Bộ trưởng gửi thư khen thầy giáo “vào rẫy để lấy em về”
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa gửi thư khen thầy giáo Ninh Văn Dậu Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa, Gia Lai).
Trong bức thư, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thông qua báo chí, được biết thầy Dậu đã có một việc làm đáng trân trọng, thu phục học sinh Ksor Gôl trở lại trường.
“Bằng tấm lòng thương yêu học trò, thầy đã làm được một việc mà không phải ai cũng làm được, nhiều lần đến nhà thuyết phục và vượt hàng chục ki-lô-mét đường rừng để vào trong rẫy đưa được một học sinh nghèo, phải nghỉ học trở lại trường trong vòng tay yêu thương của các thầy cô, bè bạn” bức thư viết.
“Tôi được biết, thầy còn là một nhà giáo tâm huyết với nghề, đã giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học trở lại trường, điển hình là học trò Ksor Gôl, và cách đây hơn 4 năm thầy cũng đã thuyết phục được học trò Lép là người Ja Rai, nhà ở xã La Derh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đến trường, nay học trò Lép đã là giáo viên tiểu học, đồng nghiệp với thầy”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao tấm lòng cao đẹp, nhân ái của thầy Ninh Văn Dậu trong việc không ngại khó khăn, gian khổ đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp trồng người, với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”.
“Việc làm của thầy chắc chắn sẽ lan tỏa trong toàn ngành và toàn xã hội, tạo ra nhiều cảm hứng, niềm tin yêu trong học sinh, sinh viên và những động lực mới trong dạy học cho các thầy, cô giáo trong cả nước” Bộ trưởng Nhạ viết.
Bộ trưởng Nhạ gửi lời khen ngợi về việc làm có ý nghĩa nói trên của thầy Dậu và mong muốn thầy cũng như các thầy, cô giáo trong toàn ngành tiếp tục có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực hơn nữa, góp phần vào thành công chung của ngành giáo dục.
Thầy Ninh Văn Dậu (bên phải) cùng thầy hiệu trưởng lên tận rẫy thuyết phục Gôl trở lại trường.
Trước đó, câu chuyện về những nỗ lực của thầy Dậu trong việc thuyết phục học trò quay trở lại trường đã được báo chí biết đến qua những chia sẻ rất cảm động của thầy.
Theo đó, do hoàn cảnh khó khăn nên Gôl đã bỏ học để phụ giúp gia đình. Rất tiếc nuối và thương học trò, thầy Dậu đã nhiều lần vượt đường rừng gần 20km để lên rẫy thuyết phục em tiếp tục theo đuổi con chữ.
Trước khi thuyết phục được Gôl, thầy đã 3 lần lên rẫy trò chuyệ nhưng vẫn không làm cậu học trò thay đổi ý định.
Video đang HOT
Tuy vậy, trong những dòng chia sẻ của mình, thầy Dậu vẫn một mực tin và quyết tâm sẽ “lấy” được học trò trở về. Ngày 8/3, thầy giáo Ninh Văn Dậu cùng thầy hiệu trưởng Trần Văn Thế một lần nữa lại lên rẫy thuyết phục Ksor Gôl quay trở lại lớp học. Rất may mắn, chuyến đi này của hai thầy và một số học trò đã thuyết phục thành công Ksor Gôl quay trở lại trường.
Thầy Ninh Văn Dậu sinh năm 1981, quê ở Yên Mô, Ninh Bình, tốt nghiệp Trường ĐH Quy Nhơn năm 2005 sau đó tình nguyện vào Gia Lai làm thầy giáo.
Theo thầy hiệu trưởng Trần Văn Thế, hoàn cảnh gia đình thầy Dậu khá khó khăn. Thầy Dậu là con cả trong gia đình có 4 anh chị em, mẹ lại đang bị ung thư. Hiện thầy Dậu vẫn sống trong khu tập thể của trường.
“Mặc dù vậy, với tấm lòng người giáo viên, thầy ấy vẫn nhận 4 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi, để giúp các em hoàn thành ước mơ học tập” thầy Thế cho hay.
(Theo Vietnamnet)
'2017 là năm tăng cường kỷ cương giáo dục'
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định như vậy khi đề cập những vấn đề cần giải quyết trong năm 2017.
Năm 2016 khép lại với một số kết quả của ngành giáo dục trong quá trình triển khai đổi mới căn bản và toàn diện. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề còn gây bức xúc dư luận.
Chia sẻ dịp đầu năm mới 2017, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ngành giáo dục còn nhiều việc phải làm để lấy lại lòng tin của xã hội.
Nhiều tồn tại cần được giải quyết
- Trên cương vị người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo, bộ trưởng đánh giá thế nào về kết quả nổi bật trong năm qua?
- Năm 2016, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và là năm đầu tiên đưa nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống.
Nhiều quyết sách, chính sách giáo dục có tác động tích cực, góp phần làm thay đổi suy nghĩ, cách thức quản lý và hoạt động của cả hệ thống.
Ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam là điểm nhấn quan trọng hàng đầu trong năm. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tạo điều kiện để quy hoạch đồng bộ lại mạng lưới cơ sở giáo dục.
Trong năm, ngành giáo dục cũng nhìn lại những quy chế, quy định còn hạn chế để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện. Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở hoàn thiện Thông tư 30 được ban hành, góp phần làm giảm áp lực, tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh tiểu học.
Quy chế đào tạo tiến sĩ hay Nghị định quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đang trong quá trình hoàn thiện với nhiều điểm mới hứa hẹn sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng đào tạo.
Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng GD&ĐT, ông Phùng Xuân Nhạ đã có chia sẻ bên hành lang Quốc hội. Ông tâm niệm chỉ khi nào xã hội có niềm tin vào giáo dục mới thắng lợi, chưa có niềm tin thì vẫn thất bại. Đồ họa: Tuấn Dũng.
Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng cơ bản khắc phục được những hạn chế của kỳ thi năm 2015. Quy chế thi và quy chế tuyển sinh được công bố sớm hơn mọi năm giúp các địa phương, nhà trường đủ thời gian chuẩn bị.
Năm 2016, 8 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đều mang về huy chương vàng, trong đó có huy chương vàng môn Sinh học chúng ta phải chờ đợi 15 năm qua.
Cũng trong năm, Việt Nam tổ chức thành công kỳ thi Olympic quốc tế Sinh học lần thứ 27 với sự tham gia của hơn 250 học sinh đến từ 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Những ngày cuối cùng của năm, chúng ta đón nhận một tin vui nữa khi theo kết quả PISA 2015, Việt Nam xếp thứ 8 về lĩnh vực khoa học trên tổng số 72 quốc gia tham gia đánh giá.
- Bên cạnh thành tích, nhiều vấn đề của ngành giáo dục còn gây bức xúc trong dư luận. Bộ trưởng nhìn nhận thế nào về những yếu kém của ngành?
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục cũng thẳng thắn nhìn nhận những việc còn hạn chế, chưa làm được.
Xây dựng và thực hiện chính sách về giáo dục và đào tạo cần đề cao tính thực tiễn và hiệu quả thực sự trong quá trình triển khai. Mặc dù trước khi xây dựng chính sách đều có nghiên cứu, khảo sát, thực tế cho thấy đâu đó vẫn còn những điểm chưa phù hợp, khó triển khai trong thực tiễn.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập, cơ cấu chưa hợp lý, trình độ không đồng đều. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.
Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa thật hiệu quả, chưa sát với nhu cầu sử dụng.
Nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của ngành. Cơ sở vật chất trường, lớp học thiếu thốn. Ở một số địa phương, nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Công tác xã hội hóa trong đầu tư cho giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục đại học, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục đại học không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt.
Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.
Siết chặt kiểm định chất lượng giáo dục đại học
- Năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề gì, thưa ông?
- Tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản được đặt ra cho năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo, năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Đối với bậc học mầm non, bộ tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bậc học phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng...
Riêng với giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm 2017, ngành tập trung rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn, tiêu chuẩn ban hành, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn.
Hiện nay, ngành cũng đang triển khai tái cơ cấu các trường sư phạm theo hướng giảm bớt số lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Chúng tôi cũng tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015, lộ trình 2020. Đồng thời, ngành mở rộng thu hút các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước như các nguồn ODA, chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài, các nguồn xã hội hóa... để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng, từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp nhu cầu nhân lực của đất nước.
Theo Vân Anh (ghi) (Zing)
Bộ trưởng Nhạ, GS Châu bàn chuyện thu hút nhân tài Cuộc bàn tròn giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ với GS Ngô Bảo Châu và các khách mời về chủ đề thu hút, sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài đã gợi mở nhiều cách nhìn mới cho vấn đề được nhắc tới từ lâu. Mở đầu buổi thảo luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhìn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 29/4: H'Hen Niê lộ vòng hai lùm lùm giữa tin đồn mang thai
Sao việt
14:00:19 29/04/2025
Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk
Thế giới
13:51:39 29/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Đại biết Nguyên thích An
Phim việt
13:50:02 29/04/2025
MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc
Netizen
13:35:33 29/04/2025
Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV
Thế giới số
13:12:42 29/04/2025
Căng: Lee Seung Gi tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhà vợ lừa đảo, tù tội
Sao châu á
13:08:40 29/04/2025
Đến TP.HCM xem diễu binh, nhớ thưởng thức những món đặc sản này
Ẩm thực
13:05:57 29/04/2025
Khi "cỗ máy kiếm tiền" 3 tuổi bật khóc trên mạng xã hội
Lạ vui
13:04:17 29/04/2025
Căn nhà 18 năm được "lột xác" bởi mẹ 40 tuổi: Không cần mua mới, chỉ cần cải tạo là đủ để tìm lại chính mình
Sáng tạo
13:02:01 29/04/2025
Nam nghệ sĩ U60 khiến một MC đình đám VTV xấu hổ vì điều này
Tv show
12:46:53 29/04/2025