Bộ trưởng Công an trả lời chất vấn về tội phạm kinh tế, chức vụ
Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 (tháng 8/2018) của UB Thường vụ Quốc hội thể hiện, có 2 nhóm vấn đề được chọn là chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Bộ trưởng – Chủ nhiệm UB Dân tộc và tình hình an ninh, công tác đấu tranh chống tội phạm của Bộ trưởng Công an.
Hai nhóm vấn đề được chọn dựa trên cơ sở nguồn thông tin phục vụ hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5; tổng hợp đề xuất nhóm vấn đề chất vấn của đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến UB Thường vụ Quốc hội, ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước và dư luận xã hội từ kỳ họp thứ 5 đến nay.
Nhóm vấn đề thứ nhất là việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục-đào tạo, y tế…), hạ tầng xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng – Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến.
Tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan: Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Lao động – Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Video đang HOT
Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp 26 của UB Thường vụ Quốc hội
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp. Công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội phạm kinh tế; tội phạm về chức vụ; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm ma túy. Công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Công an.
Tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan: Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các phiên chất vấn sẽ diễn ra trong một ngày 13/8.
Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc hội, Đài truyền hình Việt Nam để cử tri và đồng bào cả nước theo dõi, giám sát. Hoạt động này cũng được kết nối truyền hình trực tuyến với 62 đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn trước TVQH
Theo dự kiến, tại phiên họp 26 của Uỷ ban TVQH sẽ có nội dung chất vấn 2 Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Tô Lâm.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là một trong 2 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban TVQH
Theo chương trình dự kiến của phiên họp thứ 26 của Uỷ ban TVQH diễn ra vào từ 8-13/8, sẽ có nội dung tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH dành cho 2 vị Bộ trưởng, trưởng ngành.
Theo nguồn tin, hai người được lựa chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Hình thức chất vấn sẽ vẫn áp dụng những đổi mới đã thực hiện từ phiên họp Uỷ ban TVQH thứ 22. Theo đó, mỗi ĐBQH nêu câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 1 phút/lần. Người được chất vấn sẽ trả lời ngay câu hỏi của ĐBQH trong thời gian không quá 3 phút/lần. Trường hợp ĐBQH chưa thỏa mãn với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng để đăng ký tranh luận, thời gian hỏi và trả lời khi tranh luận ngắn hơn quy định nêu trên.
Phiên chất vấn dự kiến tổ chức vào ngày 13/8 tới.
Ngoài nội dung chất vấn, phiên họp Uỷ ban TVQH thứ 26 lần này cũng sẽ cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật đặc xá; Cho ý kiến lần 2 về Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật kiến trúc; Luật trồng trọt, Luật chăn nuôi; Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học; Luật đặc xá; Tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016"...
Bên cạnh đó, Ủy ban TVQH còn cho ý kiến về việc giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của bộ, ngành giai đoạn 2016-2020 và xử lý vướng mắc đối với thủ tục đầu tư dự án nhóm A sử dụng ngân sách TP.HCM theo quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14...
Hoài Vũ
Theo baogiaothong
Ai có thẩm quyền nâng lương Đại tướng, Thượng tướng Công an? Theo Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) đã sửa đổi quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng cục đặc biệt; nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng. Thượng tướng...