Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Tâm tư vì những thứ xã hội cần mà luật vẫn… bó
Dẫn chứng việc người Việt ồ ạt sang Thái Lan, Singapore chuyển giới vì luật dân sự mới chỉ cho xác định lại giới tính; việc đề xuất chấp nhận hôn nhân đồng giới sớm bị gạt ngang, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường xác nhận “bản thân cũng tâm tư”.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường là người chủ trì soạn thảo dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này. Ngày 13/11, Quốc hội dành thời gian cho các đoàn đại biểu thảo luận về nội dung này.
Sau khi nghe góp ý của các đại biểu trong tổ thảo luận, tại đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề đặt ra khi sửa Bộ luật Dân sự.
Ông Cường nhấn mạnh ý nghĩa của Bộ luật Dân sự – 1 trong 2 Bộ luật quan trọng nhất phải xây dựng sau khi có Hiến pháp mới (cùng với Bộ luật Hình sự), để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực luật tư. Theo đó, luật dân sự mang tính bao trùm rất rộng lớn.
Chính phủ đặt ra yêu cầu, cũng giống như những nước chuyển đổi thôi, chẳng riêng gì Việt Nam, vì bộ luật Dân sự này là dân sự, là thương mại, là kinh doanh, hàng hóa cho nên phải tiếp cận gần nhất đến thể chế kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi trước Quốc hội.
Bộ trưởng Tư pháp chí sẻ, điều tâm tư lớn nhất của tập thể của ban soạn thảo, Chính phủ và cả Quốc hội là phải làm sao để một bộ luật lớn như thế này, không thể cứ mười năm lại sửa một lần. (Bộ luật Dân sự Việt Nam đã qua 2 lần sửa toàn diện, mỗi lần có “tuổi thọ” 10 năm là lần xây dựng năm 1995 và năm 2005).
Theo Bộ trưởng Tư pháp, giờ thêm một lần sửa bộ luật, môi trường pháp lí, đầu tư kinh doanh, cuộc sống người dân lại bị đảo lộn. “Cũng có người nói với tôi là thà là sai làm trong thế kỉ, còn hơn là sai lầm trong nhiều thế kỉ nữa” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.
Nhắc lại nguyên tắc “việc dân sự cốt ở 2 bên”, Bộ trưởng Tư pháp nêu rõ quan điểm khi sửa Bộ luật lần này là việc gì luật không cấm thì phải để xã hội, để người dân làm, tự điều chỉnh.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhắc lại cuộc tranh luận về việc có công nhận cho chuyển đổi giới tính hay không. Trong nước cấm, không cho phép thì người ta vẫn ùn ùn sang các nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Campuchia… để làm. Mà việc này dẫn đến hệ quả, người chuyển giới về nếu vi phạm pháp luật, cần bắt tạm giam, tạm giữ cũng không biết phải giam họ ở đâu, ở khu vực nữ hay nam.
Video đang HOT
“Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế đó nhưng khổ nỗi Bộ luật dân sự hiện hành mới chỉ cho phép xác định lại giới, chuyển giới vẫn là lãnh địa… khác lạ” – ông Cường nói.
Thêm một dẫn chứng khác là từ quá trình sửa luật Hôn nhân – Gia đình vừa qua, ông Cường không giấu thất vọng, cơ quan soạn thảo mới chỉ đưa ra những vấn đề nhỏ như có chấp nhận hôn nhân đồng giới không mà “thò ra thụt vào” mãi, cuối cùng khi luật được thông qua, phạm vi điều chỉnh cũng bị teo đi nhiều.
Bộ trưởng Tư pháp thoáng thở dài: “Tôi chỉ sợ xã hội không chấp nhận thôi chứ đã chấp nhận, luật không cấm thì phải để cho người dân được làm. Chúng tôi tâm tư nhất vấn đề đó”.
Ông Cường trở lại chuyện sửa bộ luật Dân sự thời điểm này rất khác so với thời điểm năm 1995, khi mà hàng trăm luật chuyên ngành chi tiết đã định hình, không phải chỉ vài ba chục luật. Bộ trưởng Tư pháp xác nhận, đó cũng là bối cảnh phải tính toán để việc sửa luật thấu đáo.
“Có đại biểu nói rất đúng là cuộc sống phải đẻ ra luật, không có luật thì loạn mất. Nhưng trong lĩnh vực dân sự này luật càng ít thì khoảng không tự do của con người càng nhiều. Luật càng nhiều càng cụ thể thì càng bó sự tự do của con người” – ông Cường nói.
Trả lời thêm một số câu hỏi đại biểu đặt ra, như việc áp dụng tập quán hay không, Bộ trưởng Hà Hùng Cường phân tích, Bộ luật Dân sự hiện hành đã quy định việc này nhưng chưa lý giải cụ thể nên cần bổ sung hướng giải thích rõ ràng về tập quán, nhất là trong hoạt động thương mại. Không thể làm ngơ vấn đề tập quán trong quan hệ dân sự là quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp.
Về các khái niệm mới đưa ra trong dự thảo luật khiến nhiều đại biểu nghi ngại như “vật quyền”, “trái quyền”, “hành vi pháp lý dân sự”, “địa di”… ông Cường lập luận, để hội nhập thì sử dụng các thuật ngữ này nêu ra ở nơi nào cũng hiểu ngay, không dẫn đến xung đột về mặt luật pháp. Những giáo trình luật đầu tiên của Việt Nam cũng đều dùng những thuật ngữ này. Như việc chuyển san dùng khái niệm “hành vi pháp lý dân sự” cần phải thay cho từ “giao dịch dân sự” đang sử dụng hiện nay vì chuẩn hơn, bao quát hơn, chỉ cả những hành vi đơn phương chứ không chỉ là hoạt động của hai hay nhiều bên.
“Chính phủ trình phương án chuẩn hóa này nhưng Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ cả 2 phương án, thay đổi và giữ như hiện tại để Quốc hội quyết định. Nhưng theo tôi, thà rằng thế kỷ nữa chúng ta lúng túng, đi lạc những khái niệm đó còn hơn chúng ta sẽ mãi mãi lạc” – ông Cường diễn giải.
P.Thảo
Theo Dantri
"Nghe vợ nói "bậy" tôi ghê chết đi được"
Anh Tiến ngán ngẩm chia sẻ về chuyện vợ đột nhiên thích... "nói bậy" trên giường.
Đôi khi, chị em muốn "đổi gió", muốn tạo ra những điều mới lạ cho hoạt động chăn gối. Thế nhưng, không phải sự thay đổi nào cũng là tốt vì đôi khi họ tạo ra những thói xấu khi lên giường. Cùng lắng nghe tâm sự của những ông chồng để thấy sai lầm của những bà vợ:
"Nghe vợ nói "bậy" tôi ghê chết đi được"
Khoảng hơn 2 tháng nay, chuyện chăn gối của vợ chồng anh Tiến, chị Hoa có chút thay đổi. Anh đột nhiên thấy vợ "mới mẻ" và táo bạo hơn. Chị đột nhiên thường xuyên nói "bậy" trong mỗi cuộc "yêu". Lần đầu tiên thì anh thấy thú vị và có phần lạ lẫm nhưng khi chị lặp đi lặp lại điều ấy suốt thì anh bắt đầu thấy... ghê ghê.
Dạo gần đây chị Hoa thường xuyên lên mạng tham khảo một số thông tin về việc làm mới đời sống vợ chồng. Có lẽ đọc được nhiều bài viết về nghệ thuật thử "nói bậy" trên giường nên chị bèn áp dụng luôn. Chị không lựa ý chồng, cũng không ướm thử mà "một phát" dùng luôn. Hôm ấy, giữa cuộc "yêu" đột nhiên chị nói một câu mà anh "choáng váng". Nhưng vì còn mới nên anh thấy khá thụ vị. Nhìn thấy biểu hiện tích cực của chồng, chị Hoa lại càng tưởng mình đã làm đúng cách nên lần sau cứ thế áp dụng.
Khổ một nỗi, chị Hoa không hiểu được rằng, những chuyện tế nhị như vậy cần được áp dụng một cách thật tinh tế. Chị thì ngày nào cũng nói, lại còn nói tỉnh bơ như là điều hiển nhiên khiến chồng chị dần dần thấy khó chịu và bực bội. Hình ảnh về một người vợ ngoan hiền cũng mất đi thay vào đó là một cô vợ bỗ bã, vô duyên, ăn nói thô lỗ.
Kinh nghiệm phòng the cần phải được áp dụng thích hợp (Ảnh minh họa)
Anh Tiến ngập ngừng chia sẻ: "Có thể vợ mình muốn làm mới cuộc "yêu" bởi vì mình biết bình thường cô ấy không phải người như vậy. Gần đây cô ấy tự nhiên nổi hứng như thế. Mình thấy hơi lố bịch. Vợ nói năng bô bô, lại còn nói toàn những từ ngữ rất thô khiến mình mất hứng. Nhiều hôm đang ôm vợ, cô ấy "mở màn" bằng một câu nói thế là tụt cả hứng. Mình cũng định góp ý mấy lần nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu".
"Em ơi, đừng có mặc hở hang"
Chung một nỗi khổ như anh Tiến nhưng cái éo le của anh Phong lại đến từ việc vợ bỗng dưng muốn... sexy.
Lấy nhau gần chục năm trời, anh Tiến cảm thấy rất hài lòng về cuộc hôn nhân của mình. Mặc dù nhiều người cho rằng vợ anh hơi béo nhưng anh không thấy điều đó là việc đáng ngại. Cho tới khi chị đột nhiên thay đổi khiến anh phải thốt lên rằng: "Em ơi đừng ăn mặc hở hang như thế".
Nghe bạn bè rỉ tai, chị Lý vợ anh Tiến đột nhiên thay đổi ngoại hình. Mặc dù béo nhưng chị ăn mặc hở hang, mỏng tang, mát mẻ để "hấp dẫn" chồng. Nhìn cảnh vợ mặc chiếc váy mỏng dính đi đi, lại lại trong nhà mà anh phát ngán. Thân hình chị quá mũm mĩm và nó càng trở nên phản cảm hơn dưới lớp vải trong suốt đó. Chẳng thà chị mặc nguyên quần áo như bình thường anh lại thấy đẹp hơn là những bộ đồ làm lộ khuyến điểm này của chị.
Nhiều hôm, sau bữa cơm tối, anh nhìn thấy vợ tắm xong mặc bộ đồ "mặc như không" mà thấy chối mắt. Y như rằng tối hôm đó anh lại phải vờ bận rộn vì không có hứng thú với chuyện này. Chị Lý thì cảm thấy vô cùng khó chịu và tức tối khi chồng thấy vợ sexy mà vẫn tỉnh bơ. Sau gần một tháng thấy vợ "lượn lờ" quanh nhà với những bộ váy không hợp với vóc dáng. Không còn cách nào khác, dù biết vợ sẽ xấu hổ nhưng anh vẫn phải góp ý với vợ rằng: "Em ơi, đừng hở hang nữa".
Anh Phú còn nhớ như in hôm đầu tiên, giữa đêm khuya khoắt chẳng hiểu vợ anh thăng hoa thế nào mà chị gào rú lên. (Ảnh minh họa)
Hoảng sợ vì vợ... rên la
Câu chuyện của anh Phúc lại là một khía cạnh khác. Mặc dù đã qua khá lâu rồi nhưng anh còn nhớ mãi. Đó là chuyện chăn gối của vợ chồng anh hồi mới cưới.
Anh Phú còn nhớ như in hôm đầu tiên, giữa đêm khuya khoắt, chẳng hiểu vợ anh thăng hoa thế nào mà chị gào rú lên. Ngay lập tức bố mẹ anh đậy đập cửa phòng liên hồi. Ngượng quá anh phải mặc vội quần áo ra chữa "cháy". Mặc dù nhìn vẻ mặt có vẻ như không tin lí do "vợ con ngủ mê" của anh lắm nhưng anh cũng chẳng có cách nào khác cả.
Hỏi vợ, anh mới té ngửa khi biết lí do: "Em đọc trên báo, thấy họ nói rằng "cuộc yêu" sẽ trở nên thú vị hơn nếu có... âm thanh. Vì thế mà em muốn thử". Nghe vợ giải thích anh vừa tức tối vừa buồn cười. Anh không ngờ cô vợ mới cưới của mình lại ngốc như vậy. Anh từ tốn giải thích cho vợ. Anh càng nói thì gương mặt của vợ anh càng đỏ ửng lên vì ngại. Thật may điều ấy chỉ diễn ra một lần nên tình huống khó xử anh cũng không phải đối diện nhiều.
Tình dục là một chuyện đòi hỏi sự tinh tế rất cao. Không phải đơn giản cứ áp dụng một cách máy móc cách công thức mà thành. Điều quan trọng để làm nên thành công trong chuyện chăn gối vợ chồng chính là việc hiểu tâm tư, tình cảm của đối phương. Chỉ đến khi biết những điều đó, có nghĩa là bạn đã sở hữu một bí quyết thành công riêng của mình mà không cần phải học hỏi từ bất cứ ai.
Theo Ngoisao
Tâm tư của người chồng Xưa nay theo lệ thường, chỉ phụ nữ mới hay kêu ca bị chồng bạc đãi, áp bức. Nhưng trong gia đình tôi thì dường như đã có sự "đổi ngôi". ảnh minh họa Hồng, vợ tôi, sinh ra trong gia đình giàu sang, bố vợ tôi là người có quyền chức nên lo được cho con cái việc làm tốt, thu nhập...