Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thấm thía và day dứt về những việc chưa làm được!
Khái quát về kết quả công tác năm 2021, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ, toàn ngành có một năm nỗ lực vượt bậc nhưng tự nhận thấy mong muốn còn rất lớn mà nhiều việc vẫn chưa làm được.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ LĐ-TB&XH được tổ chức chiều 12/1/2022 (ảnh: Mạnh Quân).
Phát biểu kết luận hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc lại nội dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, không phải chỉ 55 triệu người lao động, hơn 8 triệu người có công, 3 triệu người bảo trợ xã hội, hơn 20 triệu người nghèo mà lĩnh vực hoạt động của ngành còn liên quan đến những vấn đề của toàn dân. Khái quát chung, tư lệnh ngành lao động nhận định “ngành phục vụ từ em bé nằm trong bụng mẹ tới người đã về nằm lại trong lòng đất”. Vậy nên, ngành LĐ-TB&XH không làm tốt sẽ gây phản ứng xã hội rất lớn.
Từ ý thức như vậy, năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh khắc nghiệt, tác động nặng nề, Bộ LĐ-TB&XH cũng như toàn ngành đã thực hiện triệt để phương châm chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội. Bộ thường xuyên báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chủ trương, chính sách lớn hỗ trợ người dân, người lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong năm, Ban cán sự Đảng bộ Bộ đã có 7 lần báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề xã hội phát sinh cần nhanh chóng giải quyết. Lãnh đạo Bộ cũng làm việc thường xuyên với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thẩm tra cũng như Chính phủ, các Bộ, ngành khác để có thể kịp thời hoàn thiện chính sách ban hành.
“Anh chị em cán bộ, nhân viên trong ngành, nhất là ở 23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, thực sự đã có nhiều tuần, nhiều tháng không về nhà. Việc đưa từng túi gạo, túi an sinh tới người dân, trong dịch bệnh, phong tỏa… đều không dễ dàng gì. Vậy mà, như TPHCM, việc giải ngân hàng chục nghìn tỷ đã hoàn thành chỉ trong thời gian rất ngắn” – lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH bày tỏ.
Ông Dung chia sẻ, toàn ngành dù rất cố gắng nhưng mỗi người cũng tự nhận thấy mong muốn còn lớn mà nhiều việc vẫn chưa làm được. Bộ trưởng chùng giọng: “Nói thật là cá nhân tôi cũng thấy thấm thía lắm, chưa hài lòng, còn day dứt về một số việc”.
Video đang HOT
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022, trong đó có việc tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ.
Điểm lại những vấn đề Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo với ngành trong năm mới 2022, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, với trách nhiệm cá nhân, ông sẽ nghiêm túc tiếp thu để điều hành, triển khai các nhiệm vụ lãnh đạo Chính phủ giao.
Ngoài 5 nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn được xác định, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, ngành cũng tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ an sinh, chống tình trạng tiêu cực, trục lợi.
“Tôi đã làm việc với Tổng Thanh tra Chính phủ, trao đổi tinh thần, với những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực của ngành, chúng tôi sẽ chủ động rà soát, không đợi đến khi các cơ quan thanh tra, kiểm toán phải vào cuộc. Tinh thần làm việc, Bộ Lao động xác định là cầu thị, phát hiện sai sót, bất cập phải chỉnh sửa, xử lý ngay” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cao đẳng nghề Việt- Hàn phải phấn đấu thành trường trọng điểm, uy tín
Ngày 22/11, trong chuyến làm việc tại Bắc Giang, đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn về công tác đào tạo nghề.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và đoàn công tác thăm các lớp học Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn.
Báo cáo với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Nguyễn Công Thông cho biết: Trải qua chặng đường gần 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã khẳng định vị thế là trường cao đẳng kỹ thuật có vai trò đầu tàu, nòng cốt trong hệ thống GDNN tỉnh Bắc Giang, xác lập được vị thế thuộc nhóm trường hàng đầu trong toàn quốc.
Dựa trên đánh giá của các cơ quan hữu quan Hàn Quốc như Quốc hội, Bộ LĐ-TB&XH và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, dự án viện trợ ODA không hoàn lại xây dựng trường Việt - Hàn Bắc Giang là một trong những dự án thành công nhất do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc với nhà trường.
Năm 2021, nhà trường đào tạo 21 nghề, với tổng số 5,3 nghìn học sinh, sinh viên. Kết quả tuyển sinh hàng năm đều vượt chỉ tiêu, số người có nhu cầu học nghề vượt quy mô đào tạo. Nhà trường đã thiết lập quan hệ đối tác bền vững với hơn 150 doanh nghiệp; tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường đạt hơn 94%. Nhà trường đã nhận nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Bắc Giang trong nhiều năm liên tục.
Trò chuyện với cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận và đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại; quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo được nâng lên; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao.
" Tỉnh Bắc Giang đã quan tâm công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, là địa phương điển hình của cả nước về đào tạo nghề 9 ; liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp hình thành "3 nhà" trong dạy nghề gồm: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận xét.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trò chuyện với sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn.
Bộ trưởng ghi nhận với các kiến nghị của nhà trường về việc tiếp tục hỗ trợ để đạt tiêu chí chất lượng cao vào năm 2025. Theo Bộ trưởng, trọng tâm là hỗ trợ đầu tư các phòng thực hành trọng điểm đối với những nghề có hàm lượng công nghệ CMCN 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, điều khiển học; Đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế; hỗ trợ việc thiết lập Trung tâm Đào tạo liên tục VKTech.
Nhấn mạnh công tác đào tạo nghề nói chung hiện nay còn phụ thuộc vào doanh nghiệp, Bộ trưởng đề nghị nhà trường cần tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm trong công tác đào tạo.
"Cần lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp để tập trung đào tạo vì đây là thế mạnh của trường. Sử dụng giáo trình nước ngoài để đáp ứng nguồn nhân lực trong nước và quốc tế, tiến tới xây dựng trường trở thành một trong những trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của cả nước và khu vực", Bộ trưởng lưu ý.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng các đại biểu tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn
Tại buổi làm việc với đoàn công tác, Hiệu trưởng Nguyễn Công Thông cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục GDNN quyết định bổ sung Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn vào danh sách các trường được đầu tư thành trường chất lượng cao giai đoạn 2020-2025. Đồng thời nhà trường mong được tiếp cận, chuyển giao chương trình quốc tế để tuyển sinh đào tạo các nghề trọng điểm và xây dựng Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người học và lao động trên địa bàn tỉnh.
Bạc Liêu thực hiện tốt công tác hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động Ngày 1/11, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về công tác hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn...