Bộ trưởng Giáo dục cảm ơn UNICEF ủng hộ học sinh nghèo 1.500 máy tính bảng
Hai bên đã trao đổi một số nội dung hợp tác giữa Bộ GDĐT và UNICEF giai đoạn 2017-2021 và thống nhất một số ưu tiên, khuyến nghị hợp tác trong chu kỳ 2022-2026.
Chia sẻ tại buổi tiếp Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn bà Rana Flower, và thông qua bà Rana Flower gửi lời cảm ơn UNICEF về những đóng góp, hỗ trợ quý báu cho Bộ GDĐT nói riêng, ngành Giáo dục nói chung và trẻ em Việt Nam trong suốt thời gian qua. Những hỗ trợ hiệu quả của UNICEF đã góp phần bảo đảm giáo dục chất lượng, bình đẳng, hòa nhập từ cấp học mầm non đến phổ thông, đặc biệt là đối tượng trẻ em thiệt thòi ở Việt Nam.
Ghi nhận hỗ trợ thiết thực, kịp thời của UNICEF cho ngành Giáo dục và cho trẻ em Việt Nam trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng đồng thời đánh giá cao hỗ trợ của UNICEF với việc phối hợp tổ chức Hội nghị ASEAN-UNICEF về chuyển đổi kĩ thuật số trong hệ thống giáo dục ASEAN, cũng như đóng góp của UNICEF về hỗ trợ chuyển đổi số trong giáo dục.
Bộ trưởng đặc biệt cảm ơn UNICEF đã đồng hành, ủng hộ Chương trình “ Sóng và máy tính cho em”, thông qua tài trợ 1.500 máy tính bảng cho học sinh có khoản cảnh khó khăn ở vùng dịch và thiếu thiết bị học. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đánh giá cao UNICEF với những hỗ trợ ngành Giáo dục trong giảm nhẹ rủi ro của thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ Bộ GDĐT trong xây dựng, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường…
Khẳng định sự coi trọng của UNICEF trong mối quan hệ hợp tác với Bộ GDĐT Việt Nam, bà Rana Flower nhận định, thời gian qua, hai bên đã có rất nhiều hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực khác nhau. 5 năm tới, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam mong muốn UNICEF và Bộ GDĐT tiếp tục có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, hiệu quả; trong đó có vấn đề tổ chức này hết sức tâm huyết là bảo đảm không để trẻ em nào bị thiệt thòi và bị bỏ lại phía sau.
Về việc hỗ trợ, giảm thiểu tác động của dịch bệnh COVID-19 tới trẻ em Việt Nam, bà Rana Flower cho biết: UNICEF đang phối hợp với các cơ quan của Việt Nam rà soát, thống kê số lượng trẻ em chịu tác động của dịch Covid-19 để có hình dung đầy đủ và có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Bà Rana Flowers mong muốn, Bộ GDĐT sẽ cùng theo dõi, nắm bắt thông tin thống kê này; đồng thời hỗ trợ phân tích số liệu về sự tác động của dịch bệnh đối với giáo dục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam, bà Rana Flowers tại trụ sở Bộ GDĐT
Một tác động khác của COVID-19 tới trẻ em, theo bà Rana Flowers, cũng cần được quan tâm là vấn đề sức khỏe tinh thần. Về vấn đề này, bà Rana Flowers cho biết, UNICEF sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ giải quyết tại các trường học của Việt Nam. Thể hiện sự quan tâm đối với chính sách tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi của Việt Nam, bà Rana Flower cũng khẳng định luôn sẵn lòng hợp tác, hỗ trợ Bộ tìm giải pháp sớm mở cửa trường học, đón trẻ quay lại trường và bảo đảm tiêm đầy đủ vaccine cho học sinh.
Ngoài nhóm vấn đề giáo dục liên quan đến dịch bệnh COVID-19 và hậu COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và bà Rana Flower đã cùng thảo luận sâu về một số vấn đề 2 bên quan tâm thời gian tới như: nhóm vấn đề liên quan đến trẻ em, đặc biệt là trẻ em thiệt thòi; nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục dân tộc, trong đó có đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc, kiên cố hóa trường lớp; chuyển đổi số trong giáo dục;…
Năm 2022-2023, Bộ GDĐT Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch kênh Giáo dục ASEAN – thông tin nội dung này tới bà Rana Flower, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của UNICEF trong việc hỗ trợ giáo dục ASEAN thời kỳ hậu Covid-19 cũng như các vấn đề cùng quan tâm khác. Bộ trưởng tin tưởng, quan hệ hợp tác giữa Bộ GDĐT Việt Nam và UNICEF sẽ ngày càng bền chặt, thiết thực và hiệu quả.
TP.HCM tính toán phương án học sinh học trực tiếp ở vùng an toàn
Dù xác định học trực tuyến đến hết học kỳ 1 nhưng TP.HCM vẫn tính toán phương án mở cửa trường học để học sinh học trực tiếp ở vùng an toàn theo Nghị quyết của Chính phủ.
Học sinh ở vùng an toàn có thể học trực tiếp trở lại - B.THANH
Trong buổi họp giao ban với hiệu trưởng các trường THPT, lãnh đạo phòng Giáo dục các quận, huyện diễn ra vào ngày 15.10 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM, nói rằng kế hoạch TP vẫn xác định học trên internet, trên truyền hình đến hết học kỳ 1.
Tuy nhiên thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Y tế mới ban hành, TP sẽ tính toán, xây dựng phương án những vùng chuyển trạng thái sang vùng được đánh giá phù hợp để có thể dạy học trực tiếp ngay trong học kỳ 1 với quy mô sẽ được TP tính toán kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở cũng nhấn mạnh, những trường thực hiện thí điểm mở cửa đầu tiên cần hết sức thận trọng. Các trường cần căn cứ theo Bộ tiêu chí an toàn trường học do Sở GD-ĐT tham mưu UBND TP để đối chiếu, rà soát. Đảm bảo công tác phòng chống dịch, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K trong sân trường nếu trường học được phép hoạt động trực tiếp...
Covid-19 sáng 17.10: Cả nước 860.860 ca nhiễm, 790.504 ca khỏi | Tuần sau tiêm vắc xin cho trẻ em
Thêm vào đó, Giám đốc Sở GD-ĐT cũng khẳng định, ngay cả khi trường học mở cửa, học sinh học trực tiếp trở lại thì việc dạy và học trên internet, dạy trên truyền hình vẫn là một phương thức dạy học chính thức. Do đó, các trường cần tiếp tục rà soát trang thiết bị học tập của học sinh, trong đó những học sinh đã có các thiết bị cũ nhưng chưa đạt chuẩn hoặc mượn thiết bị của cha mẹ được xem như chưa có thiết bị học tập. Vì vậy, các trường cần nắm tình hình để ngay khi có nguồn thiết bị hỗ trợ từ thành phố, Trung ương thì thực hiện phân phối đảm bảo nguyên tắc công bằng, rõ ràng, đúng đối tượng.
Hà Nội: Tiếp tục học trực tuyến, chuẩn bị phương án tiêm vắc xin cho học sinh Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu tiếp tục thực hiện việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới, đồng thời có phương án chuẩn bị tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh. Ngày 15.10, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc thực hiện...