Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc với TP.HCM: ‘Phát hiện F0, khoanh luôn nhà, phát túi thuốc, túi an sinh’
Nếu phát hiện F0 ở nhà nào, tổ chức khoanh vùng luôn ngôi nhà đó, đồng thời phát túi thuốc chăm sóc điều trị tại nhà và túi an sinh dùng trong 1 tuần cho người bệnh.
Mỗi gia đình sẽ cử đại diện ra để nhận các túi thuốc hỗ trợ từ phường, giữ khoảng cách và tuân thủ 5K – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi làm việc với Thành ủy, UBND TP.HCM về công tác chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 tại nhà và ở các tuyến điều trị theo mô hình tháp 3 tầng.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định điều quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà là triển khai xét nghiệm tại chỗ. Nếu phát hiện F0 ở nhà nào, tổ chức khoanh luôn ngôi nhà đó, đồng thời phát túi thuốc chăm sóc điều trị tại nhà và túi an sinh dùng trong 1 tuần cho người bệnh.
“Xét nghiệm tại chỗ, chăm sóc tại chỗ và an sinh tại chỗ sẽ góp phần làm giảm lây nhiễm, giúp hạn chế chuyển tình trạng nặng” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP.HCM mở rộng thêm các tổ đáp ứng nhanh tại các xã, phường; phải có trạm oxy ngay tại các địa bàn do tổ đáp ứng nhanh/tổ dân phố quản lý và sử dụng ngay cho người dân khi cần cấp cứu.
“ Bệnh viện công nào của thành phố từ chối bệnh nhân, đề nghị TP kỷ luật; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh kỷ luật, cơ sở y tế tư nhân sẽ rút giấy phép ngay. Phải đặt tính mạng, sức khỏe của người bệnh lên trên, lên trước hết” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ Y tế điều 10 xe xét nghiệm cho TP.HCM, ước tính 20 .000 – 30.000 mẫu đơn/ngày
Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý TP.HCM cần đặc biệt lưu tâm 5 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm phải thực hiện giãn cách thật nghiêm; chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ; xét nghiệm nhanh; giảm số ca tử vong và tiêm vắc xin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phải xét nghiệm sớm nhằm phát hiện nguồn lây, bóc tách F0 khỏi cộng đồng, xác định rõ người nhiễm tránh để lây lan nhanh, diện rộng.
Bộ trưởng gợi ý TP.HCM tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 86, có thể làm xét nghiệm theo 2 hướng gồm để người dân tự test nhanh, nếu dương tính sẽ xét nghiệm khẳng định lại bằng PCR, và chủ động “quét” các khu vực bằng test nhanh gộp mẫu hoặc bằng khẳng định theo các vùng nguy cơ.
Theo ông Long, ngày 20-8 Bộ Y tế sẽ đưa 10 xe xét nghiệm phục vụ thành phố, mỗi xe 2.000 – 3.000 mẫu đơn, nhân lực xét nghiệm do Bộ Y tế chịu trách nhiệm, hoạt động của các xe xét nghiệm đặt dưới quyền điều hành của TP.HCM.
Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Tôi tha thiết đề nghị y tế tư nhân cùng TP.HCM chống dịch'
Người thầy thuốc có trách nhiệm, bổn phận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì vậy tôi rất tha thiết đề nghị các cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác công việc chống dịch COVID-19 cùng TP.HCM.
Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân), 1 trong 5 cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong chuyến kiểm tra việc thiết lập và vận hành các trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại TP.HCM tối 1-8.
Bộ trưởng cho biết để tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị huy động sự tham gia của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
Theo ông, ngay từ khi chưa có lời kêu gọi, nhiều cơ sở y tế tư nhân đã nhiệt tình tham gia công tác tiêm chủng; thiết lập giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19.
Trong cuộc chiến phòng chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng ai cũng có trách nhiệm, nhưng với ngành y trách nhiệm ấy lớn lao hơn. Người thầy thuốc có trách nhiệm và bổn phận chăm sóc sức khỏe nhân dân.
"Vì vậy tôi rất tha thiết đề nghị các vị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng TP.HCM trong phòng chống dịch; đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 để sớm vượt qua giai đoạn rất khó khăn này", Bộ trưởng chia sẻ.
Vui mừng khi có nhiều đơn vị chủ động lên phương án tách đôi bệnh viện, vừa chăm sóc sức khỏe người dân, vừa sẵn sàng tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP.HCM chủ động đăng ký số giường; số lượng nhân sự có thể đảm đương công việc điều trị hồi sức và vận hành máy thở.
Trên cơ sở đó, Sở Y tế TP.HCM sẽ điều động nhân lực đến những cơ sở điều trị hồi sức đang cần.
Tính đến nay TP.HCM có 5 bệnh viện tư nhân, bao gồm Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP Thủ Đức), Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân), Bệnh viện Xuyên Á (Củ Chi) và Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn (quận 7)... "xung phong" tham gia vào mặt trận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nhằm "chia lửa" cho hệ thống điều trị y tế công lập.
Làm ngày làm đêm đưa trung tâm hồi sức hoạt động
Ông Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế huy động các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế vào thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM và đang nỗ lực từng giờ, từng phút, làm đêm, làm ngày để đưa các trung tâm này vào hoạt động.
Tuy nhiên có những khó khăn nhất định ban đầu về labo xét nghiệm; mua sắm vật tư tiêu hao, giường bệnh, chăn drap... với số lượng nhiều trong cùng một thời điểm rất ngắn. Ông mong muốn các cơ sở y tế tư nhân cùng chung sức, chia sẻ, cho mượn những trang thiết bị, vật tư tiêu hao... để cùng chống dịch.
Lấy mẫu 3 ngày/lần với người ở vùng nguy cơ rất cao của TP.HCM Bộ Y tế đề nghị TP.HCM lấy mẫu tại hộ gia đình toàn bộ người thuộc khu vực có nguy cơ rất cao với tần suất 3 ngày/lần. Khu vực nguy cơ cao sẽ lấy mẫu là 7 ngày/lần. Sáng 9/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long họp với Bộ phận thường trực hỗ trợ TP HCM chống dịch và các...