Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: Ngành chăn nuôi lộ 2 điểm yếu
Trao đổi với phóng viên bên lề lễ khánh thành dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn IV ( tỉnh Hà Nam) mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ ra 2 điểm yếu ngành chăn nuôi cần tập trung khắc phục, đó là tổ chức chế biến và lưu thông sản phẩm.
Nhà máy chế biến thịt mát đầu tiên ở Việt Nam
Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Tổ hợp sử dụng dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện nay do Marel – công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, được các chuyên gia giau kinh nghiêm trực tiếp vận hành, và kiểm soát…
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm thịt mát của Masan tại buổi lễ. Ảnh: Trần Quang
Từ vận hành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn GlobalGAP, đến trang trại chăn nuôi kỹ thuật cao tại Nghệ An theo tiêu chuẩn GlobalGAP, sau cùng là tổ hợp chế biến thịt công nghệ thịt mát từ châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn BRC, toàn bộ chuỗi cung ứng và phân phối giữ mát đảm bảo mang thịt mát Meat Deli đến tay người tiêu dùng tươi, ngon, sạch.
Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan cho biết, hiện nay, người Việt Nam sử dụng thịt còn ở mức thấp, chỉ khoảng 40kg thịt/năm, trong khi mức trung bình của Trung Quốc là 60kg/người, châu Âu 75kg/người, Mỹ trên 100kg/người năm. Với cùng một loại thịt, nhưng người tiêu dùng Việt Nam phải chi trả cao hơn 1,5-2 lần so với người Mỹ, trong khi thu nhập chỉ bằng 1/10.
Chủ tịch Tập đoàn Masan cho rằng, Tổ hợp chế biến thịt mát tại Hà Nam là mảnh ghép quan trọng và cuối cùng hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt của Masan. Tổ hợp chế biến thịt có công suất thiết kế 1,4 triệu con lợn/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm nay ngành nông nghiệp khánh thành rất nhiều nhà máy chế biến, nhưng khánh thành tổ hợp chế biến thịt lợn ở Hà Nam là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi.
Video đang HOT
Theo ông Cường, trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ NNPTNT có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực lớn đầu tư khắc phục điểm yếu này. “Doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại, sản phẩm đạt chất lượng cao là phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về thực phẩm an toàn mà còn tiến tới cạnh tranh để xuất khẩu thịt lợn ra nước ngoài” – ông Cường nói.
Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc phát triển quy mô chăn nuôi 230.000 con ở Nghệ An và khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam chỉ là bước đầu. Masan cần phối hợp với nông dân ở Hà Nam để mở rộng vùng chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo nông dân phải có việc làm, đặc biệt là việc phát triển thị trường phải bền vững hơn.
Khắc phục hai điểm yếu
Các đại biểu trao đổi thông tin về sản phẩm thịt lợn mát
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay: Với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được thực thi vào năm 2019, ngành chăn nuôi Việt Nam đang được đánh giá có nhiều yếu thế.
Để củng cố ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn, ông Cường khẳng định không còn cách nào khác phải tập trung cải thiện đối với hai khâu yếu nhất là tổ chức chế biến và lưu thông sản phẩm.
Bên cạnh đó, hiện cả nước có khoảng 20.000 cơ sở giết mổ nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ. Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng giết mổ hiện nay khá khó khăn. Ngành nông nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu, kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, trong đó 10 ngành hàng có giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD…
“Tuy nhiên, ngành thịt lợn đang là yếu nhất, bởi ngành này hiện vẫn sản xuất thịt tươi theo công nghệ cổ truyền, xuất khẩu thịt lợn năm vừa qua không đáng kể, dẫn tới hai cuộc khủng hoảng thịt lợn. Một khủng hoảng thừa làm cho giá lợn tụt dốc xuống dưới giá thành, người nuôi thua lỗ; một cuộc khủng hoảng thiếu khiến giá tăng cao ngất ngưởng 54.000 – 55.000 đồng/kg hơi, do thông tin tuyền truyền, tổ chức chưa tốt nên cả hai khủng hoảng này đều ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
“Đến nay mà vẫn giữ cách giết mổ như ngày xưa là không phù hợp, giá thành cao, an toàn thực phẩm ở đâu? Không làm được điều này, chúng ta có lỗi với người dân Việt Nam, chứ chưa nói đến xuất khẩu” – ông Cường nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết thêm, sắp tới, ngành chăn nuôi sẽ phải khuyến khích những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị khép kín, đủ sức cạnh tranh hướng tới xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý thêm, khi chúng ta làm tốt khâu chế biến là điều kiện để tiếp tục mở rộng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tạo ra chuỗi khép kín từ khâu tạo nguyên liệu, chế biến và tổ chức thị trường. Đồng nghĩa như vậy có thể mở ngay phân khúc thị trường ở thị trường nội địa với 100 triệu dân Việt Nam. Thứ hai, có điều kiện để kiểm soát thực phẩm, truy xuất rõ ràng, giá cả phải chăng, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy, không chỉ đảm bảo thực phẩm sạch cho người dân mà còn có cơ hội để tiếp tục mở rộng, phát triển ngành chăn nuôi, trong đó có thịt lợn.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân trần về các HTX "không chịu lớn"
Chiều 30.10, khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường thừa nhận việc phát triển của hệ thống HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Công Định (đoàn ĐBQH Long An) về tình trạng nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) chưa phát triển, nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: HTXNN là một trong những yếu tố tham gia tích cực cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Đây là thành tố không chỉ giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay mà cả trong những giai đoạn tới, vì chúng ta là đất nước nông nghiệp đi lên từ hộ nhỏ lẻ, nếu không có HTX cùng với các doanh nghiệp làm hạt nhân, để các hộ nông nghiệp đứng riêng lẻ thì chúng ta không thể hội nhập vào thị trường toàn cầu.
Có một điều rất mừng là từ khi có Luật HTX 2012 đến nay, tốc độ phát triển HTX khá nhanh, đặc biệt năm 2016 - 2017 vừa qua, khi chúng ta tổng kết 5 năm thực hiện Luật HTX, trực tiếp do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo tổng kết ở các vùng thì các HTX của chúng ta phát triển rất nhanh.
"Đến giờ này nước ta đã có 13.120 HTXNN ở các vùng, trong đó tại khu vực ĐBSCL có nhiều HTX phát triển nhanh và hoạt động rất hiệu quả. Ví dụ như tại Sóc Trăng, có 1 HTX có tới 1.200 thành viên tham gia. Đó là những kết quả rất khả quan" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Một tín hiệu vui nữa là trong 3 năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp của nước ta đã tăng lên gấp 3 lần. Đây là hạt nhân, động lực quan trọng để liên kết, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của HTX.
Lãnh đạo Lavifood và đối tác Ilmi Farming & Fishery Co. Ltd (Hàn Quốc) khảo sát vùng trồng rau củ. (Ảnh: I.T)
"Tôi ví dụ ở Long An, từ khi ra đời nhà máy Lavifood với công suất chế biến gần 200.000 tấn rau quả, nhiều HTXNN đã được hình thành theo, cùng với một loạt HTX khác đang cùng với doanh nghiệp này liên kết sản xuất cùng bà con nông dân", Bộ trưởng dẫn chứng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận: "Đúng như đồng chí Lê Công Định nói, so với yêu cầu thì cần phấn đấu hơn nữa, vì trong số 13.120 HTX hiện nay có 1/3 là số HTX kiểu cũ chuyển sang, cần phải củng cố chất lượng hoạt động. So với 7,6 triệu hộ nông dân thì nhu cầu số lượng HTX cũng cần phải nhiều hơn nữa, hoạt động chất lượng hơn nữa".
Bộ trưởng cho biết Bộ NNPTNT đang tích cực chỉ đạo thực hiện Quyết định của Thủ tướng thực hiện nghị quyết của Quốc hội: Đó là từ nay đến năm 2020 thành lập cho được 15.000 HTX hoạt động chất lượng. Thứ 2, riêng vùng ĐBSCL, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 445 là phải thực hiện bằng được mục tiêu hình thành 1.200 HTX phải hoạt động thật tốt làm nòng cốt.
"Hai việc này phải cố gắng thực hiện để cùng với 9.000 doanh nghiệp xúm vào thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
"Bộ NNPTNT sẽ kết hợp cùng Liên minh HTX, Hội Nông dân Việt Nam, các địa phương và cùng bà con nông dân tập trung hình thành chuỗi liên kết sản xuất, gắn với các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Quảng Ninh Nhằm chuẩn bị công tác ứng phó với bão số 4, ngày 16.8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh. Tới thời điểm hiện tại, trên các...