Bộ trưởng GTVT giải đáp những băn khoăn về sân bay Long Thành
Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất? Xem xét khả năng cải tạo sân bay Biên Hòa? Khả năng kết nối, chia sẻ khách với sân bay Cần Thơ, Liên Khương, Cam Ranh? – Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định đây là những câu hỏi xác đáng và lần lượt giải đáp…
Báo cáo giải trình bổ sung về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành của Chính phủ đã trả lời nhiều câu hỏi đặt ra của cơ quan thẩm tra (UB Kinh tế của Quốc hội).
Trước hết, trình bày về sự cần thiết đầu tư làm sân bay này, Bộ GTVT nêu hàng loạt con số về hiện trạng sân bay Tân Sơn Nhất. Đây hiện là sân bay dùng chung giữa quân sự và dân dụng, diện tích khai thác bay dân dụng chỉ có 590ha. Phần diện tích 517ha do quốc phòng quản lý, trong đó có 160ha sử dụng làm sân golf, có hình tam giác, nếu mở rộng cũng không đủ kích thước để xây thêm một đường cất hạ cánh.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 2 đường cất hạ cánh song song cấu hình đóng, khoảng cách giữa tim 2 đường là 365m, không đạt khoảng cách tối thiểu (1.035m) theo tiêu chuẩn của ICAO để máy bay có thể cất, hạ cánh song song cùng lúc.
Vẫn có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại nhận định sân bay Tân Sơn Nhất sắp quá tải và không thể mở rộng.
2 nhà ga hành khách quốc nội và quốc tế tại sân bay này có tổng công suất thiết kế phục vụ tối đa 25 triệu hành khách/năm. Trong khi số liệu thống kê cho thấy sản lượng vận chuyển của sân bay này có xu hướng tăng mạnh và ổn định qua các năm. Trong 9 tháng đầu năm nay, lượng khách đã đạt 16,5 triệu, tăng 11% so với cùng kỳ 2013.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ 11,5%/năm thì sân bay này sẽ đạt hết công suất 25 triệu khách/năm vào 2016 và trở nên quá tải vào các năm sau đó. Cụ thể, Bộ GTVT tính toán, dự báo, năm 2015, sân bay này sẽ đón 22,1 triệu khách và 2020 lượng khách sẽ vượt xa công suất thiết kế với mức 30,3 triệu người. Năm 2025, con số dự tính là 40,4 triệu khách.
Khi quá tải, Tân Sơn Nhất sẽ không gánh được áp lực dồn lên cơ sở hạ tầng, cả về công suất khai thác của đường cất hạ cánh, vùng trời tiếp cận cất hạ cánh, sân đậu máy bay, nhà ga hành khách, hạ tầng giao thông tiếp cận…
Video đang HOT
Trả lời thêm câu hỏi về khả năng cải tạo, mở rộng Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trước hết xác nhận, đó là cách đặt vấn đề nghiêm túc, chính đáng cần được giải đáp thỏa đáng. Theo đó, mở rộng sân bay này cũng là một phương án được Bộ GTVT xem xét kỹ, trong thời gian dài, cả ở khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật và các tiêu chuẩn an toàn hàng không.
Để mở rộng đường cất hạ cánh, nhà nước phải giải tỏa, di dời, đền bù 140.000 hộ dân, làm xáo trộn cuộc sống của hơn nửa triệu người, đó là một áp lực dân sinh khổng lồ. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 9,1 tỷ USD, cao hơn cả kinh phí khái toán đầu tư làm sân bay Long Thành giai đoạn I.
Một vấn đề khác phải cân nhắc, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng là việc mở rộng một sân bay cũ sẽ rất khó để đồng bộ về thiết bị hiện đại, tiếp tục gây lãng phí, chưa kể một sân bay lớn nằm giữa trung tâm thành phố lớn, dân cư đông đúc, công trình dân dụng có chiều cao vây quanh, là điều rất mạo hiểm về đảm bảo an toàn hàng không cũng như tính mạng, chất lượng sống của hàng chục vạn người dân bị ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn…
Với gợi ý chọn sân bay quân sự Biên Hòa để mở rộng vì địa điểm gần TPHCM hơn Long Thành, đã có một số hạng mục hạ tầng có sẵn, có thể khai thác, Bộ trưởng Thăng giải đáp, trước hết đây là sân bay quân sự chiến lược trong việc đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia. Giả sử muốn chuyển đổi sang khai thác dân dụng, ngoài việc phải chi ra 7,5 tỉ USD và phải giải tỏa 6.000 hộ dân để làm lại từ đầu và hơn nữa phải xây dựng mới hoàn toàn cơ sở hạ tầng cảng hàng không để khai thác dân dụng thì mặt bằng hiện tại của sân bay này cũng không đủ cho một cảng hàng không quốc tế lớn, lại là nơi bị nhiễm độc điôxin ở mức rất cao.
Về khả năng chia sẻ hành khách cho Tân Sơn Nhất khi quá tải của các cảng hàng không Cần Thơ, Liên Khương và Cam Ranh, báo cáo giải trình do Bộ GTVT xây dựng viết, các sân bay này đã được phát triển theo đúng quy hoạch là để phục vụ cho các thị trường hàng không riêng biệt.
Cơ quan chuẩn bị dự án lập luận, khách đi tàu bay là đối tượng chọn điểm đến chứ không phải là sân bay quyết định điểm đến nên việc thu hút khách không chỉ do ngành hàng không quyết định mà còn phụ thộc vào sự phát triển KT-XH của địa phương liên quan (hoàn toàn do thị trường quyết định). Do vậy, việc chia sẻ lượng khách của các cảng hàng không này với sân bay quốc tế là không đáng kể.
Báo cáo chốt lại, với thời gian thực hiện dự án xây dựng sân bay mới tại Long Thành dự kiến 10 năm từ lúc phê duyệt chủ trương đầu tư cho đến khi hoàn thành giai đoạn 1 (năm 2025) để có thể bắt đầu khai thác thì việc lập dự án vào thời điểm này là cần thiết.
P.Thảo
Theo Dantri
Phó Thủ tướng: Không xây sân bay Long Thành sẽ mất lợi thế cạnh tranh
"Dù quá tải nhưng để mở rộng cảnh hàng không ở những địa điểm cũ rất khó khăn. Trong khi đó nhiều nơi ở khu vực đã làm cảng hàng không hiện đại, nếu Việt Nam không làm thì không cạnh tranh được, dẫn đến mất lợi thế", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Bên hành lang Quốc hội ngày 27/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã trao đổi với báo chí những vấn đề liên quan đến nguồn vốn đầu tư xây dựng sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cơ hội mở rộng sân bay cũ rất khó khăn
Để đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, tại sao Chính phủ không tính tới giải pháp ít tốn kém hơn như việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất mà lại phải bỏ số tiến rất lớn ra để xây sân bay Long Thành, thưa ông?
Định hướng lâu dài cần thiết phải làm sân bay Long Thành để đáp ứng nhu cầu phát triển. Bởi hiện nay, lưu lượng qua các cảng hàng không đã quá tải, trong khi đó, cơ hội mở rộng làm hiện đại ở những địa điểm cũ rất khó khăn. Hơn nữa, trong khu vực chúng ta rất nhiều nơi đã làm cảng hàng không hiện đại, nếu Việt Nam không làm thì không cạnh tranh được, dẫn đến mất lợi thế.
Còn vốn đầu tư dự án đúng là thực sự lớn nên ngân sách chỉ đảm nhận một phần. Vì vậy, phải tính với chủ trương huy động nhiều nguồn khác nhau. Tất nhiên khi dùng ngân sách thì phải tính toán cụ thể hiệu quả thế nào, an ninh tài chính quốc gia ra sao, an ninh nợ công ra làm sao.
Nhưng trong thời điểm hiện nay, khi nợ công đang rất lớn, việc tính làm dự án "khủng" như vậy khiến đại biểu, cử tri rất lo ngại?
Trong bối cảnh tài chính như hiện nay, lo ngại của đại biểu là có lý. Thế nhưng ở đây chúng ta tính bài toán lâu dài, làm sao hiệu quả nhất. Vay về để đầu tư, quan trọng nhất là làm ăn hiệu quả, trả được nợ. Nợ công trên GDP chỉ là một chỉ tiêu rất quan trọng nhưng chưa phải là quan trọng nhất. Có những nước nợ công đến 100% GDP nhưng vẫn "khỏe mạnh", an toàn, không có vấn đề gì. Nhưng có những nước chỉ vay 20-30% nhưng vẫn vỡ nợ vì không trả được. Đi vay có trả được nợ hay không mới là chỉ tiêu quan trọng. Như trong một gia đình nếu đi vay, làm ăn tốt, trả được nợ thì phát triển. Còn nếu đi vay, không trả được nợ thì vỡ nợ thôi.
Đa số đại biểu cho rằng về chủ trương xây dựng sân bay là đúng nhưng chưa cấp thiết vì nguồn vốn đầu tư sân bay Long Thành rất lớn?
Cái đó thể hiện trách nhiệm của đại biểu. Còn Chính phủ phải làm rõ những vấn đề mà đại biểu lo ngại để Quốc hội cân nhắc, quyết định, sao cho đạt được lợi ích của Quốc gia. Người làm cũng phải tính những vấn đề ấy chứ đâu phải làm tới đi mà được.
Nhiều đại biểu cũng thực sự băn khoăn hiệu quả của sân bay Long Thành so với số tiền chúng ta sẽ bỏ ra?
Đương nhiên khi đưa ra chủ trương thì phải có bài toán tổng thể, nhưng nó chưa hoàn toàn đầy đủ mà chỉ sơ bộ về định hướng. Sau này quyết định phê duyệt có làm hay không thì còn rất nhiều yếu tố.
Việc doanh nghiệp đi vay vốn dưới sự bảo lãnh của Chính phủ để làm sân bay Long Thành, khiến nhiều người lo ngại nếu sau này doanh nghiệp không trả được nợ thì cuối cùng nhà nước vẫn phải trả?
Tôi đã nói đó chỉ là một yếu tố để mình xem xét. Điều này còn phụ thuộc nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư nước ngoài vào thì có khi Chính phủ không cần phải bảo lãnh.
Thực tế, nhiều dự án đã bị đội vốn rất lớn so với dự kiến ban đầu, với dự án như sân bay Long Thành, Chính phủ có tính đến điều này hay không?
Mọi thứ bây giờ mới chỉ là chủ trương, khái toán, chưa tính cụ thể. Do vậy, lúc nào đi vào cụ thể mới tính chính xác được.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong ghi
Theo Dantri
Bắt sát thủ 20 tuổi gây chấn động tỉnh Tiền Giang Thượng tá Lê Văn Kiệm Phó Trưởng công an thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thông tin, hung thủ Nguyễn Hoài Nam (SN 1994, trú ấp Long Thạnh, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) giết hại 3 người để cướp tài sản trong khoảng thời gian 40 ngày đã bị bắt ngày 26-10. Và theo nhận định của...