Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thị trường chứng khoán năm 2020 tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng
“Tôi tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, là kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế…”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu sáng nay (2/1) tại Lễ khai trương phiên giao dịch đầu năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Sáng nay (2/1), tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ( HNX), Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) tổ chức Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2020, với sự tham sự của nhiều thành viên thị trường, các công ty niêm yết, đại diện Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB)…
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2020. Ảnh: Dũng Minh
Nhìn lại thị trường chứng khoán năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong năm qua, nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động bởi tình hình địa chính trị trên thế giới phức tạp, căng thẳng chiến tranh thương mại giữa các nước nước lớn…
“Tuy nhiên, nhờ các giải pháp chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định tốt khi tăng trưởng GDP đạt 7,02%, lạm phát 2,79%, nợ công giảm về 56,1%… Những nền tảng này giúp cho thị trường cổ phiếu trong năm 2019 tăng 7,5% về chỉ số, 10,6% về quy mô vốn hóa, khi đạt 79,2% GDP…”, Bộ trưởng nói.
Tư lệnh Ngành tài chính cũng nhìn nhận, huy động vốn qua thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều tăng trưởng tích cực trong năm qua. Nhiều sản phẩm mới ra đời, chẳng hạn như thị trường chứng khoán phái sinh đã tăng trưởng ngoài kỳ vọng. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào ròng 2,7 tỷ USD cho thấy cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Đặc biệt với tỷ lệ đại biểu Quốc hội ủng hộ cao, Luật Chứng khoán đã được thông qua trong năm 2019. Tôi tin tưởng khi luật này đi vào thực thi sẽ cải thiện chất lượng hàng hóa cho thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững hơn…”, Bộ trưởng nói.
Gợi mở về hướng phát triển thị trường trong năm 2020, Bộ trưởng nhấn mạnh 6 giải pháp mà ngành chứng khoán cần tập trung triển khai.
Video đang HOT
Thứ nhất là hoàn thiện thể chế, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán vào đầu năm 2021 để đảm bảo đưa luật vào áp dụng.
Thứ hai tiếp tục cơ cấu lại thị trường chứng khoán đến năm 2020, thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở xắp xếp lại bộ máy HNX và HOSE. Cùng với đó là cơ cấu lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường phái sinh.
Thứ ba là đổi mới đồng bộ hệ thống hạ tầng giao dịch cho thị trường, nghiệm thu gói thầu công nghệ thông tin cho thị trường trong năm 2020.
Thứ tư phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ các vướng mắc, để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu triển khai các giải pháp để tăng thanh khoản cho thị trường.
Thứ sáu là tăng cường công tác thanh tra, giám sát, tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư. Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và xử lý các tình huống khi rủi ro phát sinh.
Từ những định hướng trên của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK, cam kết sẽ cùng các bộ, ngành, các đơn vị của Bộ Tài chính, 2 sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký, các thành viên thị trường… biến các chỉ đạo của Bộ trưởng thành các chương trình hành động cụ thể, nhằm tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán tích cực trong năm 2020.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Kiểm tra, giám sát chặt các hoạt động trên thị trường vốn
Thị trường vốn luôn giữ tầm quan trọng rất lớn cho phát triển của nền kinh tế, cung cấp nguồn lực cho các đối tượng của nền kinh tế đầu tư, phát triển. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (ảnh), Học viện Tài chính cho rằng, thị trường vốn có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, nhưng tại Việt Nam phải có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ cũng như phải có sự điều tiết để thị trường này phân hóa đồng đều, bền vững.
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường vốn tại Việt Nam trong năm 2019?
- Năm 2019, thị trường vốn đã có những tăng trưởng vượt bậc, giúp lượng vốn cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế ước tăng 33% so với trước đây. Trong đó thị trường trái phiếu, cổ phiếu ước tăng tới 17% so với năm 2018, điều này khiến nhiều nhà kinh tế ngỡ ngàng. Đây cũng là con số tăng trưởng rất nhanh trong sự phát triển không đồng đều, chưa thực sự ổn định của thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Nhưng rõ ràng đây lại là bước quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp trong nền kinh tế giảm thiểu phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Theo đó, tín dụng ngân hàng tính đến cuối tháng 11 năm 2019 chỉ tăng trưởng 9,4%, trong khi cùng kỳ năm 2018 thì tăng trưởng 10,35%. Đặc biệt, nếu như trong giai đoạn 2016-2017, để GDP tăng trưởng 1% thì tín dụng phải tăng trưởng khoảng 15-18%, nhưng trong năm 2019 GDP cả nước đang được dự báo tăng trưởng khoảng 7% trong khi tín dụng mới chỉ tăng trưởng 9%, giảm hơn rất nhiều so với trước đây. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vốn tín dụng ngân hàng vào nền kinh tế giảm đi rất nhiều và được bù lại bằng việc tăng lên của huy động trái phiếu, cổ phiếu. Đây là sự thay đổi cần thiết, thỏa đáng với nền kinh tế thị trường.
Tăng trưởng là tín hiệu đáng mừng nhưng ẩn sau đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, theo ông, đó là những vấn đề gì?
- Đúng là tăng trưởng trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp thời gian qua có nhiều vấn đề. Nếu như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng tương đối ổn định, lãi suất phù hợp, thì còn có không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất tương đối cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản huy động trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất lên tới 16-18%. Đây là mức lãi suất cực kỳ cao, rất khó có khả năng trả nợ một cách sòng phẳng, khiến cơ quan nhà nước, Ủy ban Chứng khoán cần có động thái giám sát, hạn chế trái phiếu với lãi suất quá cao.
Hơn nữa, trong thị trường vốn, các quy chế về kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu đã có. Nhưng thực tế việc kiểm tra, giám sát, cũng như kiểm toán hoạt động của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có vẻ chưa đầy đủ. Không những thế, đối với hoạt động phát hành cổ phiếu tăng thêm, các quốc gia khác trên thế giới thường quản lý bằng tỷ lệ tăng thêm thích hợp với giá trị cổ phiếu mà doanh nghiệp đang có. Thông thường những nước phát triển có tỷ lệ 1:1 là tối đa, các nước khác thông thường là tỷ lệ 1:0,8. Tại Việt Nam, dù đã có nhiều quy định cụ thể, nhưng trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu thì việc kiểm tra giám sát chưa đến nơi đến chốn, nên việc phát hành thêm chưa đi vào nề nếp, thiếu cơ sở đảm bảo tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với khả năng hấp thu của bản thân doanh nghiệp, cũng như bảo đảm tính ổn định của thị trường.
Nhưng điểm sáng của thị trường vốn là Luật Chứng khoán sửa đổi vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đã làm các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán thay đổi vị thế tài chính, giúp các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn nhưng cũng đòi hỏi phát hành chặt chẽ hơn, mức độ kiểm tra giám sát chặt hơn. Nhưng nếu các biện pháp thanh kiểm tra trên thực tế của chúng ta không được siết chặt thì các quy định chỉ nằm ở quy định.
Trong thị trường vốn, dù đã giảm nhưng cán cân cung cấp vốn cho nền kinh tế vẫn nghiêng về tín dụng ngân hàng. Phải làm thế nào để lập lại thế cân bằng, thưa ông?
- Tín dụng ngân hàng trong năm 2019 tuy giảm về tốc độ tăng trưởng, nhưng tổng khối lượng vẫn tăng lên. Do đó, để cán cân cung cấp vốn được đồng đều, bền vững thì chúng ta phải phát triển thị trường vốn đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng. Chúng ta phải có các thị trường nhánh, đó là những thị trường liên quan đến các hoạt động về phát hành, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, thị trường vốn phái sinh... từ đó đảm bảo lợi nhuận, việc mua bán, thanh toán được thực hiện nhanh nhất. Bởi khi mua bán đơn giản thì doanh nghiệp cầm nắm cổ phiếu, trái phiếu dễ dàng hơn, rẻ hơn. Các doanh nghiệp sẽ thấy hấp dẫn, theo nhu cầu và khả năng chuyển sang tìm kiếm nguồn cung ứng vốn khác.
Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề cần giải quyết còn nằm ở bản thân doanh nghiệp cũng như các chủ thể giao dịch trên thị trường vốn. Kiến thức của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng về thị trường tài chính tiền tệ chưa sâu, việc tuyên truyền phổ biến chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, để tham gia vào thị trường chứng khoán, huy động vốn trên thị trường trái phiếu, cổ phiếu một cách thuận lợi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, phải công khai, minh bạch tài chính. Nếu như khi đi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp sẽ được các ngân hàng thẩm định, kiểm tra năng lực, có tài sản đảm bảo là doanh nghiệp sẽ được vay vốn. Thì với các thị trường vốn như trái phiếu, cổ phiếu, doanh nghiệp phải tự chủ động trình bày mình là ai, hoạt động như thế nào, lãi suất ra sao cho hấp dẫn... Điều này còn rất khó bởi các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tự quản lý sổ sách tài chính còn chưa đâu vào đâu thì việc công khai minh bạch tài chính là cả một vấn đề nan giải.
Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, theo ông, thị trường vốn tại Việt Nam sẽ có sự phát triển như thế nào?
- Với sự phát triển của thị trường vốn trong thời gian qua, đặc biệt là việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu đã trở thành trào lưu, thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường cổ phiếu... sẽ có bước đột phá mới trong năm 2020. Điều này sẽ giúp thị trường chứng khoán, thị trường tài chính thực sự là kênh cung cấp vốn tốt nhất, đồng đều hơn cho các hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Xin cảm ơn ông!
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng: Vốn trung, dài hạn vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng
Thực tế hiện nay, vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng trong khi nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn (khoảng 77%), nên bên cạnh việc tăng cường quản trị rủi ro, các tổ chức tín dụng đã nỗ lực cân đối các nguồn huy động nhỏ, lẻ, ngắn hạn thành các nguồn vốn cho vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tín dụng đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, toàn diện nhiệm vụ cải cách hành chính, thủ tục hành chính, trong đó các tổ chức tín dụng đã có nhiều hình thức cải tiến, đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp khi vay vốn, nâng cao hiệu quả thẩm định để tăng cường cho vay tín chấp, trong đó một số tổ chức tín dụng đã xây dựng thành công các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, tối ưu hóa việc phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay. Hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay có đầy đủ nguồn vốn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gặp khó khăn luôn được hỗ trợ thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay...
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI: Định hình để dẫn dắt sự phát triển của thị trường vốn
Trong những năm qua, thị trường trái phiếu và cổ phiếu đã phát triển theo định hướng phù hợp và cũng là tất yếu để phát triển thị trường vốn một cách bền vững. Tuy nhiên, dù hiện nay tăng trưởng tín dụng đã giảm nhiều, nhưng kênh tín dụng ngân hàng vẫn là kênh chủ lực cung ứng cho nền kinh tế (khoảng 80%), có thể tạo ra những rủi ro nhất định đối với hệ thống tài chính. Do đó, về dài hạn, để giảm phụ thuộc vào kênh tín dụng thì các kênh huy động vốn khác, đặc biệt là kênh thị trường cổ phiếu/trái phiếu phải phát triển. Nền tảng về thể chế, khung pháp lý về thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải định hình và đầy đủ hơn nữa để không chỉ theo kịp mà còn dẫn dắt sự phát triển của thị trường vốn.
Với thị trường trái phiếu, cần đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về công bố thông tin, bao gồm chế tài về công bố thông tin, phân định rạch ròi thị trường sơ cấp và thứ cấp, các điều kiện để bán lại trái phiếu sơ cấp trên thị trường thứ cấp phi tập trung. Các cơ quan quản lý cần sớm hình thành thị trường thứ cấp tập trung tất cả các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để hình thành đầu mối quản lý và tham chiếu thông tin về đơn vị phát hành cũng như đơn vị phân phối. Về thị trường cổ phiếu, cần các quy định nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường như các quy định chặt chẽ hơn về quản trị doanh nghiệp, bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, nâng cao các chế tài về thao túng giá cổ phiếu, giao dịch nội gián.
Với thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, do chưa có quy định và chưa hình thành thị trường vốn cho đối tượng này nên các cơ quan quản lý cần sớm định hình khung pháp lý cho mô hình tổ chức huy động vốn cộng đồng (crowdfunding). Mô hình crowdfunding đã được nhiều nước áp dụng và huy động vốn rất thành công cho khởi nghiệp. Ví dụ như Thái Lan đã vừa ban hành khung pháp lý về crowdfunding, mở rộng phạm vi đến nhà đầu tư nhỏ lẻ và sản phẩm huy động vốn bao gồm cả công cụ nợ.
Minh Chi (thực hiện)
Theo Haiquanonline.vn
Bùng nổ thị trường TPDN: Bộ Tài chính và NHNN đang làm gì? Từ năm 2017 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có sự phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu huy động vốn của DN. Tuy nhiên, sự bùng nổ này đã tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu thông tin, kinh nghiệm... Trong khi đó, vai trò của Bộ Tài...