Bộ trưởng GD&ĐT: Thay đổi thi cử không được tạo ’sốc’
“Làm sao tính toán đổi mới để các cháu phát triển thuận lợi, hoàn thiện hơn và không tạo “sốc”", Bộ trưởng GD&ĐT nói trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ngày 24/8.
Thưa Bộ trưởng, trong một lá thư gần đây của một em học sinh lớp 12 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công khai trên mạng Internet và được rất nhiều người ủng hộ với nhiều lượt like trên facebook. Chúng tôi thấy có một ý kiến rất đáng lưu tâm trong quá trình chúng ta biên soạn sách giáo khoa mới – điều được coi là xương sống của Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”.
Xin được trích nguyên văn để Bộ trưởng cùng suy ngẫm “Chính Bộ GD&ĐT đã độc quyền sách giáo khoa, đã tạo ra một bộ sách giáo khoa với 3 điều khó, khó hiểu, khó để tự học và khó để vận dụng vào đời sống thực tế. Chính bộ sách “3 khó”này và kỳ thi 3 chung phân ban đã đẩy học sinh vào xu thế là phải học lệch để tối ưu hóa cơ hội đỗ ĐH và chấp nhận từ bỏ niềm vui khi khám phá tìm tòi tri thức”. Một lời trách cứ phải không ạ, Bộ trưởng nghĩ gì về ý kiến này?
Đây là nhận định đúng của các học sinh. chương trình và sách giáo khoa mà chúng ta đang sử dụng được thiết kế và biên soạn theo cách tư duy là chú trọng truyền thụ kiến thức và khi chúng ta chú trọng như vậy thì tiêu chí để đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông là do vị trí, tầm quan trọng và mức độ phát triển của các lĩnh vực khoa học quyết định.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trong Chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ngày 24/8.
Cũng do cách thức thiết kế sách giáo khoa theo từng lĩnh vực khoa học, làm cho kiến thức dạy và học trong trường phổ thông mang tính hàn lâm và không gần cuộc sống. Khi đó, việc không dễ hiểu và không tự học là chuyện bình thường. Do vậy, hạn chế tính sáng tạo, tự học của học sinh.
Trong quá trình chuẩn bị Đề án để Trung ương ban hành Nghị quyết 29, Bộ GD&ĐT cũng đã phân tích rất kỹ hạn chế trên và đi đến quyết định chiến lược là chuyển đến nền giáo dục chú trọng năng lực và phẩm chất, kiến thức, tri thức và việc truyền thụ tri thức cho học sinh được coi là nhiệm vụ số 1. Nay việc truyền thụ đó là mục tiêu trung gian, thậm chí coi là công cụ để các cháu từng bước một phát triển, củng cố và nâng cao kỹ năng phẩm chất.
Nói về phân ban khối thi và “3 chung” là ba vấn đề khác nhau, thì cách đây 40 năm tôi đi thi đại học cũng đã thi theo khối và số lượng các khối thi lúc đó chưa nhiều như bây giờ và được duy trì đến nay và có sự thay đổi là khối thi tăng lên.
Khi chúng ta thi theo khối đó, dẫn đến các cháu học ưu tiên các môn, còn việc thi “3 chung” đã xuất hiện cách đây từ 10 – 20 năm, từ thực tế thi theo khối trước đây do các trường học tự lo dẫn đến tình trạng học, luyện thi gây nên tình trạngbức xúc trong xã hội. Ý thức được việc này, Bộ GD&ĐT đã cân nhắc và quyết định là thay vì từng trường ra đề theo khối thi thì Bộ ra đề chung trường, chung đợt giúp cho các trường có điều kiện tập trung hoạt động chuyên môn.
Video đang HOT
Nếu chúng ta không thay đổi thì không phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và tình hình hội nhập với thế giới, chúng tôi đang tính toán phương án thay đổi phương thức thi cử nói chung, trong đó có thi tuyển sinh.
Phương án đổi mới thi cử thay đổi phù hợp với tình hình và được công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi của xã hội, giáo viên, học sinh trên phương tiện truyền thông và các lực lượng xã hội khác
Nghe nói Bộ trưởng cũng cung cấp cả email để mọi người góp ý?
Email của tôi thường xuyên nhận được ý kiến góp ý trong đó có rất nhiều ý kiến học sinh. Bản thân tôi có đọc và trả lời một số cháu nhưng không thể trả lời hết được và chuyển về cho các bộ phận thường trực chức năng trả lời để phân tích, đánh giá.
Liên quan đến Đề án Đổi mới toàn diện căn bản nền giáo dục nước nhà thì một khán giả hưu trí có băn khoăn: “Học thế nào thì thi thế ấy. Tôi không biết năm 2015, Bộ có còn cho thi ĐH tập trung nữa hay không, nhưng các cháu tôi từ cấp cấp 2 đến nay đã được định hướng học và ôn thi đại học theo các khối A, B, C rồi. Chúng nó học lệch hết cả, giờ đổi mới toàn diện, mọi mặt ngay lập tức thì liệu các cháu tôi có đứt gánh giữa đường không”?
Đây là câu hỏi rất lý thú. Trước khi trả lời, tôi gắn với câu trả lời trên là nhiều học sinh viết thư cho tôi nói là muốn thi theo khối, thi “3 chung” làm học sinh học lệch, thay đổi. Nay ông bà của các cháu thì lại lo lắng thay đổi gây khó khăn cho các cháu. Lôgic của vấn đề là không nên thay đổi và có thay đổi thì thay đổi ít thôi. Như thế để nói, ý kiến xã hội trước bất kỳ thay đổi gì bất cứ lĩnh vực nào đặc biệt là giáo dục liên quan rộng rãi đến xã hội, đến các cháu đều trái chiều nhau và đều đúng cả. Ý kiến của cháu nói lúc đầu cũng đúng và của bác vừa nêu lên cũng đều đúng.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT, chúng ta phải thay đổi vì những cái đang làm bị lạc hậu, gây nên bức xúc, gây nên cản trở sự phát triển của xã hội. Chúng ta phải thay đổi, thay đổi cho tốt lên. Nhưng sự thay đổi không được thay đổi đột ngột, không được gây khó cho các cháu, không làm căng thẳng cho xã hội. Phải triển khai thay đổi căn bản toàn diện giáo dục nhưng từng bước và có lộ trình.
Một cháu tên là Trần Hà Phương – Miền trung gửi email hỏi: Kính thưa Bộ trưởng, cháu vừa thi đại học nhưng không đậu nguyện vọng 1 vào trường dự thi. Năm nay cháu ở nhà ôn năm sau thi tiếp nhưng cháu được biết Bộ thay đổi toàn diện giáo dục trong đó có thay đổi thi cử từ năm sau, đặc biệt không thi đại học nữa. Vậy những thí sinh thi lại đại học như cháu thì sẽ như thế nào? Kính mong bộ trưởng trả lời để cháu xác định học nguyện vọng 2 hoặc để năm tới thi lại ạ?
Tôi nói lại tất cả những thay đổi cả trong quá trình dạy và học kiểm tra đánh giá thi cử trong năm học và đặc biệt là những sự thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học đều phải tính toán đến lợi ích của các cháu.
Với từng bước đi cụ thể và tính đến yếu tố đặc điểm tâm sinh lý, và lợi ích của con trẻ. Làm sao tính toán đổi mới để các cháu phát triển thuận lợi, hoàn thiện hơn và không tạo “sốc”.
Tôi đảm bảo rằng, những ưu việt của kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp vừa qua sẽ được bảo lưu và những đổi mới của kỳ thi tới đây cũng theo lộ trình là các cháu sẽ thuận lợi hơn. Ví dụ, có thể trước thi hai kỳ nhưng bây giờ các cháu thi một kỳ, bài làm theo hướng không phải học thuộc lòng.
Qua kỳ thi này, nhà trường sẽ có những đánh giá chính xác về năng lực của học sinh. Còn phần khó, nếu có thì nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý chúng tôi phải đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cháu và phụ huynh học sinh.
Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Theo_Người Đưa Tin
Hãi hùng lời kể nạn nhân vụ xe cấp cứu đâm xe tải
"Đang nằm ngủ thì tôi nghe tiếng tông rầm rầm, khung cảnh rất hỗn độn. Đầu xe cấp cứu nát bét, ống kim, dịch truyền văng tứ tung. Anh trai tôi bất tỉnh, tài xế, nữ điều dưỡng và dượng tôi chết. Tôi cố trườn người ra ngoài xe kêu cứu nhưng không còn sức", anh Bùi Tuấn Vũ kể lại thời điểm anh gặp tai nạn kinh hoàng.
Sáng ngày 21/12, tại Phòng hồi sức khoa chấn thương sọ não, anh Bùi Tuấn Vũ (22 tuổi) cùng anh trai Bùi Văn Cảnh (27 tuổi, cả hai cùng huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã qua cơn nguy kịch, nói chuyện bình thường nhưng trên cơ thể vẫn còn chi chít những vết thương trong vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng ngày 20/12 trên đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Số tôi chưa chết
Nằm trên giường bệnh, vẫn còn đau ê ẩm trong người anh Vũ vẫn chưa hết kinh hoàng kể về vụ tai nạn. Theo anh Vũ, tối ngày 19/12, một người chị hàng xóm bị đau bụng nhưng không có ai chở đi khám bệnh để mua thuốc. Sẵn đang rảnh nên anh Vũ lấy xe máy chạy đi ra tiệm thuốc ngoài thị trấn mua thuốc cho người chị này. Khi chạy về còn cách nhà gần 2km thì anh bỗng choáng váng, loạng choạng tay lái té trượt dài xuống đường. Anh Vũ được bà con đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Nhật Tân (tỉnh An Giang). Tuy nhiên, do bệnh tình của anh Vũ có chuyển biến phức tạp nên bệnh viện và người nhà chuyển anh lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị. Anh Vũ được đưa lên băng ca đi trên xe cứu thương của bệnh viện ngay trong đêm. Đi cùng anh có anh trai Bùi Văn Cảnh (27 tuổi), người dượng (hơn 40 tuổi) cùng nữ điều dưỡng Lâm Thị Lan (51 tuổi) và tài xế xe cấp cứu Trần Minh Hiếu (27 tuổi). Người dượng được bố trí ngồi phía trước cùng tài xế nói chuyện cho tài xế đỡ buồn ngủ khi lái xe. Anh Vũ nằm trên băng ca phía sau xe được nữ điều dưỡng Lan và anh trai chăm sóc.
"Trước tai nạn kinh hoàng xảy ra, tôi có thức giấc hỏi anh Cảnh còn bao lâu nữa là tới bệnh viện Chợ Rẫy thì được anh thông báo là "khoảng 1 giờ nữa, em cố lên". Sau đó, tôi ngủ thiếp đi. Đang ngủ thì tôi nghe tiếng tông nhau chát chúa, rầm rầm. Giật mình dậy thì tôi thấy mình kẹt cứng giữa thân xe. Phần đầu xe phía trước bẹp dúm về phía sau. Tài xế và dượng tôi đã chết. Trong ánh đèn lờ mờ, tôi cố gượng dậy tìm anh trai thì thấy anh đã bất tỉnh. Nữ điều dưỡng cũng đã chết. Khung cảnh thật kinh hoàng. Kim tiêm, bịch truyền dịch, kính xe văng khắp nơi. Cố trườn ra ngoài gọi mọi người cứu nhưng tôi không còn sức nên ngất đi. Khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy". Anh Vũ kể lại đêm kinh hoàng trên chuyến xe chở anh đi cấp cứu.Theo đó, xe cấp cứu chở anh Vũ lưu thông trên đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM. Khi còn cách Trạm thu phí phía đầu TP.HCM 9km (thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An) thì tông cực mạnh vào đuôi xe tải chở trụ bê tông lưu thông phía trước. Cú tông kinh hoàng khiến xe cấp cứu biến dạng hoàn toàn phần đầu.
Anh Vũ cùng anh trai đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Anh Vũ cho biết: "Mạng tôi còn lớn nên thoát khỏi "lưỡi hái tử thần. Hai lần xảy ra tai nạn thoát được nạn. Xe cấp cứu tông kinh hoàng như vậy nên trường hợp sống sót là rất khó".
Anh Bùi Văn Cảnh kể: "Lúc tai nạn xảy ra, tôi bị văng ra phía sau xe. Cố rướn người dậy kêu cứu nhưng dậy không nổi, hai chân bị kẹt cứng. Tôi ú ớ vài tiếng rồi ngất đi".
Tức tốc phá cửa xe cứu người
Khuôn mặt đầy mồ hôi sau nhiều giờ cứu người trong chiếc xe cấp cứu gặp nạn, ông Nguyễn Văn Thường Em, Ca trưởng đội tuần tra đảm bảo an toàn giao thông cao tốc Trung Lương - TP.HCM cho biết: "Khoảng 4h30, tôi nhận được tin báo có một xe cứu thương đâm xe tải trên đường cao tốc đoạn cách Trạm thu phía đầu TP.HCM 9km, địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An nên cùng lực lượng cứu hộ, y tế lập tức lên đường. Sau 15 phút, chúng tôi tiếp cận được chiếc xe cấp cứu gặp nạn. "Đập vào mắt tôi là chiếc xe cấp cứu bị biến dạng, nát bét phần đầu. Nhiều người kẹt cứng trong xe. Phía đầu xe, tài xế và người đàn ông đã chết bị kẹt chặt trong đống sắt của đầu xe. Phía sau, hai thanh niên máu me đầy người kêu cứu yếu ớt. Kế bên người phụ nữ điều dưỡng cũng đã tử vong". Ngay lập tức ông Em cùng đồng nghiệp dùng xà beng, búa, phá cửa phía hông xe đưa hai người thanh niên ra ngoài và nhanh chóng chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Ông Em cho biết: "Lúc đó, tôi nghĩ thời gian cứu người là tất cả. Nhanh phút nào hay phút ấy. Càng nhanh càng có thời gian để hai nạn nhân nam được cứu sống. Do hai nạn nhân bị kẹt chặt trong xe nên tôi lập tức dùng xà beng phá cửa. Các đồng nghiệp cũng dùng kiềm cộng lực cắt các thanh sắt đưa an toàn hai nạn nhân ra ngoài". 3 nạn nhân còn lại gồm tài xế Hiếu, điều dưỡng Lan và người dượng của anh Vũ lần lượt được đưa ra ngoài và chuyển về nhà xác của bệnh viện tỉnh Long An.
Chiếc xe cấp cứu chở anh Vũ từ An Giang lên Bệnh viện Chợ Rẫy gặp nạn, đầu xe nát bét, 3 người tử vong tại chỗ.
Theo bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Vũ bị chấn thương đầu, bị thương chân phải, xuất huyết não. Bệnh nhân Cảnh, anh trai của Vũ bị thương nặng hơn khi tụ khí trong não, nứt sọ, gãy xương đòn, gãy sườn trái, mắt trái không nhìn thấy, tổn thương phổi. Hiện hai anh em Cảnh, Vũ đang được các bác sĩ theo dõi tích cực.
Trong một diễn biến khác, sáng 21/12 ông Nguyễn Hoàng Phương, đại diện Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã đến giường bệnh hai nạn nhân Cảnh, Vũ để thăm hỏi, động viên. Theo ông Phương, phía bệnh viện Nhật Tân tạm thời hỗ trợ mỗi nạn nhân 10 triệu đồng và chịu toàn bộ chi phí điều trị cho hai anh em Cảnh, Vũ.
Theo Khampha
Tiếng kêu cứu trong chiếc xe cứu thương bẹp dúm "Chiếc xe cứu thương bẹp nat. Hai người phía trước bị kẹp chặt, phía sau là 3 người, trong đó một thanh niên ú ớ kêu cứu", người tham gia cứu hộ xe cứu thương đâm ôtô tải trên cao tốc Trung Lương kể. Anh Vũ cùng anh trai đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: An Nhơn Chiều 20/12, nằm...