Bộ trưởng GD-ĐT day dứt vì ‘nợ’ lương giáo viên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận bày tỏ: “Tôi rất day dứt vì chưa giải quyết được món nợ về việc cải thiện đồng lương của giáo viên (GV) mầm non ngoài biên chế”.
Sáng qua 25/12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dụcmầm non và đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông. Chủ trì phiên giải trình này là Ủy ban Văn hóa – Giáo dục- Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH).
Lương giáo viên có nơi… 500 nghìn đồng/tháng
Theo báo cáo giải trình của Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu tới 22.800 GV mầm non. Tổng số GV biên chế nhà nước là 135.744 người (đạt tỷ lệ 56,1%).
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu QH quan tâm là đời sống GV mầm non, đặc biệt là GV mầm non ngoài biên chế còn quá khó khăn do đồng lương eo hẹp, lao động vất vả, số giờ làm việc luôn cao hơn quá nhiều so với quy định hiện hành…
Lý giải về điều này, báo cáo giải trình của Bộ GD-ĐT cho biết, do cơ chế hiện hành nên các chế độ chính sách phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, chính sách đối với GV mầm non không đồng đều, bên cạnh một số địa phương hỗ trợ ngân sách để đảm bảo ngoài biên chế được hưởng lương theo ngạch bậc như tỉnh Vĩnh Phúc, TP.Hà Nội, TP.HCM, còn lại phần lớn GV mầm nonngoài biên chế chưa được hưởng lương theo ngạch bậc, không tăng lương theo định kỳ. Có địa phương hỗ trợ cho GV mầm non ngoài biên chế thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Thu nhập của đối tượng GV này nhìn chung còn thấp.
Nhiều giáo viên vẫn thật sự không thể sống bằng lương.
Bộ GD-ĐT nêu dẫn chứng, thu nhập bình quân của GV ngoài biên chế tính đến cuối năm 2010 thấp nhất là 1.192.000 đồng/tháng, cao nhất là 2.566.000 đồng/tháng. Một số tỉnh, thu nhập của GV ngoài biên chế bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu là: Quảng Trị 500 nghìn đồng, Quảng Nam 550 nghìn đồng, Bình Định, Phú yên 540 nghìn đồng, Thái Nguyên, Hà Nam 600 – 800 nghìn đồng/tháng.
Video đang HOT
Mối tương quan giữa GV trong biên chế và ngoài biên chế của trường mầm non về chế độ chính sách hiện nay còn nhiều bất cập, không bình đẳng về thu nhập. Ngay trong các trường mầm non đã chuyển đổi sang công lập và các trường chưa chuyển đổi; trong hệ thống giáo dục quốc dân giữa các trường mầm non và các trường phổ thông (vì các địa phương dành nhiều biên chế cho các trường phổ thông).
Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận bày tỏ: “Tôi rất day dứt trước cử tri cả nước và hàng ngàn GV vì chưa giải quyết được “món nợ” về việc cải thiện đồng lương của GV mầm non ngoài biên chế”.
Bộ GD-ĐT cũng nêu thực tế: Chế độ chính sách đối với GV mầm non còn nhiều bất cập chưa tạo động lực cho GV yên tâm gắn bó với nghề. Áp lực về cường độ lao động cao, trạng thái tinh thần luôn căng thẳng, thời gian làm việc kéo dài 10-12 tiếng/ngày, học sinh tốt nghiệp THPT cũng không muốn dự tuyển vào trường sư phạm. Do vậy các trường sư phạm thiếu nguồn tuyển để đào tạo GV mầm non.
Về vấn đề lương giáo viên mầm non ngoài biên chế, ông Phạm Vũ Luận cho rằng, sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiên trì thực hiện việc chuyển mô hình trường mầm non bán công sang công lập, giáo viên ngoài biên chế đảm bảo chất lượng giảng dạy sẽ được đưa vào biên chế để có mức lương cao hơn.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giáo dục cũng đề nghị các tỉnh thành tăng cường vận dụng ngân sách của địa phương để có thể có chính sách về lương, bảo hiểm xã hội… cho đối tượng giáo viên này tương đương với giáo viên biên chế.
Rất nhiều cái… “chưa”
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khi đề cập tới những hạn chế, bất cập của chương trình, SGK phổ thông hiện hành đã thẳng thắn thừa nhận rất nhiều cái “chưa có” hoặc “không có”. Cụ thể, chương trình chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến chương trình từng môn học và không có tổng chủ biên chương trình, SGK môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Chưa phát huy được hiệu quả của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong việc biên soạn SGK. Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chương trình, SGK một cách đầy đủ, ngay từ đầu. Chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về tập huấn, các điều kiện làm việc, cung cấp thông tin cần thiết… cho tác giả chương trình, SGK.
Người đứng đầu ngành GD-ĐT cũng chỉ ra rằng, trong một số SGK, còn những thuật ngữ trừu tượng, nội dung còn ôm đồm, nặng nề với phần đông học sinh, có những tình huống gượng ép, hiệu quả chưa cao, có những sự kiện, số liệu thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học và giữa một số môn học, dung lượng một số bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học….
Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống và khả năng tự học, sáng tạo của một bộ phận học sinh còn kém, tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” vẫn tồn tại.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chính thức thừa nhận tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong các năm gần đây không ổn định và bất thường (tỷ lệ tốt nghiệp tăng rất nhanh, gần 16% từ năm 2007-2011, mức độ dao động trong mỗi tỉnh cao hơn giữa các tỉnh) gây nhiều băn khoăn, lo lắng và nghi ngại về chất lượng giáo dục.
Ông Luận khẳng định sẽ coi việc không có tổng chủ biên chương trình như một kinh nghiệm xương máu để thay đổi khi xây dựng chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015. “Chúng tôi sẽ lắng nghe góp ý của các nhà giáo dục lão thành và cả những đội ngũ trẻ tuổi, những cháu học sinh đang đi học. Việc đổi mới sẽ phải đồng bộ, không nóng vội để đạt mục tiêu về thời gian, tiến độ; cập nhật những kết quả của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới”, người đứng đầu ngành giáo dục chắc chắn.
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của QH cho biết, báo cáo giải trình của Chính phủ mà cụ thể là Bộ GD-ĐT chỉ là một trong những hoạt động đầu tiên trong chuyên đề giám sát của QH về việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non và đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông. QH sẽ tiếp tục có những hoạt động giám sát, khảo sát thực tế về vấn đề này và sẽ báo cáo cụ thể trước toàn thể đại biểu QH.
Theo Thanh Niên
TPHCM: 103 vụ đình công công nhân trong năm 2012
Ngày 24/12/2012, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 103/2012/NĐ - CP và Thông tư hướng dẫn số 29/2012 TT-BLĐTBXH về mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc ở doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2012 đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 103 vụ đình công, lãn công. Như vậy so với con số 199 vụ của năm 2011 thì tình hình trên đã giảm gần một nửa và tính chất của những cuộc đình công cũng ôn hòa hơn bớt gay gắt, ồ ạt như trước.
Những vụ đình công, lãn công chủ yếu liên quan đến vấn đề tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca. Một số trường hợp nằm ở nguyên nhân: nợ lương, tiền thưởng vào dịp cuối năm.
Một vụ đình công giữa năm 2012 (Ảnh: Hoàng Lam)
Bà Nguyễn Thị Dân, trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công lý giải, thời gian trước đây, người lao động chưa quen với việc nâng lương tối thiểu, chưa hiểu hết ý nghĩa về tiền lương tối thiểu thì có xảy ra những cuộc đình công do các yếu tố tại thời điểm điều chỉnh tiền lương. Nhưng trong khoảng 2 - 3 năm gần đây, người lao động đã dần quen với việc điều chỉnh tiền lương và họ nhận thức chính xác hơn về ý nghĩa của việc nâng lương tối thiểu nên khi công bố lương tối thiểu vùng thì quan hệ lao động không bị ảnh hưởng nhiều.
Thời điểm hiện nay các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn, nên việc báo cáo về tiền lương, tiền thưởng Tết cũng đang diễn ra rất chậm.
Theo quy định của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng từ 1/1/2013. TPHCM áp dụng mức lương tối thiểu vùng I (2.350.000 đồng/tháng), ngoại trừ huyện Cần Giờ áp dụng mức lương tối thiểu vùng II (2.100.000 đồng/tháng).
Bà Nguyễn Thị Dân cho biết, đối với nhóm làm công ăn lương trong các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM thì trên thực tế, mức thu nhập của họ đang hưởng đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng của Chính phủ, vì vậy mức độ ảnh hưởng trong vấn đề thu nhập chỉ trong một chừng mực nhẹ nào đó, đặc biệt là các doanh nghiệp đang còn trả lương thấp.
Tuy nhiên, vấn đề thu nhập của người lao động được đảm bảo bởi các yếu tố về lương tối thiểu mà nhà nước quy định và đảm bảo các yếu tố thỏa thuận rồi thì các doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoặc không điều chỉnh mức lương. Như vậy, nếu thu nhập của người lao động ổn định ở con số họ đang nhận mà giá cả thị trường không ổn định thì người lao động sẽ bị ảnh hưởng.
Khi thu nhập người lao động không tăng mà giá cả thị trường dựa vào công bố lương tối thiểu của nhà nước tăng hoặc có những yếu tố tác động nào đó của vấn đề tăng nhẹ tiền lương tối thiểu vùng mà giá cả thị trường gia tăng thì như vậy, một cách gián tiếp thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng.
"Do vậy, nếu như thu nhập không tăng, người lao động có thể vui lòng chia sẻ với doanh nghiệp. Nhưng người lao động mong muốn Chính phủ có giải pháp giữ cho giá cả được ổn định thì họ yên tâm hơn", bà Dân nhận định.
Theo Dantri
Nợ lương cắt thưởng, dân văn phòng kêu trời Sắp hết năm 2012 nhưng lương vẫn còn bị nợ, thưởng chưa có hy vọng gì khiến cho nhiều nhân viên văn phòng đang lâm vào tình cảnh bi đát. Đòi lương khó như lên trời Làm việc tại một công ty truyền thông tại Cầu Giấy đã gần 3 năm nhưng năm nay là năm anh Hoàng Đình Nguyên phải sống chật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Phạm nhân chơi Pickleball trong trại giam Xuyên Mộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
Sao việt
15:15:28 31/03/2025
Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt
Thế giới
15:09:31 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025
Viral video Chu Thanh Huyền mệt mỏi ngồi cạnh Quang Hải bên bàn nhậu sau loạt drama, sự thật là gì?
Netizen
15:01:11 31/03/2025
Yêu cầu chuyển nhượng của Bruno Fernandes khi Real Madrid hỏi mua với giá 90 triệu bảng
Sao thể thao
14:59:34 31/03/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An bối rối trong khoảnh khắc Nguyên trở về
Phim việt
14:48:37 31/03/2025
Sao Cbiz thiếu tình thương cha mẹ: Lộ Tư than thở kể khổ, có người mới sinh đã bị ném thùng rác
Sao châu á
14:39:19 31/03/2025