Bộ trưởng Bộ VHTT&DL: Xây nhà hát, rạp phim vì… quá thiếu!
‘Đây là chủ trương, phát triển chung, nếu Bộ không có đề án nào thì làm sao nghị quyết đi vào đời sống được?’
ảnh minh họa
PV: – Thưa Bộ trưởng, Bộ VHTT&DL vừa đưa ra đề án đầu tư xây mới và trùng đại tu lại 71 nhà hát trên cả nước với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng. Xin Bộ trưởng nói rõ hơn về tính cấp thiết khi Bộ đưa ra đề án này?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: - Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020, với tổng số tiền hơn 10.000 tỷ. Trong đó, tiền ngân sách từ trung ương và địa phương là 60%, huy động nguồn xã hội hóa 40%.
Trong đó, các hạng mục được xây mới, sửa chữa bao gồm các nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và đầu tư trang thiết bị cho nhà hát.
Tôi khẳng định, đây là đề án rất cần thiết vì hiện nay các trung tâm, nhà hát tại các tỉnh, địa phương còn đang thiếu rất nhiều, không thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân.
Do đó, để phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới Bộ VHTT&DL đã xây dựng đề án này.
Tất nhiên, tôi cũng nhấn mạnh không phải cứ đưa ra đề án là thực hiện ngay mà phải rà soát lại cụ thể, lập kế hoạch, thông qua các Bộ ngành liên quan. Bộ Văn hóa không tự quyết định.
Video đang HOT
PV: - Theo Bộ trưởng nói đề án này là vì phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân, do các công trình văn hóa của chúng ta còn ít. Nhưng thực tế, Thái Nguyên cũng có tới 4 nhà hát đang bỏ hoang cả 4, tại Hà Nội, nhà Hát Kim Mã, rạp Đại Nam, rạp Công Nhân đầu tư hàng tỉ đồng… từ lâu không có được một buổi biểu diễn.
Xây mới nhà hát, rạp chiếu phim trong bối cảnh thực tế như vậy liệu có lãng phí, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả quản lý, khai thác các công trình văn hóa hiện nay?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: – Tôi không nghĩ hiện nay những công trình văn hóa của mình là nhiều, nếu không muốn nói là ít.
Tôi cho rằng, nếu chúng ta không có công trình cho văn hóa nào, không đầu tư cho văn hóa thì làm sao phát triển văn hóa được? Liệu có thể đến công viên để biểu diễn văn hóa được không, chắc chắn là không thể.
Vì vậy, xây dựng đề án này chính là bước chuẩn bị cho tương lai, cho cả thế hệ mai sau chứ không đơn thuần là chúng ta đang chuẩn bị, xây dựng cho ngày hôm nay.
Tuy nhiên, xây dựng đề án là vậy nhưng hiện nay chúng tôi cũng chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể, hiện mới đang trong giai đoạn khảo sát.
PV: – Có ý kiến cho rằng, Bộ VHTT&DL đưa ra đề xuất này trong bối cảnh hiện chúng ta đã có 71 nhà hát. Việc xây thêm như vậy chẳng lẽ phải hiểu là cách Bộ VH,TT&DL muốn phổ biến nhà hát theo đầu dân theo kiểu “tính cua trong lỗ”?
Bộ trưởng giải thích thế nào để dư luận chia sẻ được với quan điểm, chủ trương của Bộ, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: – Đây là chủ trương, phát triển chung, nếu Bộ không có đề án nào thì làm sao nghị quyết đi vào đời sống được?
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Trước đó, trong phiên giải trình của chính phủ về việc “Thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” do Ủy ban Văn hóa, Giao dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cho biết: “10.800 tỷ đồng là số kinh phí sẽ được phân bổ thực hiện Đề án này”. Ông chỉ rõ, hiện nay cả nước mới có 118 đơn vị nghệ thuật. Ngay các đơn vị nghệ thuật T.Ư nhiều nơi chưa có nhà hát riêng. Hay một số nhà hát, rạp chiếu phim đã xuống cấp, số lượng ghế thấp, trang thiết bị nghèo nàn. Ví dụ: Kịch nói, cải lương, nhà hát dân cả phía bắc, nhạc vũ kích, giao hưởng… phải mượn các địa điểm để trình diễn. Theo Đề án, số lượng nhà hát xây mới là 51, nâng cấp 20, rạp chiếu phim xây mới 57, nâng cấp 49, nhà triển lãm xây mới 66. Cụ thể, xây mới 11 nhà hát có quy mô lớn từ 2.000 – 2.500 ghế, với trang thiết bị hiện đại chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế về âm thanh, ánh sáng và cơ khí sân khấu. Trong đó, tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xây mới công trình nhà hát có quy mô lớn từ 2.500 – 3.000 ghế. Đồng thời, xây mới 40 nhà hát có quy mô lớn từ 1.000 – 2.000 ghế tại các tỉnh chưa có nhà hát trung tâm và các thành phố là trung tâm vùng, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn. Tổng số vốn từ nay tới năm 2020 là 10.800 tỉ đồng, trong đó ngân sách của nhà nước là 6.500 tỉ còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác. Bộ trưởng cũng cho rằng, các công trình cần có quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu hoạt động.
Theo Đât Viêt
Tường thuật của phóng viên CNN: Vũ điệu nguy hiểm trên Biển Đông
Phóng viên Euan McKirdy của CNN đã có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8003 ra khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và có bài phản ánh về diễn biến ở khu vực này. Dưới đây là nội dung lược dịch bài viết.
Phải mất rất nhiều thời gian kể cả trên bờ và trên biển, thì đoàn phóng viên 40 người chúng tôi mới tới được khu vực nóng bỏng nhất thế giới. Chúng tôi xuất phát, lên một tàu tuần duyên nhỏ vào một buổi tối ngày thứ Hai từ Đà Nẵng, tiến đến vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.
Việc Trung Quốc cắm một giàn khoan tại vùng nước này hồi đầu tháng 5 đã khiến dư luận phản đối, cùng với đó là những tuyên bố của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, yêu cầu Việt Nam và Trung Quốc giải quyết vấn đề nhanh chóng và không gây đổ máu.
Các sĩ quan trên tàu Cảnh sát biển 8003 quan sát hướng di chuyển của tàu Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Ít nhất là một bên nhất trí như vậy. "Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cam kết giải quyết vấn đề bằng phương cách hòa bình", ông Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng con tàu hỗ trợ mà chúng tôi đi cho biết.
Con tàu khá chắc chắn chở chúng tôi có một khẩu pháo 125 mm phía trên mũi và hai khẩu 14,5 mm ở đuôi. Nó thuộc loại tàu hậu cần mà lực lượng tuần duyên nào cũng cần có, và chứa được khá nhiều thứ: 10 thùng nước uống chai nhựa, khoang bếp chất đầy rau xanh, một đàn gà sống bên dưới cầu thang phía ngoài - những thứ sẽ rất cần thiết cho thủy thủ đoàn, cũng như các đồng đội của họ ở tiền tuyến.
Giữa hải trình, chúng tôi được chuyển sang tàu cảnh sát biển mang số hiệu 8003 - con tàu đã đợi chúng tôi giữa trùng khơi từ buổi trưa. Và rồi chúng tôi cũng đã đến khu vực nơi Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan. Xung quanh chỉ là mênh mông biển cả, không phao hiệu, không bãi nổi, dù phía Trung Quốc vẫn lớn tiếng khẳng định bên dưới là một mỏ dầu lớn.
Khi đến nơi, chúng tôi được tin giàn khoan thuộc quyền quản lý của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOCC) đã di chuyển. Quá trình di chuyển giàn khoan bắt đầu từ sáng 26/5 và hoàn thành lúc 23h30 cùng ngày, trước khi đoàn chúng tôi đến đây. Chúng tôi cuối cùng cũng đến được nơi cần đến. Những chấm đen lúc trước ở đường chân trời giờ đã hiện rõ là những con tàu của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Hành động hung hăng
Trong một buổi chiều đầy nắng và yên bình giữa biển vang lên giọng nói bình tĩnh của phía Việt Nam thông báo rằng Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế, còn bên kia đáp lại bằng tiếng còi báo hiệu, còi rú đầy hiếu chiến.
"Tôi đã đến vùng biển này nhiều lần nhưng gần đây Trung Quốc ngày càng hung hăng với Việt Nam", thuyền trưởng Hoàng nói và khẳng định "Tôi tự hào được bảo vệ đất nước".
Chỉ trước đó vài giờ, tàu của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đã bị đánh chìm trong giai đoạn căng thẳng giữa quan hệ hai nước láng giềng.
Chiều xuống, một tàu hải cảnh to lớn của Trung Quốc tiến về phía chúng tôi, gầm gừ như dọa nạt. Không ai trên tàu 8003 tỏ ra quá lo lắng. Ở phía mạn phải con tàu chúng tôi, hai tàu khác của Trung Quốc đang quấy phá một tàu cá nhỏ hơn của Việt Nam.
Theo HT
Báo tin tức/Maritimesecurity
Hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử: "Đồng bào có chấp nhận không?" Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân. Tại buổi làm việc chính thức với tỉnh Bạc Liêu sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Đêm qua tôi chú ý đồng chí bí thư nói cảm ơn đồng bào đã chấp nhận khó khăn để cho...