Bộ trưởng GTVT: Điều tiết vốn bảo trì quốc lộ phải minh bạch
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu đánh giá đúng thực trạng và điều tiết vốn bảo trì quốc lộ phải minh bạch…
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại cuộc họp
Ngày 3/1, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp xây dựng Đề án xác định nhu cầu vốn quản lý, bảo trì quốc lộ đến năm 2030.
Sau khi nghe kiến nghị của Tổng cục Đường bộ VN, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (đơn vị xây dựng dự thảo) để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí bảo trì hệ thống quốc lộ, Bộ trưởng cho rằng ngoài nguồn vốn, cần có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để nâng hiệu quả bảo trì. Vì vậy, nội dung đề án phải đề cập toàn diện thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp để đổi mới hiệu quả công tác bảo trì hệ thống quốc lộ.
“Bảo trì hiệu quả sẽ giúp giữ gìn tốt tài sản kết cấu hạ tầng hệ thống quốc lộ, phục vụ nhân dân đi lại thuận lợi, bảo đảm ATGT. Đề án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với ngành GTVT, vì vậy, nội dung cần phản ánh đúng thực tế ở từng khu vực, vùng miền, những hạn chế trong công tác bảo trì hiện nay và các giải pháp từ tổ chức quản lý đến nhu cầu vốn, giải pháp để tạo nguồn, ứng dụng công nghệ trong bảo trì”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Công nhân bảo trì một tuyến quốc lộ phía Nam
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho biết, hệ thống quốc lộ hiện nay đa phần là đường bê tông nhựa; Tuy nhiên, cũng có nhiều tuyến mới chỉ láng nhựa nên thường xuyên xuống cấp. Vì vậy, bảo trì quốc lộ trong những năm tới cần tính đến việc nâng chất lượng các tuyến có kết cấu kém.
“Đáng ra các tuyến quốc lộ đều phải được thảm bê tông nhựa, nhưng do không đủ vốn nên chỉ láng nhựa. Nếu bảo trì chỉ dừng lại ở cấp độ theo tiêu chuẩn trước đây, những con đường đó sẽ mãi chỉ “vá víu”, chất lượng kém, người dân đi lại khổ sở. Phải tính đến việc nâng cấp, thảm bằng bê tông nhựa các tuyến đường này”, Bộ trưởng nêu vấn đề và cho rằng, cơ chế, chính sách trong quản lý, điều tiết vốn bảo trì hệ thống quốc lộ phải minh bạch, khách quan, cũng như có các giải pháp để tăng nguồn vốn dành cho bảo trì, sử dụng vốn hiệu quả nhất
Trước đó, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT Nguyễn Thanh Phong cho biết, hệ thống quốc lộ hiện có hơn 24.000km, trong đó 66% đã quá hạn sửa chữa định kỳ. Do nguồn vốn hiện chỉ đáp ứng được hơn 34,8% nhu cầu thực tế nên công tác bảo trì chưa thực hiện được đầy đủ theo tiêu chuẩn và định mức kinh tế – kỹ thuật. Dự tính đến năm 2030 cần hơn 234.000 tỷ đồng để phục vụ cho công tác bảo trì hệ thống quốc lộ theo tiêu chuẩn.
Tuy vậy, nhiều ý kiến tại cuộc họp cho rằng, nội dung dự thảo chưa phản ánh hết thực trạng, toàn diện và giải pháp về vốn, nâng hiệu quả hoạt động bảo trì trong giai đoạn đến 2030.
Theo Baogiaothong
Đẩy nhanh các dự án trọng điểm kết nối Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL
Cần có tuyến đường sắt kết nối Cần Thơ và các tỉnh lân cận, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án như cầu Vàm Cống, Trung Lương - Mỹ Thuận......
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh vai trò của Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL
Chiều 12/12, đoàn công tác Bộ GTVT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Cần Thơ. Bí thư Thành uỷ TP. Cần Thơ Trần Quốc Trung và Chủ tịch TP. Cần Thơ Võ Thành Thống đã tham dự buổi làm việc.
Ông Lê Tiến Dũng, đại diện Sở GTVT Thành phố Cần Thơ cho biết: Hiện nay địa phương đang thi công các dự án quan trọng như cầu Quang Trung, cầu và đường Trần Hoàng Na, đường nối Quốc lộ 91 - Đường tỉnh 918, đường Quang Trung - Cái Cui... Đồng thời triển khai các dự án nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh và kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP các dự án đường nối Quốc lộ 91 với đường Nam Sông Hậu, cầu Tây Đô, nâng cấp mở rộng các Đường tỉnh 918, Đường tỉnh 921, Đường tỉnh 923. Triển khai xã hội hóa đầu tư xây dựng theo quy hoạch các bến tàu, bến xe khách, các bãi đỗ xe công cộng...
Tuy nhiên địa phương cũng có các kiến nghị về các dự án lớn đang triển khai và kết nối với địa phương hiện nay như: Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sớm triển khai thi công dự án vào năm 2019 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2021 theo kế hoạch đã đề ra để đảm bảo kết nối đồng bộ toàn tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ.
Các dự án cầu Vàm Cống và tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi: theo kế hoạch dự kiến của Bộ Giao thông vận tải, dự án cầu Vàm Cống sẽ hoàn thành đưa vào khai thác đầu năm 2019 và dự án tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2020. Địa phương kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo hoàn thành đưa vào khai thác theo kế hoạch như trên. Đặc biệt là việc sớm thống nhất, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến đường sắt Tp.HCm đi Cần Thơ. Vì hiện nay Cần Thơ là một trong những Thành phố trực thuộc Trung Ương nhưng lại không có đường sắt. Trong khi đó năng lựckhai thác của đường bộ dường như đã quá tải.
Ông Lê Tiến Dũng, phó giám đốc Sở GTVT Cần Thơ báo cáo công tác đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn
Để phát triển đồng bộ, UBND Tp.Cần Thơ cũng đã có các đề xuất như: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 đoạn Km0-Km7 nhằm tháo gỡ nút thắt tại cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm thành phố Cần Thơ và kết nối đi các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp. Và xem xét vị trí trạm thu phí T2 của công trình Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 theo hình thức BOT.
Địa phương này cũng kiến nghị Bộ chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sớm thực hiện phương án hợp nhất tại Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ. Và sớm chấp thuận mở tuyến và bổ sung tuyến tàu cao tốc từ thành phố Cần Thơ đi Côn Đảo vào danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo theo quy định
Đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ: Trong 11 tháng đầu năm 2018, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ diễn biến phức tạp và gia tăng các con số. Qua phân tích cho thấy các vụ tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu trên các tuyến quốc lộ. Đánh giá nguyên nhân ban đầu là do ảnh hưởng thời tiết thường xuyên mưa, bảo đã làm cho kết cấu hạ tầng giao thông một số tuyến đường xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà như (Quốc lộ Nam Sông hậu, Quốc lộ 80)...Một số tuyến đường mặt đường hẹp (chỉ có 11m), nên không lắp dãy phân cách để phân chiều làn đường (Quốc lộ 91; Quốc lộ 80), không có đèn chiếu sáng (Quốc lộ 91B và tuyến tránhThốt Nốt). Để kịp thời đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố Cần Thơ, kiến nghị Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ IV, khẩn trương chỉ đạo xử lý các vị trí trên Quóc lộ 1, Quốc lộ 61C, Quốc lộ 91....
Sau khi lắng nghe ý kiến của địa phương, và đại diện lãnh đạo các bên liên quan như Tổng cục Đường bộ, Vụ kế hoạch đầu tư, Cục Hàng Hải....Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã nhấn mạnh vai trò của Thành phố Cần Thơ hiện nay với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặc biệt là nhu cầu về giao thông rất lớn, nhưng nguồn lực lại đang hữu hạn.
"Qua các kiến nghị của địa phương, Bộ sẽ giao các đơn vị có liên quan xem xét và xử lý. Chúng tôi cũng đã quan sát, các dự án về giao thông trên địa bàn tỉnh luôn được lãnh đạo địa phương, quan tâm, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng nhanh chóng. Đảm bảo được tiến độ, chất lượng, dùng ngân sách địa phương hoàn chỉnh mạng lưới giao thông."
"Tuy nhiên điều mà chúng tôi hết sức quan tâm khi Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương nhưng vẫn chưa có đường sắt kết nối. Đây là một hạn chế nhiều năm nay của địa phương. Trong tương lai khi chúng ta hình thành được tuyến này, đây sẽ là điểm kết nối quan trọng cho Cần Thơ nói riêng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch, và làm việc với các nhà đầu tư, vì đầu tư đường sắt cần rất nhiều vốn. Đặc biệt là làm việc với Tp.HCM để tìm cơ chế, tìm các để xuất để hoàn thành dự án này".
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nêu ra hàng loạt các hạn chế như: "Nhìn tổng thể hiện nay, Tp.Cần Thơ vẫn còn rất nhiều bất cập như ngập úng, kẹt xe... Hệ thống giao thông chỉ có một số tuyến đường chính, còn giao thông liên kết vùng vẫn đang yếu kém. Cảng biển vẫn chưa khai thác hết năng suất, sân bay thì hạn chế, đường thủy nội địa vẫn chưa phát triển tương xứng, đường sắt chưa có...Trong khi đó đường bộ thì xuống cấp, hư hỏng, ngập úng, ùn tắc. Trong tương lai, chúng ta phải nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Tp. Cần Thơ kết nối đi Campuchia, cảng Trần Đề ( Sóc Trăng). Xây dựng các cụm công nghiệp lớn, xung quanh các dự án này để lôi kéo người dân đến sinh sống và phát triển.
Hiện Chính phủ đã đồng ý cho Bộ GTVT bổ sung phụ lục hợp đồng của dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Phần còn lại của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận cũng đã được Chính phủ huy động vốn. Hai dự án này đều được Thủ tướng ủng hộ tối đa. Riêng với dự án Cầu Mỹ Thuận 2 đã được phê duyệt và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trong tương lai, khi cầu Vàm Cống kết nối với cầu Cao Lãnh và Tuyến nối. Đây là một thuận lợi và là một lợi thế về hệ thống kết nối giao thông từ Tp.Cần Thơ lên Tp.HCM nói riêng. Cũng như việc hoàn thiện kết nối, liên kết vùng của Cần Thơ với các địa phương lân cận.
MỸ LỆ
Theo Giaothongvantai
Bị phê bình để "cao tốc 34.000 tỷ" Đà Nẵng - Quảng Ngãi chi chít ổ gà, VEC nói gì? Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã phê bình Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đồng thời chỉ đạo tạm dừng thu phí cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi từ ngày 12.10 và yêu cầu khẩn trương sửa chữa hư hỏng. Bị Bộ trưởng phê bình chậm trễ xử lý hư hỏng mặt đường...