Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thị trường lao động đang phục hồi
Các khu công nghiệp chế xuất phía Nam đã phục hồi sản xuất từ 50 đến 80%, số lao động trở lại làm việc 70 đến 75%, có địa phương tới 90%.
Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết thông tin trên, tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 8/11.
Theo ông, đại dịch ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động. Tuy nhiên, sau hơn một tháng “thích ứng an toàn, linh hoạt”, tình hình đang có tiến triển khả quan. “So với yêu cầu đáp ứng đơn hàng thì các doanh nghiệp còn thiếu lao động nhưng không đến mức trầm trọng. Dự báo hết quý I và đầu quý II/2022, nếu không có diễn biến phức tạp thì thị trường lao động có thể trở lại như bình thường”, ông Dung nói.
Lãnh đạo ngành lao động cũng cho hay đã báo cáo Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi, phát triển thị trường lao động đi đôi với an sinh xã hội. Nội dung này nằm trong chương trình tổng thể phục hồi kinh tế – xã hội của đất nước. Các vấn đề lớn được đề cập gồm: Hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho một số nhóm lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng; hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi để duy trì, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; chăm lo phát triển nhà ở xã hội cho người nghèo, công nhân…
Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Giang Anh
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình) nhận xét, đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã đánh thẳng vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều này làm gián đoạn sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Video đang HOT
Vì vậy, bà Ngọc đề nghị đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành chương trình tổng thể về phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch, sớm quyết định các gói hỗ trợ với thời gian thực hiện đến hết năm 2024.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC), cho rằng sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng và dòng người lao động hồi hương do đại dịch “gợi ý cho chúng ta về một cách tiếp cận mới”.
Theo đó, vai trò các “siêu đô thị” như Hà Nội, TP HCM và các “đại công trường” ở miền Đông Nam Bộ rất lớn. Tuy nhiên, nếu các địa phương này vẫn ôm vào lòng mình các ngành công nghiệp, chủ yếu là gia công lắp ráp, sử dụng lực lượng lao động thủ công lớn với thu nhập thấp như hiện nay thì, một mặt, sẽ tiếp tục gây quá tải cho không gian đô thị và đời sống dân sinh, mặt khác, lại cạnh tranh thu hút đầu tư, chèn lấn sự phát triển của các địa phương khác nghèo hơn.
Ông Lộc cũng cho rằng mô hình “siêu đô thị” không bảo đảm phát triển bền vững bao trùm, và khó có khả năng chống chịu trước những cú sốc rồi sẽ xảy ra thường xuyên hơn như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, chiến tranh thương mại và các xung đột khác…
Vì vậy, ông nói Việt Nam rất cần xây dựng thêm đô thị trung tâm và chuỗi đô thị vệ tinh tại các vùng kinh tế khác nhau, tạo thêm cực tăng trưởng mới để “chia lửa” cho Hà Nội, TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Qua đó, các thành phố lớn tập trung hình thành cơ cấu đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ hiện đại, thông minh, có giá trị gia tăng cao, đóng vai trò dẫn dắt, lan tỏa.
Đồng thời, không gian kinh tế và thị trường lao động được phân bố theo hướng an toàn và có hiệu quả hơn, “để con cháu chúng ta có thể ly nông, bất ly hương, có việc làm và làm giàu ngay chính trên quê hương mình, mà không phải cuốn về các nơi đô thành chật chội”.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc. Ảnh: Media Quốc hội
Để thúc đẩy quá trình tái khởi động, phục hồi nền kinh tế trong 2 năm tới, ông Lộc kiến nghị bên cạnh các chính sách tài khoá, tiền tệ và an sinh xã hội, “cấp thiết phải có gói giải pháp phi tài chính, hay nói khác đi, là gói giải pháp về cơ chế và thủ tục đặc thù”.
Ông phân tích, Quốc hội đang bàn và quyết định cơ chế đặc thù cho các địa phương và Chính phủ đã có dự kiến áp dụng các thủ tục hành chính rút gọn để đẩy mạnh đầu tư công, “vậy sao chúng ta không ban hành cơ chế đặc thù cho đầu tư, kinh doanh toàn xã hội trong 2 năm tới”.
Nội hàm của cơ chế đặc thù này có thể là: Rút gọn thủ tục, quản trị rủi ro, chuyển sang hậu kiểm, hạn chế thanh, kiểm tra, thực hiện tối đa trên nền tảng trực tuyến, và không ban hành bất cứ chính sách nào có thể làm phát sinh thêm gánh nặng về thủ tục và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
“Việc áp dụng cơ chế đặc thù, rút gọn trong 2 năm phục hồi kinh tế, cũng là bước thử nghiệm cần thiết cho những cải cách thể chế đột phá được kỳ vọng trong những năm tiếp theo”, ông Lộc nói.
Ngày mai (9/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế – xã hội.
Tập trung khôi phục, phát triển thị trường lao động sau đại dịch COVID-19
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Dệt may là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung thì diện bao phủ của chính sách cơ bản đã tới với người dân. Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và mới đây là Nghị quyết 126 sửa đổi đã đi vào cuộc sống, được nhân dân ghi nhận, giúp người dân khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, từ 1/7 đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội và các địa phương đã triển khai rất khẩn trương, rất quyết liệt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và Nghị quyết 126 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68. Các địa phương, nhất là 23 tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã nỗ lực rất lớn, quyết tâm rất nhiều, có nhiều cách làm mới, đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Từ chính sách này, phần đông người lao động khắc phục khó khăn vươn lên, phần lớn doanh nghiệp chia sẻ với người lao động, chung tay cùng vượt qua đại dịch. Các chính sách không chỉ hướng tới người lao động, công nhân mà còn rất nhiều đối tượng yếu thế đã được chăm lo như người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật...
"Tuy nhiên, thời gian qua, dịch bệnh kéo dài, phức tạp, những diễn biến mới ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, việc làm, sinh hoạt của người dân, khi dòng người từ thành phố, đô thị, khu đông dân cư kéo về quê, về địa phương, về nông thôn với số lượng rất lớn. Điều này dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số bộ phận, lĩnh vực, địa bàn, đòi hỏi sớm khôi phục và phát triển thị trường lao động, góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế", Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhận định.
Bộ LĐTB&XH đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Do đó, các đơn vị cần tập trung rà soát lại tình hình lao động, sản xuất kinh doanh dưới góc độ trách nhiệm của ngành để đánh giá thực chất tình hình lao động, việc làm và tình hình thiếu hụt lao động, cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động. Qua đó kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại làm việc và điều tiết lực lượng lao động, góp phần phục vụ công tác sơ kết của Chính phủ, hoàn thiện đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động để kịp thời bổ sung vào cơ chế chính sách cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Sớm có dữ liệu về thị trường lao động để điều tiết tốt nhất Tình trạng người lao động rời khu vực sản xuất, di cư về quê đang đặt ra bài toán đối với công tác quản lý nhân lực, trong đó có việc chuẩn bị đội ngũ lao động cho phục hồi phát triển kinh tế. Rất đông người dân từ các vùng dịch trở về các tỉnh miền Tây, trong đó có Đồng Tháp,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
64 giây gây sốc của Song Hye Kyo ở Baeksang 2025: Đẹp và trẻ đến khó tin!
Sao châu á
21:41:09 05/05/2025