Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu HoSE báo cáo sự cố nghẽn lệnh
Trong lúc thị trường chứng khoán đảo chiều lao dốc mạnh trong phiên chiều 10/1, nhiều nhà đầu tư đã “khóc dở, mếu dở” khi phải giao dịch trong tình trạng “bịt mắt” do xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ( HoSE).
Sàn HoSE nghẽn lệnh, VN-Index giảm gần 25 điểm sau pha bán tháo của nhóm midcap, penny. Ảnh: TTXVN.
Sự cố nghẽn lệnh xảy ra vào khoảng 14 giờ 10 phút chiều 10/1 khiến nhiều nhà đầu tư bức xúc. Theo đó, bảng điện chứng khoán đơ, các cổ phiếu sàn HoSE đứng im không nhảy số trong khi các cổ phiếu sàn HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội), UpCoM (giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết) vẫn giao dịch bình thường. Nhiều nhân viên tư vấn ở công ty chứng khoán phải gửi khuyến nghị đến khách hàng: “”Hiện lỗi từ HoSE mất kết nối với các công ty chứng khoán. Anh chị chú ý tỷ trọng tài khoản tại thời điểm này, tránh bịt mắt đi mua hàng quá rủi ro nhé”.
Thông tin từ Bộ Tài chính tối 10/1 cho biết: Qua theo dõi, trong phiên giao dịch chiều 10/1 đã xuất hiện sự cố mất ổn định tạm thời của hệ thống Gateway (Hệ thống trả thông tin thị trường về cho các công ty chứng khoán) tại HoSE.
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu giao Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) chỉ đạo các công ty thành viên khẩn trương báo cáo lãnh đạo bộ tình hình, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố nêu trên ngay trong ngày 10/1. Theo đó, HoSE phải khẩn trương làm việc với các công ty công nghệ thông tin để áp dụng các biện pháp kỹ thuật, phương án dự phòng nhằm khắc phục triệt để tình trạng nghẽn lệnh, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định trong phiên giao dịch kế tiếp; đồng thời khẩn trương nâng cấp, tăng cường năng lực tổng thể của hệ thống giao dịch trong thời gian sớm nhất, đảm bảo đáp ứng được mọi diễn biến của thị trường trong dài hạn (kể cả trường hợp khối lượng giao dịch tiếp tục tăng đột biến).
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thu hút dòng vốn đầu tư, khối lượng cổ phiếu giao dịch và thanh khoản đều tăng cao, sự việc sàn HoSE có khả năng tái nghẽn lệnh được nhiều chuyên gia dự báo trước. Trước đó, với tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán hiện nay, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã yêu cầu các cơ quan quản lý có giải pháp để tránh lặp lại hiện tượng nghẽn lệnh.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2021, thị trường chứng khoán đã ghi nhận thành công lớn trong việc xử lý được hiện tượng nghẽn lệnh trên sàn HoSE. Qua 100 ngày đúng kế hoạch, vấn đề nghẽn lệnh đã được khắc phục kịp thời, triệt để. Tuy nhiên, với tình hình tăng trưởng nhanh của thị trường hiện nay, Bộ trưởng đã lưu ý về khả năng hiện tượng này trở lại. “VNX và HoSE cần chủ động, có giải pháp đón đầu để hệ thống giao dịch của thị trường không bị xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, đảm bảo các điều kiện giao dịch tốt nhất cho nhà đầu tư”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu.
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký công văn số 10059/BTC-VP gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước; Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Công văn của Bộ Tài chính nêu rõ, trong thời gian qua, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn lớn và quan trọng trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.
Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính yêu cầu:
Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) chủ trì, phối hợp với Uỷ ban chứng khoán nhà nước và các đơn vị triển khai các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. Nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó tập trung xây dựng các biện pháp thanh tra, giám sát, thắt chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo và uy tín của doanh nghiệp phát hành thấp nhằm hướng tới thị trường minh bạch, an toàn và hạn chế rủi ro.
Uỷ ban chứng khoán nhà nước (Bộ Tài chính) chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính Ngân hàng và các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đặc biệt là việc phát hành của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao, có kết quả kinh doanh không rõ ràng, thực chất; Tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, lách quy định của pháp luật trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thì khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh có tính minh họa, nguồn Internet
Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Tại Tọa đàm trực tuyến "Cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Nhận diện và ứng xử rủi ro" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức ngày 30/8/2021. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho biết, nhà đầu tư cá nhân ngày càng tham gia tích cực vào các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra vấn đề sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có quá nóng, việc tham gia thị trường của nhà đầu tư cá nhân có tiềm ẩn rủi ro cho chính bản thân nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam nói chung.
Hiện có nhiều nhà đầu tư cá nhân bị cuốn hút khi tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bởi mức lãi suất cao, trong khi đặt ra vấn đề nền tảng pháp pháp lý hiện tại đã đủ để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân khi họ tham gia thị trường này.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, về phía cơ quan quản lý nhà nước đã chủ động đánh giá những rủi ro. Đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân ít có khả năng nhận định, lường trước các rủi ro khi tham gia thị trường. Theo quy định mới hiện nay việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ chỉ dành cho những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, những người có khả năng nhận biết, đánh giá khả năng rủi ro khi đầu tư, việc phát hành trái phiếu ra công chúng dành cho mọi đối tượng nhà đầu tư.
Cụ thể, đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng được cơ quan quản lý là Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép chào bán; yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải có lãi; đối tượng mua là mọi nhà đầu tư; từ ngày 1/1/2023 khi chào bán trái phiếu phải bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đối với những đợt phát hành có có giá trị lớn; trái phiếu sau khi phát hành được được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ: cơ quan quản lý Nhà nước không cấp phép phát hành trái phiếu như đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, ngoại trừ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng tại thị trường trong nước; không yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải có lãi. Đồng thời, quy định trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các đợt chào bán phải được tư vấn bởi công ty chứng khoán; quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, tổ chức lưu ký và các tổ chức cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm khi các tổ chức này không tuân thủ quy định của pháp luật; quy định cơ chế công bố thông tin đầy đủ của doanh nghiệp phát hành, đặc biệt là công bố thông tin về mục đích huy động vốn trái phiếu;
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam đánh giá, quy định mới đã bóc tách giữa trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng và trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Một mặt đã giúp các nhà đầu tư cá nhân có "bước chặn" ngay từ đầu để nhà đầu tư cá nhân không thể tiếp cận trái phiếu phát hành riêng lẻ. Đồng thời ngay cả với doanh nghiệp muốn tiếp cận nền tảng nhà đầu tư rộng hơn thì doanh nghiêp cần thay đổi, doanh nghiệp phải chấp nhận phương thức phát hành ra công chúng với chuẩn mực cao hơn về quản trị doanh nghiệp, sự minh bạch.
Mặt khác khi đưa ra lời khuyên với các nhà đầu tư cá nhân, ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho rằng nếu chưa thực sự hiểu thì các nhà đầu tư cá nhân chưa nên đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đưa ra khuyến nghị với các nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Trong giai đoạn vô cùng khó khăn của nền kinh tế, đây không phải là lúc nhà đầu tư bùng nổ và kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, mà đây là thời điểm của sự cẩn trọng và chọn lọc.
Bộ Tài chính: Sẽ cân nhắc nâng biên độ dao động sàn HOSE khi thực sự cần thiết Bộ Tài chính cho biết, điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu là một trong các biện pháp mà cơ quan quản lý sử dụng để kích thích tăng quy mô và thanh khoản cho thị trường nhằm cân đối cung cầu chứng khoán, tăng tính hấp dẫn cho nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét,...