Bộ trưởng Hà Hùng Cường dâng hương tại “Thủ đô kháng chiến” Tân Trào
Hôm 22/8 Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào và Khu di tích Bộ Tư pháp tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cùng đi với đoàn, về phía tỉnh Tuyên Quang có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Sáng Vang cùng đại diện các sở, ngành.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang dâng hương tại lán Nà Nưa
Tại Tân Trào, Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Nguyễn Sáng Vang cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương tưởng niệm Bác Hồ cùng các vị tiền bối cách mạng tại lán Nà Nưa, đình Tân Lập, thăm cây đa Tân Trào.
Sau đó, Bộ trưởng và Bí thư cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích Bộ Tư pháp tại xã Minh Thanh.
Video đang HOT
Giây phút thành kính của Bộ trưởng Hà Hùng Cường trước Di tích trụ sở Bộ Tư pháp
Đây là chuyến “về nguồn” thường niên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2012) và mở đầu chuyến công tác của Bộ trưởng cùng một số lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ tại 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ từ 22-25/8.
Nằm trong vùng ATK Tân Trào, xã Minh Thanh là nơi ở và làm việc của nhiều cơ quan Bộ, ngành, Trung ương thời kỳ 1949-1950. Đây cũng là nơi “đóng quân” đầu tiên của Bộ Tư pháp khi rời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Từ tháng 10/1949 đến tháng 9/1950, tại đây Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật, nhằm từng bước hoàn thiện nền tư pháp độc lập, dân chủ.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang dâng hương tại nơi trước Quốc dân Đại hội, Bác Hồ đọc lời thề quyết tâm giành độc lập dân tộc
Trên cơ sở dự án của Bộ Tư pháp, ngày 25/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85-SL về việc cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Đây là Sắc lệnh có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu quá trình đổi mới của ngành Tư pháp Việt Nam.
Theo Thanhnien
Tham quan khu di tích lịch sử Nước Oa Trà My -Quảng Nam
Khu di tích Nước Oa thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, nằm trong vùng núi cách thị trấn Trà My 8km về phía Tây Nam. Đây là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ - cứu nước (1960 - 1973).
Căn cứ địa Nước Oa là một vùng rừng núi, ở phía trước, hai con sông Trường và sông Nước Oa tạo nên triền đất bãi bồi quanh co kéo dài và liên kết các thung lũng lớn nhỏ, cao thấp bên trong. Nơi đây thuận lợi cho việc tiến thoái, ẩn trú, cất giấu vũ khí, xuất quân ém quân và di chuyển, khai thác nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc men tại chỗ để tồn tại lúc ngặt nghèo. Chính vì vậy, Khu ủy Khu V quyết định chọn nơi này làm căn cứ địa trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1973 tại khu căn cứ đã diễn ra nhiều cuộc họp bí mật quan trọng và tập huấn cán bộ, lãnh đạo các tỉnh khu V sau khi kí hiệp định Paris để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mỹ - Ngụy giải phóng miền Nam. Khu di tích này có đến 4 tiểu khu di tích tập trung gồm khu tưởng niệm An ninh khu V, bia tưởng niệm Dân y khu V, Khu tưởng niệm Nông dân khu V và khu di tích lịch sử Nước Oa.
Khu di tích nằm lọt giữa núi rừng Trà My mờ ảo. Cảnh vật trong khu di tích sẽ làm cho du khách thấy thực sự thích thú. Khu di tích tọa lạc trên một ngọn đồi um tùm cây cối một bên là những đồng lúa, một bên là rừng và ao cá. Cả khu di tích như tựa lưng, nép vào núi rừng Trà My. Một ngôi nhà gỗ nhỏ trưng bày những hiện vật còn lại, lưu giữ những chứng cứ về một giai đoạn đoạn đấu tranh của các chiến sĩ khu V. Những con đường lát đá hộc dọc khắp khu di tích phủ đầy rêu xanh và cứ nhỏ dần về hướng rừng, ao cá. Tất cả đều tạo nên một nét rất riêng cho khu di tích. Hiện nay ở đây còn giữ được các di tích, di vật quý như: 2 ngôi nhà gỗ của các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân, Võ Thứ.
Con đường dẫn vào khu di tích lịch sử Nước Oa chỉ dài chưa tới 3km bắt đầu từ Khu bảo tàng khu V tại Trà Tân, có vài đoạn đường khá xấu nhưng hầu hết đã được trải nhựa rất thuận tiện cho việc tham quan của du khách. Tuy nhiên vào mùa mưa hay có hiện tượng sạt lỡ nên một số đoạn đường bị hư hỏng và đang được sửa chửa. Nhà trưng bày truyền thống đã có điện và được chăm sóc cẩn thận hơn. Tuy nhiên do ít có khách tham quan nên khu di tích rất vắng vẻ và vài nơi đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được sửa chữa và tôn tạo. Người trông coi cũng không có mặt thường xuyên tại di tích và rất khó liên lạc được. Căn hầm bí mật dài 3km năm xưa giờ chỉ còn một đoạn ngắn thông ra ao cá nằm sau khu căn cứ. Đường hầm nhỏ, ẩm mốc và tối.
Khu di tích Nước Oa được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia ngày 04 tháng 8 năm 1992, theo Quyết định số 983/VH-QG của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Vào dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2-9 năm 1996 khu di tích Nước Oa được tôn tạo lại một số hạng mục: tường rào và nhà làm việc, nhà trưng bày hiện vật.
Theo VNN
17 giáo sư ở Bangladesh bị kiện vì bôi nhọ lịch sử Một tòa án tối cao ở Bangladesh đã yêu cầu cảnh sát khởi kiện 17 giáo sư vì cáo buộc đã bóp méo cuộc kháng chiến của nước này cũng như bôi nhọ hình tượng thủ lĩnh trong một cuốn sách giảng dạy. Tòa án tối cao Bangladesh (Nguồn: Internet)Công tố viên M.K. Rahman: "Cuốn sách do những giáo sư đó viết đã...