Bộ trưởng Công an: ‘Không để tội phạm lộng hành’
Nhân dịp đầu xuân mới 2013, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang đã có những chia sẻ về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đấu tranh lâu dài, bền bỉ
Thưa Bộ trưởng, thời gian gần đây, lực lượng Công an cả nước, trong đó có Công an TP.HCM đã ra quân đồng loạt trấn áp tội phạm, khiến dư luận vô cùng phấn khởi. Vậy từ đây, người dân có t hể kỳ vọng về sự lâu dài và bền vững trong vấn đề bình yên cuộc sống không, thưa Bộ trưởng?
Trước hết, tôi xin khẳng định rằng, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ sự bình yên cho xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cần có quyết tâm cao, sự kiên trì, bền bỉ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Trong năm 2012, lực lượng Công an đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm ở tất cả các địa bàn đô thị, nông thôn; liên tục mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm và các loại tội phạm nguy hiểm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm là người nước ngoài, tội phạm sử dụng “vũ khí nóng”, vật liệu nổ để gây án, tội phạm chống người thi hành công vụ, tội phạm xâm hại trẻ em…
Đã triển khai nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp 03 lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự trong phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Điều tra khám phá 37.221 vụ phạm tội hình sự, đạt tỷ lệ 73,4%; triệt phá 2.785 băng, nhóm tội phạm; kịp thời điều tra, khám phá nhiều vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; giải cứu thành công 100% các vụ tống tiền, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em, được dư luận đánh giá cao.
Gần đây, tại TP.HCM, Công an Thành phố đã thành lập 34 tổ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự, Bộ công an cũng điều 600 cảnh sát cơ động vào TP.HCM để phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là trong tấn công, trấn áp tội phạm cướp, cướp giật trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ hỗ trợ Công an Thành phố triệt phá các băng, nhóm tôi phạm có tô chức hoạt đông theo kiêu “xã hôi đen”, các băng nhóm đâm thuê, chém mướn, siêt nợ, đòi nợ thuê, sử dụng vũ khí gây án, tô chức các hoạt đông cờ bạc, mại dâm; quản lý chặt chẽ số đôi tượng hình sự, kinh tê, ma túy tại địa bàn; thực hiện tốt các phương án phòng, chống cướp, cướp giật, trộm cắp…; đây mạnh công tác truy bắt, vận động đôi tượng truy nã ra đâu thú, đặc biệt là số đôi tượng nguy hiêm và đặc biệt nguy hiêm.
Các lực lượng công an kiểm soát ‘cung đường cướp’ ở TP.HCM. (Ảnh: VietNamNet)
Tôi rất hiểu và thông cảm với những lo lắng, bất an, cũng như kỳ vọng về sự lâu dài và bền vững trong vấn đề bình yên cuộc sống của người dân. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm, Bộ Công an thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Nghị quyết số 37/2012/QH13, ngày 23/11/2012 của Quốc hội khoá XIII về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm và công tác thi hành án năm 2013; đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quán triệt và thực hiện tốt phương châm: “Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công tội phạm”.
Theo đó, mục đích cao nhất và cũng là yêu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm là bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, tạo môi trường ổn định, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của đất nước. Chúng tôi luôn xác định, đã là chiến sĩ Công an nhân dân thì phải chấp nhận mọi hy sinh, vất vả vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Mối lo tội phạm trẻ vị thành niên gia tăng
Trong năm qua, lực lượng Công an nhân dân đã có rất nhiều cố gắng trong việc đảm bảo sự bình yên cho xã hội. Tuy nhiên, các vụ giết người, cướp tài sản, cướp giật vẫn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là loại đối tượng tội phạm còn ở tuổi vị thành niên. Bộ trưởng đánh giá thế nào về thực trạng này?
Video đang HOT
Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lực lượng Công an nhân dân đã tập trung tham mưu, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân, liên tục triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp; tội phạm giết người, cướp tài sản, cướp giật có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Năm 2012, trong số 122.277 bị can bị khởi tố thì có đến 9.904 bị can dưới 18 tuổi, chiếm 8,1 %, tăng 7,4% so với năm 2011. Nhiều vụ án do người chưa thành niên gây ra thủ đoạn tàn bạo, đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội.
Động cơ, mục đích, phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội của người chưa thành niên thường rất đơn giản, nhiều đối tượng sau khi phạm tội vẫn không nhận thức được tính chất, mức độ nghiêm trọng về hành vi của mình gây ra và tiếp tục phạm tội.
Thành phần phạm tội cũng rất khác nhau, song phần lớn số đối tượng này thích ăn chơi, đua đòi, không chịu lao động, tụ tập lêu lổng, có lối sống lệch lạc, ưa hưởng thụ và coi thường các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội. Hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật tập trung ở lứa tuổi 16-18. Thực trạng trên đang là mối lo của các bậc cha mẹ và toàn xã hội trong việc quản lý và giáo dục thanh, thiếu niên.
- Theo Bộ trưởng nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế – xã hội khó khăn, tác động trực tiếp đến đời sống các tầng lớp nhân dân cộng với tác động tiêu cực của các ấn phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực trực tuyến trên mạng Internet ( game online) nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn.
Nguyên nhân chủ quan là do việc quản lý, giáo dục của gia đình và các đoàn thể có chiều hướng lỏng lẻo và chưa được quan tâm đúng mức; chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh, thiếu niên.
Vụ án Lê Văn Luyện là một điển hình của tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. (Ảnh: CAND)
Thực tế cho thấy, phần lớn thanh thiếu niên phạm tội là xuất thân từ những gia đình có bố, mẹ ly thân, ly dị, có hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, người lớn không gương mẫu, gia đình thường xuyên xảy ra tình trạng bạo hành… Mặt khác, tại một số trường học có xu hướng chỉ quan tâm “dạy chữ”, chưa chú trọng “dạy người” và giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, coi thường kỷ cương, pháp luật, lệch lạc về đạo đức, lối sống… đã tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của một bộ phận thanh thiếu niên. Đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng, lối sống ứng xử bạo lực có xu hướng hình thành trong một bộ phận nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên; các biện pháp phòng ngừa xã hội hiệu quả thấp, đấu tranh trấn áp chưa đủ mạnh. Sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa đồng đều; phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở cơ sở chưa đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực.
Với tình trạng thanh thiếu niên phạm tội như hiện nay, Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện những giải pháp gì?
Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cụ thể, như chỉ đạo lực lượng Công an tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên, định hướng cho người dân nhận thức và xử sự đúng pháp luật trong giải quyết các công việc có liên quan.
Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong trường học; Nghị quyết Liên tịch giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với TƯ Đoàn TNCS HCM về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên…
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, nghị quyết liên tịch nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và phối hợp đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm chống người thi hành công vụ, tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng.
Ngoài ra, nhiều mô hình về phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên được xây dựng và triển khai hiệu quả trong các trường đại học và các cơ sở dạy nghề như mô hình “Khu nội trú sinh viên an toàn, văn minh, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”… được thế hệ trẻ hướng ứng.
Không để tội phạm lộng hành
Vậy, năm 2013, ngành Công an sẽ đưa ra giải pháp “đột phá” như thế nào để góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự trên cả nước, thưa Bộ trưởng?
Năm 2013 có ý nghĩa bản lề trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm (2011-2015). Kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2012.
Do tác động của những khó khăn về kinh tế- xã hội và những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài và tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội… tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật khác sẽ diễn biến phức tạp hơn, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng “vũ khí nóng”, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm tham nhũng, tội phạm chống người thi hành công vụ…; thiên tai, dịch bệnh và các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Trong bối cảnh đó, để giữ vững an ninh, trật tự, lực lượng Công an nhân dân tiếp tục bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; nắm chắc tình hình, chủ động triển khai thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời tham mưu đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhất là các băng, nhóm đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê, sử dụng vũ khí gây án, tổ chức hoạt động cờ bạc…
Cục C45 đã phá được sới bạc khủng ở Bắc Ninh, được Bộ Công an khen thưởng. (Ảnh: VietNamNet)
Triển khai thực hiện tốt đợt cao điểm trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, với mục tiêu không để gia tăng tội phạm, không để tội phạm lộng hành, bảo đảm tốt trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trong dịp Tết. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm. Tập trung củng cố lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên đề về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho lực lượng chuyên trách.
Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo thực hiên nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyêt của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Môt sô vân đê câp bách vê xây dựng Đảng hiên nay”, xác định đây là viêc làm thường xuyên của môi tô chức đảng trong Công an nhân dân.
Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên cán bộ, chiến sĩ gương mẫu, đi đầu trong công tác, chiến đấu, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệnh Công an nhân dân.
Đẩy mạnh thực hiên Cuộc vận động “Công an nhân dân châp hành nghiêm điêu lênh; xây dựng nêp sông văn hóa, vì nhân dân phục vụ” gắn với phong trào học tâp thực hiên 6 điêu Bác Hô dạy Công an nhân dân; tô chức các hoạt đông kỷ niêm 65 năm Công an nhân dân học tâp, thực hiên 6 điêu Bác Hô dạy; 65 năm “Ngày Chủ tịch Hô Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quôc” và thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu hành động của toàn lực lượng Công an nhân dân: “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo 24h
Làm rõ "đường dây mua bán bệnh án tâm thần"
Ở nơi nào trộm cướp, tội phạm lộng hành thì phải xem lại trách nhiệm chỉ đạo quản lý ngành của cấp trưởng công an địa phương, khu vực nơi đó và những ai không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề nghị phải thay sớm.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu quan điểm trên tại Hội nghị triển khai thi hành luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) và Nghị quyết của Quốc hội (QH) về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm (PCTP) do Ủy ban TVQH tổ chức sáng qua, 23.1.
CSGT Hà Nội bắt giữ người vi phạm giao thông, có sử dụng ma túy - Ảnh: Hoàng Long
Xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Khởi tố, bắt giam nguyên TGĐ Agribank
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thông báo, thực hiện NQ 37 của QH (ban hành ngày 23.11.2012), công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm về kinh tế, tham nhũng đạt kết quả cao. Đặc biệt, đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) về tội thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (ông Phạm Thanh Tân giữ chức Tổng giám đốc Agribank từ ngày 12.6.2009-12.7.2011 - PV) đồng thời, đã khởi tố, bắt giam ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải dầu khí (Falcon) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo nhiều nguồn tin của Thanh Niên, một trong những hành vi vi phạm pháp luật của ông Tân có liên quan đến vụ tiêu cực tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC2). B.C - Thái Sơn
Theo bà Nga, dư luận hiện rất bức xúc về những vụ giết người, cướp của, hiếp dâm... xảy ra liên tiếp thời gian qua. Đáng lưu ý là người phạm tội khi thực hiện hành vi gây án tỏ ra rất bình tĩnh, nhiều vụ hung thủ còn thực hiện việc phi tang với kế hoạch chặt chẽ, tỉnh táo nhưng đến khi đưa ra xét xử lại đột nhiên "tâm thần". Cho rằng đường dây mua bán bệnh án tâm thần báo chí phanh phui gần đây đã lý giải việc đó, bà Nga đề nghị làm rõ hiện tượng này "vì nếu đó là sự thật, sự việc hết sức phức tạp, nghiêm trọng".
Nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn tính mạng của người dân khi ra đường là trách nhiệm của chính quyền, đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan chuyên trách là ngành công an, bà Nga đề nghị khi triển khai các nhiệm vụ phòng chống tội phạm phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. "Ở nơi nào mà trộm cướp lộng hành thì ở đó phải xem xét trách nhiệm cấp trưởng công an địa phương, khu vực đó. Từ giám đốc công an cấp tỉnh, thành phố đến trưởng công an quận, huyện... Những đồng chí nào không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề nghị phải thay sớm", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm.
Ủy viên chuyên trách của Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng cướp giật hoành hành nhiều nơi, đặc biệt ở TP.HCM, và cho rằng, bên cạnh giải pháp quyết liệt trấn áp tội phạm, "cần đánh giá vì sao thời gian tỷ lệ tội phạm giảm đi rất ít. Có phải trong xử lý tội phạm chúng ta nương nhẹ không, quy định pháp luật đã đủ để răn đe chưa, cơ chế hiện hành có hạn chế gì bó tay lực lượng bảo vệ pháp luật?". Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lưu ý thêm: Cần khắc phục khuynh hướng nhân dân vì thiếu niềm tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật mà tự xử tội phạm với "mức án" nặng nề hơn, như có những trường hợp bị đánh hội đồng đến chết.
Quy trách nhiệm khi để "lọt" tham nhũng
Tại hội nghị, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường dẫn lại phát biểu của Tổng thanh tra Chính phủ tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua, thừa nhận trách nhiệm về hạn chế trong việc phát hiện hành vi tham nhũng dẫn tới nhiều vụ việc qua thanh tra nhiều lần vẫn không phát hiện, và đặt vấn đề: Thanh tra Chính phủ có giải pháp cụ thể nào để tăng cường năng lực trình độ thanh tra cũng như xử lý trách nhiệm thanh tra viên để lọt tham nhũng?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng nhấn mạnh cử tri và người dân cả nước quan tâm nhất đến hiệu quả PCTN khi sửa luật và đề nghị xem xét trách nhiệm các trường hợp thanh tra để "lọt" tham nhũng. "Chúng tôi đã từng kiến nghị đối với những vụ việc thanh tra, kiểm toán đã vào rồi mà không phát hiện được tham nhũng nhưng nếu cơ quan vào sau phát hiện được thì phải xem xét trách nhiệm cơ quan đã vào thanh tra trước đó, nhưng kiến nghị này chưa được đưa vào luật PCTN sửa đổi lần này. Cần phải có chỉ thị chỉ đạo để thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan thanh kiểm tra trong vấn đề PCTN theo hướng nói trên", ông Quyền kiến nghị.
Ở khía cạnh khác, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật đề nghị cần cụ thể hóa hơn nữa điều kiện được hưởng án treo, miễn trách nhiệm hình sự với tội tham nhũng vì dư luận đang bức xúc về việc này. Theo ông Luật, lãnh đạo Viện KSND tối cao, TAND tối cao phải có chỉ đạo trong ngành mình để hạn chế việc áp dụng án treo, xét xử sao cho nghiêm khắc với loại tội phạm này.
Được mời giải trình thêm, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hải Phong khẳng định sẽ xử lý nghiêm minh trách nhiệm cấp dưới nếu làm không đúng. Thời gian tới, Viện KSND tối cao sẽ ra văn bản hướng dẫn áp dụng việc đình chỉ án, trong đó có án tham nhũng, việc miễn trách nhiệm hình sự với căn cứ hành vi phạm tội không còn nguy hiểm nữa để chống lọt tội phạm.
Một tháng triệt phá 390 băng nhóm tội phạm nguy hiểm
Ngày 23.1, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán (từ 15.12.2012 đến 15.3.2013). Theo Bộ Công an, trong 1 tháng qua, công an các đơn vị, địa phương đã điều tra, khám phá 3.827 vụ, bắt và xử lý 8.484 người có liên quan triệt phá 390 băng, nhóm/1.577 tội phạm hình sự nguy hiểm thu giữ 57,36 kg heroin. Đặc biệt, lực lượng công an đã bắt giữ, xử lý 842 vụ cờ bạc với trên 3.000 người có liên quan.
Bộ Công an cho rằng, với việc triển khai 34 tổ công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn trọng điểm tại TP.HCM đang phát huy hiệu quả. Trong 1 tháng đã phát hiện, triệt phá 73 băng, nhóm tội phạm, bắt 193 kẻ gây án nghiêm trọng trên địa bàn TP. Công an TP.Hà Nội đã triệt phá 144 băng, nhóm tội phạm hình sự, bắt 345 người có liên quan.
Thái Sơn
Theo TNO