Bộ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực để người dân nào cũng được tiêm vắc xin
Phát biểu tại phiên họp giao ban trực tuyến với 63 tỉnh thành ngày 29-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch ở Hải Dương lây lan nhanh nhất tính từ đầu 2020 đến nay. Bộ Y tế cũng đang nỗ lực để có vắc xin.
Theo ông Nguyễn Thanh Long, qua phân tích cho thấy đợt dịch ở Hải Dương hiện nay lây lan nhanh nhất, diễn biến khó lường nhất so với các đợt dịch đã xảy ra từ đầu 2020 đến nay.
Hải Dương căng thẳng nhất
Theo đó, kể từ ngày 27-1 đến nay đã ghi nhận 755 bệnh nhân, trong đó riêng Hải Dương 575 ca, Quảng Ninh 60 ca, TP.HCM 36 ca, Hà Nội 35 ca.
So với đợt dịch tại Đà Nẵng sau 20 ngày số mắc bắt đầu giảm, số ca mắc trung bình mỗi ngày là 15 ca/ngày, thì Hải Dương ghi nhận trung bình 20 ca/ngày, đến nay sau hơn 20 ngày vẫn chưa rõ xu hướng. Tổng số mắc tại Hải Dương đến nay đã vượt xa toàn bộ đợt dịch tại Đà Nẵng.
Chúng virus gây bệnh tại Đà Nẵng cũng là chủng biến chủng nhưng tốc độ lây lan tại Hải Dương lần này nhanh hơn. Đến nay đã ghi nhận 3 chủng virus biến chủng trong đợt dịch này, gồm 2 chủng bắt nguồn từ châu Phi và 1 chủng bắt nguồn từ Anh.
Video đang HOT
Cho đến thời điểm này, đã có 8/13 địa phương trong đợt này có nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới, hiện chỉ còn Hải Dương tình hình vẫn phức tạp.
Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, các vướng mắc dẫn đến gia tăng nhanh ca bệnh tại Hải Dương đang được khắc phục: giãn cách tất cả các khu cách ly tập trung, xét nghiệm rộng rãi trong cộng đồng dân cư…
Mọi người dân đều có vắc xin tiêm ngừa, năm 2021 đã có 60 triệu liều
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá rất cần cẩn trọng từng khâu, do các nguy cơ vẫn còn nhiều.
Ông Long cũng cho biết Bộ Chính trị đã họp và có chỉ đạo Chính phủ, giao Bộ Y tế tìm nguồn vắc xin cho người dân.
“Trước mắt năm 2021 này có nguồn vắc xin viện trợ của COVAX là 30 triệu liều, chủ yếu cho 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó là nguồn vắc xin mua của Công ty AstraZeneca 30 triệu liều, ít nhất trong năm 2021 chúng ta đã có 60 triệu liều” – ông Long nói.
Tuy nhiên để đủ vắc xin cho mọi người dân có chỉ định tiêm ngừa, Việt Nam cần 150 triệu liều trong năm nay. Ông Long cho biết đang tích cực đàm phán với các hãng Pfizer, Moderna và tìm nguồn vắc xin từ Nga…
“Cố gắng để mọi người dân có thể tiếp cận được vắc xin để chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống bình thường, phát triển đời sống, kinh tế” – ông Long cho biết.
Cũng trong sáng nay 19-2, các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã họp để đánh giá thử nghiệm trên người tình nguyện giai đoạn 1 vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất.
Dự kiến giai đoạn 2 thử nghiệm sẽ bắt đầu từ ngày 26-2. Về cơ bản, vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất đảm bảo độ an toàn và có hiệu quả miễn dịch không thua kém vắc xin ngoại nhập.
Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong năm 2021
Đó là nhận định của GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 sáng 19/2.
"Dịch COVID-19 không thể kết thúc được trong 6 tháng đầu năm cũng như trong năm 2021. Vì vậy, chúng ta phải làm sao chuẩn bị mọi tình huống, không chủ quan lơ là", ông Long nói.
Theo ông Long, thời gian qua, Việt Nam đón Tết an lành. Hiện có 12/13 địa phương cơ bản kiểm soát được dịch, còn tỉnh Hải Dương, Bộ Y tế và địa phương cũng đang hết sức cố gắng trong công tác chống dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Các chuyên gia đánh giá, đợt dịch thứ 3 tương đối phức tạp bởi chủng virus biến đổi, lây lan nhanh hơn chủng cũ. Đó là lý do trong thời gian ngắn, Việt Nam ghi nhận nhiều ca bệnh. Ngoài ra, do ổ dịch xảy ra tại các khu công nghiệp, đông công nhân (575 trường hợp mắc tại ổ dịch tại Hải Dương) và lại vào thời điểm ngay trước Tết Nguyên đán nên việc kiểm soát dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Do đó, các địa phương không được chủ quan, lơ là, không được nghĩ là dịch không xảy ra ở địa phương mình. Trong tư tưởng, trong kế hoạch, trong hành động các đơn vị phải luôn xác định dịch sẽ xảy ra ở bất cứ nơi nào để không bị luống cuống, để chủ động hơn trong phòng chống dịch.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, theo ông Long, địa phương phải chuẩn bị mọi kịch bản cho mọi tình huống về cách ly, giãn cách với trường hợp F1 (người tiếp xúc với ca bệnh).
"Tôi lấy ví dụ như Hải Dương, xảy ra trong khu công nghiệp hơn 2.300 công nhân thì chúng ta phải xử lý như thế nào? Xử lý ra sao? Phải có chuẩn bị tình huống như vậy chúng ta mới có thể ngăn chặn được dịch bệnh, ngăn chặn được việc lây nhiễm trong cộng đồng", ông Long nói.
Theo ông Long, việc cách ly các trường hợp có yếu tố dịch tễ hiện nay giữa các địa phương cần phải kết hợp với quân đội để thực hiện nghiêm.
Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Thủ tướng đã có chỉ đạo các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm số lượng lớn. Đó là lý do tại sao những địa phương có dịch Bộ Y tế phải điều động ngay lực lượng để tăng công suất xét nghiệm lên cao. Vì vậy, các địa phương cần phải đặc biệt quan tâm tới công tác lấy mẫu, xét nghiệm của địa phương mình.
"Khoanh vùng rộng, lấy mẫu rộng, xét nghiệm nhanh, phong toả hẹp để tránh ảnh hưởng tới người dân. Chúng ta phải chủ động, phát hiện, xét nghiệm sớm để sớm dập được dịch", ông Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế: "Dịch chưa thể kết thúc trong năm 2021" "Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm nay được, thậm chí kể cả năm 2021. Do đó, các địa phương cần tăng cường công tác chống dịch, chuẩn bị kịch bản cho mọi tình huống dịch bệnh, tuyệt đối không được chủ quan lơ là"... Bộ Y tế họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng...