Bộ trưởng Hải quân Mỹ thừa nhận không theo kịp tốc độ phát triển tàu chiến của Trung Quốc
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro nhấn mạnh Washington cần nâng cấp hạm đội Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng sở hữu một lực lượng hùng mạnh và triển khai hạm đội nước này ra toàn cầu.
Lực lượng Hải quân Trung Quốc trên boong tàu tại một cảng quân sự ở thành phố Chu San, Trung Quốc tháng 8/2022. Ảnh: Getty Images
Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở thủ đô Washington, D.C. Bộ trưởng Del Toro cho biết hải quân Trung Quốc có ưu thế đáng kể trước đối thủ Mỹ, bao gồm việc sở hữu hạm đội lớn hơn và năng lực đóng tàu lớn hơn.
“Họ có một hạm đội lớn hơn nên họ đang triển khai hạm đội đó trên toàn cầu. Chính vì vậy, chúng ta cần một lực lượng hải quân lớn hơn, cần nhiều tàu hơn, hiện đại hơn trong tương lai, đặc biệt là những tàu có thể đối phó với mối đe dọa đó”, nhà chức trách nêu rõ.
Để so sánh, Hải quân Trung Quốc cho biết lực lượng này đang có 340 tàu và có thể biên chế tới 400 tàu trong những năm tới. Trong khi đó, hạm đội Mỹ có chưa đến 300 tàu.
Theo Kế hoạch Điều hướng 2022 của Hải quân Mỹ công bố vào mùa hè năm ngoái, mục tiêu của Lầu Năm Góc là sở hữu 350 tàu có người lái vào năm 2045, một con số thua kém rất nhiều so với dự báo cho hạm đội của Trung Quốc.
Thậm chí, theo một báo cáo tháng 11/2022 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, trước khi đạt được mục tiêu đó, hạm đội của Mỹ dự kiến còn giảm số lượng tàu do các tàu cũ đã ngừng hoạt động.
Ông Del Toro chỉ ra các nhà máy đóng tàu của hải quân Mỹ không thể so sánh được với sản lượng của các nhà máy Trung Quốc.
“Họ có 13 nhà máy đóng tàu và một số nhà máy đóng tàu có công suất lớn hơn đáng kể. Họ còn sở hữu một nhà máy đóng tàu có công suất lớn hơn tất cả các nhà máy đóng tàu của chúng ta cộng lại. Điều đó gây ra một mối đe dọa thực sự”, ông Del Toro tuyên bố.
Mặc dù người đứng đầu Hải quân Mỹ không đưa ra con số cụ thể về các xưởng đóng tàu đó, nhưng các báo cáo của Trung Quốc và phương Tây cho biết Trung Quốc có 6 xưởng đóng tàu lớn và 2 xưởng nhỏ hơn đang đóng tàu hải quân.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo một báo cáo tháng 10/2022 của Trung tâm Quốc phòng, Mỹ chỉ có 7 nhà máy đóng tàu sản xuất các tàu hoạt động ở vùng nước sâu.
Bên cạnh đó, một ưu thế khác trong các nhà máy đóng tàu Trung Quốc là số lượng công nhân. Đây là một vấn đề nan giải của Mỹ.
“Khi bạn có tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, điều đó thực sự là một thách thức cho dù bạn đang nỗ lực tìm nhân viên cho một nhà hàng hay công nhân cho một xưởng đóng tàu”, ông Del Toro lý giải.
Theo một báo cáo hồi tháng 11/2022 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Hải quân Mỹ đã thực hiện các bước đi để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, bao gồm việc cử thêm hạm đội đến Thái Bình Dương và sử dụng các tàu mới hơn, có khả năng hơn trong đảm nhiệm các sứ mệnh ở Thái Bình Dương.
Trước một loạt khó khăn mà Hải quân Mỹ phải đối mặt, Bộ trưởng Del Toro vẫn chỉ ra một lợi thế mà lực lượng này nắm giữ so với Trung Quốc. “Các công ty của chúng ta đóng tàu tốt hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có một lực lượng hải quân hiện đại hơn, có năng lực hơn, gây ra sát thương hơn. Bên cạnh đó, có một sự khác biệt cơ bản trong cách chúng tôi huấn luyện Thủy quân lục chiến, thủy thủ, binh lính, phi công và lực lượng không gian. Điều này mang lại cho chúng ta lợi thế vốn có trước bất cứ mối đe dọa nào từ Trung Quốc”, Bộ trưởng Del Toro kết luận.
Sau khi bắn hạ UFO thứ 4 trong 8 ngày, Tướng Mỹ không loại trừ UFO là của người ngoài hành tinh
Vụ bắn rơi vật thể bay không xác định (UFO) trên Hồ Huron ngày 12/2 đã đánh dấu mốc chuỗi sự kiện máy bay chiến đấu Mỹ bắn hạ các vật thể bay thứ 4 liên tiếp trong vòng 8 ngày.
Máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ một "vật thể không xác định" bay trên Hồ Huron vào ngày 12/2 theo lệnh của Tổng thống Joe Biden. Đây là vụ bắn rơi vật thể bay thứ tư trong vòng tám ngày qua, và cũng là là vụ tấn công quân sự mới nhất trong một chuỗi các sự kiện bất thường xảy ra trong không phận Mỹ.
Đây là vụ bắn rơi vật thể bay thứ tư trong vòng tám ngày qua, và cũng là là vụ tấn công quân sự mới nhất trong một chuỗi các sự kiện bất thường xảy ra trong không phận Mỹ. Các quan chức Lầu Năm Góc tin rằng tình trạng này là chưa từng có tiền lệ trong thời bình.
Tướng Glen VanHerck, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), cho biết một phần lý do khiến các vụ bắn hạ trên tiếp diễn liên tục là do yêu cầu cảnh báo cao độ sau vụ khinh khí cầu của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ vào cuối tháng 1 vừa qua.
Kể từ đó, các máy bay chiến đấu của Mỹ đã tiếp tục bắn hạ các vật thể bay ở Canada và Alaska. Phía Lầu Năm Góc cho biết chúng không gây ra mối đe dọa an ninh nào, song họ nắm được quá ít thông tin về chúng nên quyết định không loại trừ bất cứ khả năng nào, kể cả là vật thể bay không xác định của người ngoài hành tinh.
"Chúng tôi đã rà soát kỹ lưỡng hơn trong vùng không phận của mình tại những độ cao này, trong đó có cả tăng cường radar. Điều này ít nhất có thể giải thích một phần cho sự gia tăng số vụ bắn hạ", bà Melissa Dalton, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phát biểu.
Hải quân Mỹ trục vớt các mảnh vỡ của khí cầu bị bắn hạ ngày 4/2. Ảnh: AP
Các nhà chức trách khẳng định rõ rằng họ liên tục theo dõi các đốm sáng radar không xác định và có thể thường xuyên đóng cửa không phận như một biện pháp đề phòng chúng. Nhưng biện pháp quyết đoán như bắn hạ đang đặt ra câu hỏi liệu rằng việc sử dụng vũ lực như vậy có được bảo đảm hay không, đặc biệt là khi phía chính quyền đánh giá các vật thể đó không phải mối lo ngại lớn về an ninh quốc gia, và quyết định bắn rơi chỉ là để đề phòng.
Tướng VanHerck cho biết Mỹ đã điều chỉnh các radar để có thể theo dõi các vật thể bay chậm hơn. Ông nói thêm: "Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên tại Mỹ hoặc trong không phận Mỹ, NORAD đã tấn công một vật thể trên không.
Khi được hỏi liệu ông có loại trừ khả năng về người ngoài hành tinh hay không, Tướng VanHerck nói: "Tôi chưa loại trừ bất cứ điều gì tại thời điểm này".
Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định các vật thể đó là gì. Ngoài ra, họ đã cân nhắc sử dụng súng của máy bay phản lực thay vì tên lửa, nhưng điều đó dường như quá khó thực hiện. Chúng đã gây ra sự khác biệt rõ rệt giữa ba lần bắn vật thể vào cuối tuần này và vụ bắn khí cầu của Trung Quốc.
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng các phi công Phi đội Chiến đấu số 148, thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân ở Duluth, đã bắn hạ vật thể trên Hồ Huron.
Chuỗi hoạt động phòng không đặc biệt này bắt đầu vào cuối tháng 1, khi một khí cầu màu trắng mà các quan chức nói là của Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Mỹ và lơ lửng nhiều ngày trước khi máy bay chiến đấu bắn hạ nó ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach, Nam Carolina. Sự kiện đó đã được phát trực tuyến. Nhiều người dân Mỹ tỏ ra phấn kích trước cảnh tượng các máy bay chiến đấu tranh nhau bắn hạ các vật thể.
Vật thể mới nhất được phát hiện lần đầu tiên vào tối 11/2 trên không phận Montana, nhưng ban đầu nó được cho là một sự cố bất thường. Ngày hôm sau, radar tiếp tục phát hiện ra vật thể đó bay lơ lửng trên Bán đảo Thượng Michigan và đi qua Hồ Huron.
Khoảnh khắc khí cầu của Trung Quốc nổ tung trên bầu trời sau khi bị tiêm kích F-22 bắn hạ. Ảnh: AP
Chính quyền Mỹ và Canada đã hạn chế quyền tiếp cận một số vùng không phận trên hồ nước này để triển khai máy bay đánh chặn cũng như là xác định vật thể này. Theo một quan chức chính quyền cấp cao đề nghị giấu tên, vật thể này có hình bát giác, với các sợi dây treo lủng lẳng nhưng phần tải trọng không rõ ràng. Khi bị tấn công, nó đang bay thấp ở độ cao khoảng 6km.
Trong khi đó, giới chức vẫn đang khẩn trương xác định hai vật thể khác vừa bị máy bay chiến đấu F-22 bắn hạ trước đó, đồng thời điều tra liệu Trung Quốc liên quan hay không. Theo đó, Washington đang lo ngại Bắc Kinh âm thầm triển khai một chương trình giám sát trên không quy mô lớn.
Vật thể bị bắn rơi khỏi bầu trời Yukon của Canada hôm 11/2 được mô tả là nhỏ hơn khí cầu của Trung Quốc, với kích thước tương đương ba chiếc xe buýt chở học sinh, bị tên lửa bắn trúng hôm 4/2. Ngày 10/2, một vật thể bay khác cũng bị bắn rơi ở vùng bờ biển phía Bắc của Alaska. Hình dạng của nó thiên về hình trụ và là một loại khí cầu.
Cả hai đều được cho là có mang theo một phần tải trọng được gắn vào hoặc treo trên chúng. Hiện chưa thể kết luận về nguồn gốc hay ai đã phóng các vật thể này đi.
Ba vật thể bị bắn hạ sau này có kích thước nhỏ hơn nhiều, bề ngoài khác biệt và bay ở độ cao thấp hơn so với khinh khí cầu nghi là do thám bị bắn rơi xuống Đại Tây Dương.
Các quan chức cho biết ba vật thể kia không tương thích với đội khinh khí cầu giám sát trên không của Trung Quốc, hiện nhắm mục tiêu vào ít nhất 40 quốc gia.
Lãnh đạo Phe Đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer phát biểu trên sóng chương trình "This Week" của kênh ABC rằng các cơ quan chức năng đã nhanh chóng thu hồi các mảnh vỡ và tập trung thu thập và tích lũy thông tin để đưa ra một bản phân tích toàn diện.
"Điểm mấu chốt là cho đến tận vài tháng trước, chúng tôi không hề hay biết về những khí cầu này", ông Schumer lưu ý.
Các vụ việc trên đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặt ra câu hỏi về mức độ giám sát của Bắc Kinh đối với người dân Mỹ, cũng như khiến các nhà lập pháp dảng Cộng hòa lên tiếng chỉ trích chính quyền về cách thức phản ứng liên quan.
Giải mã việc Trung Quốc rao bán khu trục hạm tiên tiến Type 052D Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D khi hải quân nước này chuyển sang đóng các tàu chiến tiên tiến hơn, theo tờ South China Morning Post hôm nay 12.2. Phiên bản xuất khẩu của khu trục hạm Type 052D được gọi là Type 052DE và với lượng giãn...