Bộ trưởng Công an được quyết định dừng chuyến bay trong tình huống khẩn cấp
“Trong tình huống khẩn cấp để bảo vệ an ninh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định dừng các chuyến bay đi và đến từ một hoặc một số cửa khẩu đường hàng không”.
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Nghị định về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức và người dân.
Đây là nhiệm vụ được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao cho Bộ Công an thực hiện. Việc xây dựng nghị định nhằm hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung và công tác quản lý cửa khẩu đường hàng không nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động xuất nhập cảnh qua đường hàng không chiếm tỷ lệ ngày càng lớn.
Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo quy định, trong tình huống khẩn cấp để bảo vệ an ninh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định dừng các chuyến bay đi và đến từ một hoặc một số cửa khẩu đường hàng không. Thời hạn dừng các chuyến bay tại cửa khẩu đường hàng không không quá 24 giờ.
Trường hợp cần kéo dài thời gian tạm ngừng chuyến bay, Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp phù hợp đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chức trách hàng không triển khai thực hiện.
Đề xuất quy định, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định ngừng các chuyến bay đi và đến từ một hoặc một số cửa khẩu đường hàng không; thời hạn không quá 24 giờ (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Video đang HOT
Đối với các chuyến bay do Bộ Ngoại giao cấp phép bay thì phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao về quyết định tạm dừng chuyến bay. Nếu có căn cứ xác định có người xuất nhập cảnh trái phép trên chuyến bay hoặc để ngăn chặn hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, công an cửa khẩu có quyền quyết định tạm dừng chuyến bay chưa cất cánh (chưa vào đường lăn cất cánh). Thời hạn quyết định tạm ngừng chuyến bay chưa cất cánh là 2 giờ.
Trường hợp cần kéo dài thời gian tạm dừng chuyến bay chưa cất cánh, công an cửa khẩu báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định và thông báo ngay cho cơ quan chức trách hàng không triển khai thực hiện…
Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng nhiều biện pháp
Tại điều 9 dự thảo quy định công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu các hành vi vi phạm pháp luật, vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu đường hàng không sau đó cung cấp thông tin phối hợp, bàn giao cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Trừ trường hợp tình huống khẩn nguy về hàng không dân dụng, khi có yêu cầu từ chỉ huy tàu bay nước ngoài về phối hợp xử lý vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự, công an cửa khẩu là đơn vị chủ trì phối hợp, xử lý ban đầu.
Cơ quan hải quan thuộc Bộ Tài chính tiếp nhận, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc an ninh trật tự cửa khẩu đường hàng không cho cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an.
Khi xảy ra nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:
- Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xét duyệt cấp phép bay đến cửa khẩu đường hàng không.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường lên cấp độ cao nhất, có thể điều chỉnh trình tự, thủ tục, luồng di chuyển hành khách phù hợp yêu cầu bảo đảm an ninh hàng không.
- Bộ Công an bố trí lực lượng tuần tra, thiết lập chốt kiểm tra an ninh tại các vị trí cần thiết, giám sát toàn bộ khu vực cửa khẩu đường hàng không.
Thời hạn áp dụng kiểm soát đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bộ Công an cho biết sẽ lấy ý kiến về dự thảo nghị định này trong thời gian 2 tháng.
Giúp người dân nhận diện hàng thật - hàng giả dịp Tết
Ngày 25/1, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã tổ chức sự kiện Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng vi phạm về các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với chủ đề "Tiêu dùng Tết thông thái".
Các sản phẩm trưng bày tại sự kiện.
Sự kiện lần này tiếp nối thành công từ sự kiện Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả (ngày 28/11/2021), trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hơn 400 sản phẩn trưng bày chủ yếu là các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết như: rượu, bánh kẹo, thuốc lá, quần áo thời trang, các loại thực phẩm... Bên cạnh các mặt hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) kiểm tra thu giữ còn có các sản phẩm thật của các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong và ngoài nước để người tiêu dùng có cơ sở nhận diện đâu là hàng thật - đâu là hàng vi phạm.
Rượu là một trong những mặt hàng bị làm giả rất nhiều.
Khách tham quan tại phòng trưng bày ngày 25/1.
Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục QLTT cho biết, để khai trương phòng trưng bày lần này, lực lượng cũng đã bắt giữ, tịch thu và liên hệ, phối hợp với các chủ thể quyền cung cấp sản phẩm vi phạm.... để phục vụ cho bà con có thể đến đây thăm quan cũng như là nắm bắt được những thông tin về sản phẩm để mua sắm được những sản phẩm chất lượng. Ngay trong ngày đầu mở cửa, phòng trưng bày đã thu hút nhiều người dân thủ đô đến tham quan.
Theo đại diện Tổng cục QLTT, phòng trưng bày được kì vọng sẽ giúp nâng nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm chính hàng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Phòng trưng bày "Nhận diện hàng thật - hàng vi phạm các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhân Dần năm 2022" mở cửa từ 9 giờ đến 18 giờ trong các ngày 25 - 28/1/2022 tại 62 Tràng Tiền, Hàng Bài, Hà Nội.
Khó tin: Uống hơn 300 triệu lít rượu quê, hơn 1 tỷ USD tan trên bàn nhậu Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Trung ương tới địa phương, việc quản lý sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rượu thủ công vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi, dẫn tới nhiều thiệt hại. Hơn 1 tỷ USD tiền mua cồn Một chương trình khảo sát về sản xuất rượu thủ công...