Bộ trưởng Giao thông hé lộ nhiều dự án quan trọng
Dự án cao tốc Bắc Nam có thể được làm theo hình thức PPP, nhưng nếu không có gói đặc biệt thì rất khó để thực hiện.
Bộ trưởng Giao thông hé lộ nhiều dự án quan trọng
Đó là thông tin được ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đưa ra tại Họp trực tuyến Chính phủ ngày 1/7.
Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tình hình cung khó khăn nhưng Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành đúng và vượt tiến độ 24 dự án, chuẩn bị đủ điều kiện khởi công thêm nhiều dự án.
Theo đó, tất cả nguồn vốn khởi công dự án thì Bộ Giao thông chuẩn bị 90%, đem lại hiệu quả tốt cho phát triển kinh tế nhiều địa phương.
Đối với các dự án dự kiến triển khai thời gian tới, Bộ trưởng cho biết theo chỉ đạo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thì ưu tiên cho dự án Bắc Nam, mà cụ thể là tuyến cao tốc Bắc Nam, có thể sẽ làm theo hình thức PPP.
nhiên, Bộ trưởng lưu ý rằng nếu không có gói đặc biệt, thì nhiệm kỳ tới rất khó khăn cho phát triển giao thông.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ngành giao thông đang tập trung cơ cấu lại hình thức vận tải, cơ cấu lại đầu tư trong các hình thức này.
Thực tế là trong 5 năm qua, đầu tư giao thông đường bộ quá lớn, mặc dù hàng hải và đường thủy có sự tăng trưởng nhưng đường thủy nội địa rất thấp, đặc biệt là khu vực phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Do đó, Bộ trưởng cho rằng cần quan tâm hơn, tập trung tăng cường cơ sở hạ tầng cho đường thủy, vì đường thủy miền tây đóng góp 70 – 75% năng lực vận tải của những địa phương này.
Ngoài ra, một dự án nữa cũng được Bộ trưởng nhắc đến, đó là có ba tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Lào Cai đều đề xuất đường sắt tốc độ cao kết nối 3 tỉnh.
Riêng Hải Phòng, với bài học từ sân bay Cát Bi tự ứng để làm hạ tầng sân bay Cát Bi, trước khi Bộ Giao thông thu xếp vốn, nên hiện nay Hải Phòng cũng tiếp tục đề xuất làm dự án đường sắt theo hình thức như vậy.
“Thời gian tới, tập trung ưu tiên kết nối Bắc Nam, do nguồn vốn ít ỏi tập trung phương thức kết nối vận tải” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng thời, trước đề xuất của nhiều địa phương liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị với nguồn lực hạn chế hiện nay, sẽ ghi nhận tổng hợp tổng thể và sau đó báo cáo Thủ tướng để có quyết định.
Theo Infonet
Bộ trưởng Giao thông: Không lùi tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa yêu cầu Tổng thầu EPC Trung Quốc, các nhà thầu tập trung thi công, mục tiêu là đến 31/12 năm nay hoàn thành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Sáng 13/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đã kiểm tra hiện trường và kiểm điểm tình hình thực hiện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, hiện khối lượng xây lắp của toàn dự án đạt 74%, trong đó hoàn thành toàn bộ 419 trụ cầu khu gian, 112 xã mũ; hoàn thành toàn bộ công tác đúc dầm và lao lắp được 774/806 phiến dầm. 10 trong số 12 nhà ga cơ bản hoàn thành đến tầng ke ga và lắp đặt dàn mái thép, xây dựng trang trí nội thất.
Trung tuần tháng 8, nhà thầu sẽ lao lắp 80 phiến dầm cuối cùng. Tuy nhiên, căng thẳng nhất hiện nay là khu vực Depot (khu bảo dưỡng, sửa chữa tàu) đang chậm tiến độ.
Lãnh đạo Bộ Giao thông kiểm tra hiện trường tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: MT
Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án đường sắt, công tác xây lắp chậm tiến độ do năng lực của Tổng thầu hạn chế, từ thiết kế bản vẽ đến chuẩn bị lực lượng thi công chậm và vốn lưu động thiếu.
Về việc đóng tàu điện, đại diện Tư vấn giám sát cho biết, hiện đã hoàn thành việc chế tạo, lắp đặt thiết bị trên đoàn tàu đầu tiên, chỉ có một số thay đổi về thông số, số liệu thử nghiệm. Đơn vị khai thác cần tham gia kiểm tra đoàn tàu đầu tiên trước khi chế tạo, lắp đặt đại trà.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) tập trung những người có năng lực thực sự trong quản lý, triển khai thi công dự án này để đảm bảo kết thúc phần xây lắp đúng tiến độ. Đến 1/10, tổng thầu phải hoàn thành 10 ga nhỏ, 31/12 phải hoàn thành ga Cát Linh và khu Depot.
Ngoài ra, đơn vị khai thác tuyến đường sắt sẽ cùng Bộ Giao thông sớm nghiệm thu việc lắp ráp và chạy thử đoàn tàu đầu tiên trước khi lắp ráp đại trà các đoàn tàu. Mục tiêu cuối cùng là đến 31/12 năm nay sẽ hoàn thành dự án.
Do thời gian hoàn thành dự án không còn nhiều, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Tổng thầu EPC, các nhà thầu tập trung cao độ thúc đẩy tiến độ thi công. "Hoàn thành dự án đúng tiến độ là lời hứa trước nhân dân thủ đô Hà Nội, chúng ta không được phép lùi", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Goi thâu chinh cua dư an (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) do Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc thưc hiện theo hinh thưc tông thâu EPC.
Dự án bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Dự án khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Do thi công gặp tai nạn phải dừng mấy tháng, cùng với thiếu vốn nên dự án chậm trễ, buộc Bộ Giao thông Vận tải phải gia hạn hoàn thành cuối năm 2016.
Đoàn Loan
Theo VNE
Tân Bộ trưởng GTVT: Cầu Ghềnh mới phải chất lượng, an toàn Sáng 15.4, đoàn công tác Bộ GTVT do Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dẫn đầu đã về Đồng Nai kiểm tra công tác khắc phụ sự cố cầu Ghềnh. Bộ trường GTVT Trương Quang Nghĩa (áo xanh da trời) thị sát công tác xây dựng cầu Ghềnh mới - Ảnh: Lê Lâm Đoàn đã đi thị sát công tác nâng cấp Ga Trảng...