Bộ trưởng Bộ TN&MT: Tài chính đất đai là chuyển biến lớn trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Chia sẻ tại tọa đàm “ Nghị quyết 18 và dự án Luật Đất đai (sửa đổi)” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 19/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, sửa Luật Đất đai đều phải tính đến hài hòa lợi ích, an sinh xã hội và tài chính đất đai là chuyển biến lớn trong dự án Luật này.
Công cụ kinh tế điều tiết quản lý đất đai
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà, mục đích sửa đổi Luật Đất đai là nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 và một số Nghị quyết quan trọng khác của Đảng như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Trung ương có liên quan đến đất đai.
Đồng thời, sửa đổi Luật Đất đai còn đề ra chủ trương mới, tư duy mới trong quản lý đất đai, đặc biệt trong thể chế hóa công tác quản lý đất đai phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, sửa đổi luật có 4 nhóm nội dung then chốt. Liên quan quy hoạch quản lý đất đai, Luật Đất đai cùng các luật khác như Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch ngành có sử dụng đất, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Các quy hoạch này phải tương tác để mang lại hiệu quả tốt hơn cho quản lý sử dụng đất cũng như góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch sử dụng đất có 3 cấp là Quốc gia, tỉnh, huyện. Thông qua quy hoạch đất đai này, tiếp tục khẳng định vai trò của nhân dân, khẳng định sự tham gia của người dân, thể hiện tính dân chủ. Những vấn đề liên quan thu hồi đất, quản lý đất đai phải dựa vào quy hoạch sử dụng đất đai.
Cùng với đó là vấn đề định giá đất đai, tài chính đất đai, theo đó, sẽ thay đổi lại toàn bộ phương pháp định giá đất đai. “Hiện có 4 phương pháp theo thông lệ quốc tế song chưa mang lại hiệu quả. Chúng ta có rất nhiều bảng giá, khung giá, giá đất cụ thể, nhưng thực tế tính chính xác chưa cao. Lần này, đã bỏ đi khung giá đất và xác định bảng giá đất hàng năm, đặc biệt phải đổi mới phương pháp định giá để phù hợp giá thị trường. Giá thị trường là giá đất mang tính phổ quát nhất trong điều kiện bình thường, không có biến động. Muốn có giá đất theo giá thị trường, phải có cơ sở dữ liệu thông tin đất đai chính xác. Khi có bảng giá đất thị trường thì việc định giá cụ thể sẽ xác định được”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng, công tác quản lý đất đai cũng sẽ chuyển sang giai đoạn mới là hực hiện các trách nhiệm với đất đai chủ yếu theo bảng giá đất; đồng thời là cơ sở cho đấu giá đất đai. Về phía người dân khi làm các hợp đồng mua bán bất động sản thì giá kê khai trên hợp đồng chính là giá đánh vào nghĩa vụ thuế.
Đặc biệt, để thu thập cơ sở dữ liệu đất đai, phải có dữ liệu về các giao dịch trên thị trường, gồm cả giao dịch của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và giao dịch của người dân đến đăng ký ở Văn phòng đăng ký đất đai. Khi kết hợp với việc xây dựng được bản đồ địa chính số thì có dữ liệu của giá đất giao dịch trên thị trường, đưa giá đất về sát thị trường.
“Đặc biệt, khi có bảng giá đất chính xác, hoàn toàn xác định được địa tô chênh lệch do nhà đầu tư hay Nhà nước đầu tư tăng lên và hòan toàn điều tiết được. Nói chung, tài chính đất đai là chuyển biến lớn trong dự án Luật này”, người đứng đầu Bộ TN&MT khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ tại toạ đàm.
Bên cạnh đó, vấn đề chuyển dịch đất đai từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một trong những vấn đề gây bức xúc, với 60 – 70% khiếu nại, tố cáo. “Chúng ta cần thay đổi khái niệm “giải phóng mặt bằng”, mà hình dung đó là quá trình chuyển dịch kinh tế đi đôi chuyển dịch sử dụng đất, có sự tham gia của người nông dân vào quá trình này. Do đó, phải xem xét để các chính sách đền bù, bồi thường, tái định cư, bảo đảm sinh kế, thu nhập của người dân phải bằng, tốt hơn so với trước khi có dự án. Nói cách khác, trong những chính sách và từng dự án phát triển phải tính ngay đến an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, chia sẻ các lợi ích mang lại từ quá trình phát triển đó”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.
Một vấn đề quan trọng nữa được dự án Luật xác định là phải hiện đại hóa quản lý, tinh gọn bộ máy, phân cấp triệt để, thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân. Quá trình chuyển đổi số thông qua xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai toàn diện, tích hợp, đa mục tiêu, trong đó có dữ liệu về giá đất. Mọi dịch vụ cung cấp cho người dân phải được thông qua hệ thống này. Nhờ chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch sẽ giúp người dân được quyền biết, giám sát thông tin theo quy định của pháp luật.
Các chuyên gia góp ý gì?
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, Nghị quyết 18 đưa ra yêu cầu về việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng, nhằm thể chế hóa quan điểm quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của nhân dân. Nhân dân được tạo điều kiện để tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững. Quan điểm là kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai một cách lãng phí.
Luật Đất đai hiện hành đã có quy định cụ thể các trường hợp giao đất, thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo bà Trần Hồng Nguyên, hiện chưa có quy định về giao đất, cho thuê đất cho người đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định hiện nay trong Luật Đất đai chưa đề cập, do đó Nghị quyết 18 đưa ra định hướng về nội dung này rất cần thiết.
Còn PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trước đây, Nhà nước với vai trò là đại diện chủ hữu toàn dân về đất đai thực hiện giao đất, cho thuê đất. Điều này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Thời gian qua cho thấy, nếu vẫn quy định như cũ sẽ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhiều quan chức đã phải chịu vòng lao lý. Nên lần này, dự thảo Luật định vị lại cũng là phương thức Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai nhưng bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng hơn thông qua thuê đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.
“Tôi cho rằng, những tư tưởng của Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 5, Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII đã được thể chế trong dự thảo luật Đất đai sửa đổi. Tuy nhiên, tôi băn khoăn về tính khả thi. Bởi vì đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai mà còn chịu sự quy chiếu, điều chỉnh của những đạo luật khác có liên quan. Ví dụ như Luật Đấu giá tài sản công, Luật Đấu thầu. Thực tế chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm, đấu giá tài sản đất có một hệ thống pháp luật trong đó Luật Đất đai giữ vai trò là hạt nhân thì mục đích không đạt được”, ông Tuyến nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, trong dự thảo Luật Đất đai mới quy định về nội dung, những trường hợp nào thì đấu giá quyền sử dụng đất, những trường hợp nào không đấu giá, những trường hợp nào đấu thầu. Còn trình tự thủ tục đấu giá như thế nào, đấu thầu như thế nào thì lại liên quan đến các luật chuyên ngành khác. “Vì vậy tôi cho rằng, sửa Luật Đất đai là vấn đề cần nhưng chưa đủ vì sửa Luật Đất đai phải rà soát sửa Luật Đấu giá tài sản công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan. Nếu nhìn ở góc độ chỉ có sửa Luật Đất đai thông qua giao đất, cho thuê đất, thông qua đấu giá, đấu thầu sẽ giải quyết, khắc phục được những khuyết tật, khuyết thiếu, trở ngại hiện nay thực tế đang đặt ra thì theo tôi chưa giải quyết được vấn đề”, ông Tuyến cho biết.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI, sửa đổi Luật Đất đai cần thống nhất đồng bộ với các Luật khác bởi trên thực tế thời gian qua, nhiều dự án nằm im do chồng chéo giữa các luật, ngay cả địa phương cũng thấy khó nên ngần ngại trì hoãn.
“Quy trình thủ tục thời gian tới phải nhìn từ người thực hiện, nhìn từ các đạo luật thì xuôi xuôi nhưng khi địa phương thực hiện phải nhìn quá trình của dự án nên qua nhiều khâu. Cách đây 4-5 năm chúng tôi cố gắng vẽ quy trình trên thực tế của 1 dự án đầu tư thì 1 quy trình rất khác với quy trình trên giấy, chạy vòng vòng qua các sở ngành, nhiều khâu nên cần có đột phá và mục tiêu làm sao đơn giản hoá”, đại diện VCCI đề xuất.
Ông Đậu Anh Tuấn cho biết thêm, hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận quỹ đất để sản xuất rất khó khăn, nên dự thảo Luật cũng nên có cơ chế phù hợp, có cơ chế tiếp cận thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi muốn doanh nghiệp tư nhân phát triển thì nguồn lực đất đai rất quan trọng.
Kiên quyết ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi
Nhằm bảo đảm công tác quản lý đất đai trên địa bàn chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thành phố tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên đất đai.
Một góc phố ở Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán/TTXVN
Theo đó, tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, quy định của pháp luật của Nhà nước về tài nguyên đất đai; chú trọng đổi mới hình thức, nội dung, tập trung tuyên truyền quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng, đảm bảo từng cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp nắm, hiểu rõ về vấn đề này.
Tuyên Quang chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện rà soát, đề xuất điều chỉnh, hủy bỏ đối với các công trình, dự án đã có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được phê duyệt nhưng quá 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời, thực hiện lập hồ sơ, thủ tục xin chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn để thực hiện dự án đúng theo quy định.
Các huyện, thành phố tổ chức rà soát, quản lý chặt quỹ đất chưa giao, chưa cho thuê tại các khu vực quy hoạch đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, khu nhà ở; lập phương án sử dụng đất, xử lý tài sản trên đất để đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ giao đất, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Các huyện, thành phố kiểm soát chặt thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra diện tích đất đã giao, cho thuê đối với các tổ chức thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; không để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý triển khai san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trên phần diện tích đất thực hiện dự án khi chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về đất đai, môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn quản lý.
Các huyện, thành phố và cơ quan liên quan thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi....
Tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai nhỏ lẻ vẫn xảy ra như: tự ý triển khai san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trên phần diện tích đất thực hiện dự án khi chưa có quyết định giao (cho thuê) đất của cấp có thẩm quyền, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, chưa được bàn giao đất trên thực địa... Một số dự án đã được giao đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, chậm hoàn thiện các thủ tục về đất đai. Ngoài ra, việc quy hoạch và thực hiện xây dựng các khu dân cư chưa đảm bảo tiến độ; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật; việc sử dụng đất không đúng quy hoạch, chuyển quyền sử dụng đất, tự ý tách thửa, hợp thửa đất, phân lô, bán nền, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp vẫn còn xảy ra...
77 năm ngành Quản lý đất đai: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Đất đai là một lĩnh vực rất phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Trải qua những chặng đường lịch sử (3/10/1945 - 3/10/2022), ngành Quản lý đất đai đã từng bước lớn mạnh và trưởng thành vững chắc, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp...