Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại Hà Tĩnh
Chiều 6-9, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả và tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Cùng đi với đoàn có đồng chí Trần Tiến Hung, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Thượng tá Võ Tiến Nghị, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Hà Tĩnh…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Hương Khê. Ảnh: TTXVN
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Hương Khê, tính đến 16 giờ ngày 6-9, toàn huyện có 897 hộ dân bị ngập nước, trong đó 238 hộ ngập trên 1m và 659 hộ ngập dưới 1m. Hiện vẫn còn 44 thôn của 7 xã bị cô lập; hơn 300 ha cây ăn quả bị thiệt hại do mưa lũ; nhiều công trình công cộng, hạ tầng giao thông thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa thể thống kê được.
Sau khi thị sát, kiểm tra tình hình ngập lụt tại các xã Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ,…Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho 3 gia đình đang bị ngập lụt nặng tại thôn Trung Thượng, xã Phương Mỹ.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần “4 tại chỗ” của chính quyền địa phương, các lực lượng: Biên phòng, quân sự, công an… trong việc phòng chống, ứng phó trước, trong và sau mưa lũ và đặc biệt, người dân địa phương đã phát huy tinh thần chủ động, có phương án di dời, bảo vệ tính mạng, tài sản của mình, đồng thời đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong thiên tai, lũ lụt.
Video đang HOT
Trạm y tế xã Phương Mỹ vẫn đang bị ngập sâu. Ảnh: Thế Mạnh
Nhiều nhà dân đang chìm trong biển nước. Ảnh: Thế Mạnh
Bộ trưởng Trần Hồng Hà lưu ý chính quyền địa phương cần chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tổ chức, rà soát hỗ trợ bà con vùng lũ, tuyệt đối không để nhân dân thiếu lương thực, nước uống. Tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch đảm bảo sinh hoạt sau lũ; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và kiểm soát không cho dịch bệnh bùng phát xảy ra.
Huy động lực lượng tại chỗ, các lực lượng vũ trang giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ, tổng dọn vệ sinh, nhất là đối với các trường học, trạm xá, công sở để từng bước trở lại ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho học sinh đến trường sớm nhất.
Thế Mạnh
Theo Bienphong
Gần 300 người ở xã vùng cao Quảng Nam bị cô lập do sạt lở
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 (xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam) bị sạt lở tại 7 điểm, gây cô lập gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu.
Nhiều nhà dân ở xã Ch'Ơm có nguy cơ bị sạt lở sau mưa lũ . Ảnh: Nam Thịnh
* Chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trên biển
Chiều 6.9, ông Bríu Hồ, Chủ tịch UBND xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam), cho biết do đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 bị sạt lở tại 7 điểm, trong đó điểm sạt lở nặng nhất dài hơn 30 m, gây cô lập hoàn toàn đường lên Atu 1 nơi đang có gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đang sinh sống.
Cũng theo ông Bríu Hồ, hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ đồng bào Cơ Tu ở các điểm tái định cư đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao từ taluy dương và taluy âm. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã vận động người dân sơ tán đến các địa điểm phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong suốt thời gian diễn ra mưa lũ; đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự ý đến gần những điểm sạt lở để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, theo Phòng NN-PTNT H.Tây Giang, tính đến ngày 5.9, ngoài 5 hộ dân ở xã A Xan phải di dời khẩn cấp do sạt lở taluy âm, khoảng 15 hộ ở xã Lăng cũng đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao về nhà ở. Các tuyến đường từ A Xan đi lên các xã Ga Ry, Ch'Ơm sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc.
Chiều cùng ngày (6.9), ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết 3 ngư dân ở địa phương gồm ông Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi), mất tích trên biển Trường Sa do chìm tàu QNa-91928 TS, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy.
Công tác tìm kiếm vẫn đang được lực lượng chức năng triển khai. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tàu kiểm ngư 420 đã chở 41 ngư dân được ứng cứu vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), dự kiến cập cảng ngày 8.9. Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 2.9, tàu QNa-91928 TS do ngư dân Bùi Văn Quốc (xã Tam Hải) làm thuyền trưởng cùng 43 ngư dân đang trên đường vào bãi Thuyền Chài (quần đảo Trường Sa) tránh trú gió thì bị sóng đánh chìm. Đến 14 giờ 30 chiều 3.9, có 41 ngư dân được cứu, 3 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, báo cáo của UBND tỉnh cho biết mưa lũ xảy những ngày qua đã làm 5 người chết; 64 xã, phường, thị trấn với 5.567 hộ bị ngập lụt; hơn 300 trường học với gần 50.000 học sinh chưa thể đến trường do lũ; hàng ngàn héc ta lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND các huyện, TP, thị xã tổ chức cứu trợ, hỗ trợ người dân vùng lũ, không để người nào thiếu lương thực, nước uống; dọn dẹp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, Sở GD-ĐT kiểm tra và phối hợp với các địa phương sửa chữa các trường học bị hư hỏng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ.
Theo Danviet
Mưa lũ diễn biến phức tạp Đến chiều tối 5-9, trên địa bàn Hà Tĩnh, lũ tiếp tục lên trên mức báo động 3 đến hơn 1m. Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tiếp tục triển khai công tác di dời dân; tổ chức đưa thực phẩm, nước uống, thuốc men... đến những vùng bị cô lập. Còn các địa phương khác, nước đã rút nhưng...