận chỉ bồi thường 10,5 tỷ đồng cho bản án giết bà Bông, nhưng "người tù lịch sử" không chấp nhận. Ngày 31/8, TAND tỉnh Bình Thuận đã có ngày làm việc với ông Huỳnh Văn Nén để tiếp tục thương lượng về số tiền 18...