Bộ trưởng Công an nói về vụ án Đường ‘Nhuệ’
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết “kể từ hôm xảy ra vụ việc, Bộ Công an đã có chỉ đạo liên tục đối với Công an tỉnh Thái Bình”.
Video: Hàng xóm kể bị Đường ‘Nhuệ’ đánh đập, doạ giết ngay tại trụ sở công an
Những ngày này, thông tin Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”), ở 366 Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, Thái Bình) và 4 đồng phạm về tội “cố ý gây thương tích” đang được dư luận quan tâm, đánh giá rất cao, ghi nhận những chiến công bước đầu của lực lượng Công an nhân dân, Công an Thái Bình.
Điều đáng nói là từ vụ việc này, dư luận đang mong chờ cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ hàng loạt các hành vi có dấu hiệu phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này như: cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản không minh bạch… vốn gây nhiều bức xúc cho người dân tỉnh Thái Bình nhiều năm qua.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, kể từ hôm xảy ra vụ án, Bộ Công an đã có chỉ đạo liên tục đối với công an tỉnh Thái Bình. (Ảnh: Tiến Tuấn)
Chia sẻ với Báo Điện tử Tổ Quốc về những chỉ đạo của Bộ Công an đối với vụ án trên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, đấu tranh với tội phạm là công việc của ngành công an nên khi vụ án xảy ra, lãnh đạo Bộ Công an đã có chỉ đạo ngay và liên tục đối với Công an tỉnh Thái Bình.
Hiện vụ án đang trong quá trình điều tra. Lực lượng công an đang tập trung khẩn trương điều tra theo quy định của pháp luật.
Về câu hỏi phóng viên đặt ra là liệu có vấn đề bảo kê, chống lưng cho băng nhóm Đường “Nhuệ” hay không, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: “Sự việc đang được điều tra, nếu có tình trạng này sẽ phải xử lý ngay. Người dân có thể đặt ra rất nhiều tình huống nhưng tất cả đều phải làm việc, điều tra theo quy định của pháp luật”.
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, lực lượng công an đang trực tiếp điều tra, các vụ án cần phải chấp hành các quy định trong quá trình điều tra để ngăn chặn tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người dân để làm sao giảm được tội phạm trong xã hội.
“Đối với vụ việc đã xảy ra rồi thì phải khẩn trương đấu tranh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu.
Trước đó, trả lời Báo Điện tử Tổ Quốc về vụ việc này, một lãnh đạo Công an Tỉnh Thái Bình cũng cho biết, vụ án đang trong quá trình điều tra. Đặc biệt, hai đối tượng trong băng nhóm này rất cộm cán, đàn em của chúng ở bên ngoài còn rất nhiều nên lực lượng công an phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ phức tạp.
Lực lượng Công an tỉnh đang tập trung củng cố các chứng cứ liên quan đến vụ việc gây thương tích, bắt tất cả những trường hợp có liên quan đến vụ việc, còn những vấn đề, vụ việc khác thì sẽ tiếp tục nghiên cứu sau.
“Vụ việc được phát hiện qua đơn thư tố giác của người bị hại, nhưng thực tế chúng tôi đã có chủ trương, sự chủ động xử lý từ trước”, vị lãnh đạo này nói.
Còn về việc liệu có cán bộ chống lưng, bảo kê cho băng nhóm này hoạt động hay không, lãnh đạo công an cho hay, hiện lực lượng công an đang điều tra tích cực với tinh thần là làm kiên quyết, đúng pháp luật, tội đến đâu sẽ bị xử đến đấy và chắc chắn sẽ không có ai can thiệp được việc này.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an):
Việc một số quan chức tỉnh, lãnh đạo các các Bộ ngành bảo kê cho doanh nhân, công ty tư nhân… trong các hoạt động làm ăn, kinh doanh là không hiếm. Bởi nếu không có quan chức bảo lãnh thì ai dám ngông nghênh.
Trên thực tế, một số vụ việc có tính chất bảo kê cũng đã được đem ra xử lý, gần đây nhất là vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ có sự bảo kê từ ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an) và Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Còn đối với băng nhóm Đường “Nhuệ”, tôi đặt câu hỏi là tại sao những nhân vật này hoạt động công khai như: cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản không minh bạch… trong thời gian lâu như vậy mà không bị xử lý sớm?
Theo tôi, vụ việc xảy ra trên địa bàn quận huyện, hoặc tỉnh thì phải xác định rõ trách nhiệm của những người đứng đầu. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình phải có trách nhiệm chỉ đạo cấp dưới xem xét, xử lý việc này.
Tướng Tô Lâm: Tiền đánh bạc qua mạng hàng triệu USD mỗi ngày
Bộ trưởng Công an cho biết hiện có 30 nhà cái ở nước ngoài móc nối với tội phạm trong nước, lập đường dây với số tiền hàng triệu USD mỗi ngày.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 của Ban chỉ đạo 138 về phòng, chống tội phạm, đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an dành nhiều thời gian phân tích về 5 loại tội phạm, cũng chính là 5 nhóm vấn đề nổi lên, cần quan tâm trong năm 2020.
Một trong 5 nhóm vấn đề là tội phạm trên mạng. Bộ trưởng Tô Lâm thừa nhận đây là thách thức lớn nhất, không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới.
Tội phạm chuyển dịch từ thế giới thực sang không gian mạng
"Trên thế giới thực có loại tội phạm gì, trên không gian mạng có đầy đủ các loại tội phạm đó. Tội phạm đang chuyển dịch từ thế giới thực sang không gian mạng", đại tướng Tô Lâm nói.
Ông cho rằng phức tạp nhất là liên quan đến tội phạm gián điệp mạng, tấn công mạng, tung tin giả, xuyên tạc, bôi nhọ nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, xâm phạm bí mật đời tư, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán vũ khí.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhận định tội phạm trên không gian mạng là thách thức lớn nhất.
Đặc biệt là tội phạm cờ bạc, cá độ bóng đá trên mạng với khoảng 30 nhà cái ở nước ngoài móc nối với tội phạm trong nước thiết lập các đường dây.
"Số tiền đánh bạc hàng ngày lên tới hàng triệu USD. Như vừa qua, chúng ta phá một số vụ án đánh bạc với số tiền rất lớn", Bộ trưởng Công an thông tin.
Nêu vấn đề mới về đấu tranh, phòng ngừa tội phạm người nước ngoài, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay chỉ trong 2019, số người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tăng khoảng 17 triệu lượt. Vì vậy, tình trạng người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam cũng tăng trên nhiều lĩnh vực như tội phạm sử dụng công nghệ cao, ma túy, mại dâm, buôn bán người, lừa đảo, trộm cắp, giết người, cướp của...
"Hiện, các trại giam của Bộ Công an quản lý khoảng 500 tội phạm là người nước ngoài của 25 nước", tướng Tô Lâm cho hay.
Theo ông, công tác quản lý người nước ngoài liên quan tới trách nhiệm của nhiều bộ, ngành khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa xác định rõ trách nhiệm của mình, chưa quan tâm đúng mức, thậm chí coi nhẹ công tác quản lý người nước ngoài.
Hàng trăm người Trung Quốc bị bắt quả tang đánh bạc qua mạng trong một khu đô thị ở Hải Phòng hồi cuối tháng 7/2019. Ảnh: Bộ Công an.
Thực tế, còn 19 địa phương chưa ban hành quy chế phối hợp về quản lý người nước, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng cấp phép lao động cho người nước ngoài, thu tiền dịch vụ, gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan chức năng. Bộ trưởng Công an đề nghị siết chặt việc này và quy trách nhiệm rõ ràng.
Kẻ giết 5 người ở Thái Nguyên đang cai nghiện tại nhà
Vấn đề nhức nhối được Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh là ma túy - tội phạm của các loại tội phạm. Theo ông, khi người nghiện lên cơn thì không từ bất cứ thủ đoạn nào để có ma túy sử dụng.
Đại tướng Tô Lâm cũng nêu con số giật mình khi số người nghiện ma túy ở nước ta tăng 5.000 người mỗi năm. Trong khi đó, phần lớn số người nghiện ma túy đang ở ngoài xã hội, làm nhân dân rất lo lắng và bất an.
Nghi phạm Hoàng Văn Chín (Thái Nguyên) sát hại 5 người khi đang trong quá trình cai nghiện tại gia đình. Ảnh: Phạm Ngọc Thành.
"Nhưng gia đình người nghiện ma túy chính là những người lo lắng và bất an nhất khi không biết điều gì xảy ra với gia đình mình", ông Lâm nói, đồng thời dẫn chứng vụ thảm sát ở Thái Nguyên vừa xảy ra.
"Hoàng Văn Chín giết 5 người trên Thái Nguyên là người nghiện ma túy, đang thực hiện quyết định của UBND xã về việc thực hiện cai nghiện tại gia đình. Song, việc gia đình quản lý người nghiện rất khó khăn", Bộ trưởng Công an chia sẻ.
Ông nhấn mạnh đã đến lúc cần có những giải pháp mạnh, quyết liệt hơn nữa đối với người nghiện. Đặc biệt, phải coi trọng hình thức cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện tập trung, quản lý chặt người nghiện ngoài xã hội để giảm nguy cơ phát sinh tội phạm.
Trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn xã hội, Bộ trưởng Công an cho hay số vụ phạm pháp hình sự năm 2019 giảm 39% nhưng nhóm tội phạm do nguyên nhân xã hội lại tăng. Trong đó, số vụ giết người do mâu thuẫn, thù tức tăng 8,5%, hiếp dâm tăng 10,16%, hiếp dâm trẻ em tăng 7,51%.
"Trung bình 5 năm gần đây mỗi năm xảy ra khoảng 1.200 vụ giết người, trong đó 90% là do nguyên nhân xã hội, khoảng 20% các vụ là người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau, trong đó nổi lên một số vụ giết nhiều người rất thương tâm", ông Lâm nói.
Đáng lưu ý, thành phần phạm tội có nhiều thay đổi, số người phạm tội lần đầu chiếm tỷ lệ trên 81%.
"Số đối tượng này phần lớn không nằm trong diện quản lý nghiệp vụ của lực lượng công an nên phòng ngừa rất khó khăn", ông Lâm cảnh báo.
Tội phạm tín dụng đen là nguồn gốc của đâm thuê, chém mướn
Theo Bộ trưởng Công an Tô Lâm, tội phạm tín dụng đen là nguyên nhân dẫn đến các hành vi thuê người, đòi nợ thuê, đâm chém đe dọa. Toàn quốc có khoảng 23.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, trong đó khoảng 40.000 cơ sở có dấu hiệu hoạt động cho vay thế chấp trái phép và 1.500 cơ sở kinh doanh tài chính trái phép dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vừa qua, lực lượng công an đã triệt phá hàng trăm băng nhóm tội phạm tín dụng đen.
"Tội phạm tín dụng đen đã được đẩy lùi một bước, không còn công khai trắng trợn như trước. Nhiều cơ sở đã tạm ngừng hoặc hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, tình hình vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào nếu chúng ta không tiếp tục quyết liệt", tướng Tô Lâm lưu ý.
Theo news.zing.vn
Làm rõ vụ CSGT bị trù dập khi tố cấp trên bảo kê xe quá tải "Trước kia tôi công tác tại Đội CSGT số 2, nhưng sau khi phản ánh những tiêu cực liền bị trù dập, điều chuyển về Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn", người đứng đơn tố cáo nói. Ngày 26/11, trao đổi với Zing.vn, đại tá Văn Quyết Thắng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết công an tỉnh đã thành...