Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về tinh giản biên…
Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” tối 22/3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã đưa ra 6 giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế hiệu quả hơn, tránh tình trạng “đánh trống, bỏ dùi”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình.
Xin chuyển đến Bộ trưởng câu hỏi đầu tiên của một cán bộ quản lý nhân sự: “Tôi quan tâm đặc biệt đến kế hoạch tinh giản biên chế mới của Nhà nước, Bộ trưởng có thể cho biết những điểm đáng chú ý của Chương trình tinh giản biên chế mới này để chúng ta có thể đạt được hiệu quả cao?”
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Đề án tinh giản biên chế lần này có mục đích cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Chọn lựa được những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tinh giản biên chế sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phục vụ nhân dân và thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Yêu cầu là tuyên truyền để thống nhất nhận thức và hành động trong tổ chức thực hiện, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện đề án, chỉ rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nhất là xác định trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu trong việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Một lá thư khác gửi về chuyên mục hỏi: “Tôi là một công chức cấp xã có thâm niên, xin hỏi Bộ trưởng tôi có phải là đối tượng tinh giản biên chế trong đợt này hay không?”
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Phạm vi điều chỉnh của đề án gồm tất cả cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập của cả hệ thống chính trị, gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến cấp xã, phường, thị trấn.
Đây là một nội dung các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải quan tâm. Khi tiến hành triển khai đề án, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng một kế hoạch về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên cơ sở đó tổ chức thực hiện và trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu rất quan trọng trong việc quyết định tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Video đang HOT
Một người dân gửi thư về chương trình viết: “Mười năm qua nước ta đã thực hiện tinh giản biên chế 3 lần, nhưng tôi để ý thấy chưa lần nào đạt được kết quả như mong muốn. Như Bộ trưởng đã từng báo cáo trước Quốc hội đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm mà còn tăng thêm, bộ máy ngày càng phình to. Vậy tôi muốn hỏi Bộ trưởng sẽ có biện pháp gì để kế hoạch 7 năm tinh giản biên chế lần này đạt được mục tiêu đề ra, tránh tính trạng đánh trống, bỏ dùi?”
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Đề án về tinh giản biên chế đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai, tổ chức chỉ đạo thực hiện, cụ thể là:
Giải pháp thứ nhất là tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để tạo nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành, cho cán bộ, công chức, viên chức và để tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi tổ chức triển khai thực hiện.
Giải pháp thứ hai là đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý biên chế theo hướng tập trung, thống nhất, đẩy mạnh và hoàn thành việc xác định vị trí việc làm, để trên cơ sở đó bố trí số biên chế hợp lý cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Giải pháp thứ ba là tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đồng thời tinh giản biên chế đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong quá trình thực hiện đề án, chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế tinh giản và nghỉ hưu theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Giải pháp thứ tư là xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo một cách hợp lý.
Giải pháp thứ năm là nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời tiến hành xã hội hóa một số lĩnh vực nhiệm vụ công, xem đây là khâu đột phá.
Giải pháp thứ sáu là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Theo tôi, những giải pháp này có những điều mới so với những kế hoạch, đề án trước đây. Đó là xác định vị trí việc làm để trên cơ sở đó xác định biên chế phù hợp đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thứ hai là trong thực hiện, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba là giao thẩm quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Vậy bao giờ thì chương trình tinh giản biên chế này sẽ thực sự bắt đầu và những giải pháp này sẽ được áp dụng trên thực tế, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Trong năm 2015 chúng ta sẽ tiến hành và đề án này sẽ kéo dài đến năm 2021.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
PV
Theo_Báo Chính Phủ
Sắp có hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ xã vi phạm
Trong khi chờ Nghị định về xử lý cán bộ công chức, Bộ Nội vụ sẽ có hướng dẫn tạm thời về xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã vi phạm.
Chậm hướng dẫn vì quản lý đan xen
Có thể nói, cán bộ xã là người gần dân, sát dân, trực tiếp chuyển tải chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với dân. Phần lớn cán bộ xã nhiệt tình, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, thời gian qua cử tri bức xúc về một bộ phận cán bộ cấp xã có thái độ sách nhiễu, quan liêu, chưa hoàn thành nhiệm vụ. Điều đáng quan tâm là hiện nay chưa có văn bản quy phạm cụ thể về quy trình xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã vi phạm pháp luật.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa qua, đại biểu Trương Thị Huệ (đoàn Thái Nguyên) nhấn mạnh, vấn đề này đã được đại biểu Quốc hội đặt ra tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII và Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời đang đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp hướng dẫn về tiêu chuẩn quản lý, xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã. Nhưng cho đến nay, lời hứa đó vẫn chưa được thực hiện.
Đại biểu Trương Thị Huệ chất vấn về trách nhiệm của Bộ Nội vụ (Ảnh: Quang Trung)
Thừa nhận vấn đề trên đang được đặt ra tại các địa phương, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng do có sự đan xen trong công tác quản lý cán bộ nên việc thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể còn chậm.
"Khi được phê chuẩn Bộ trưởng, tôi đã đến làm việc với tất cả 63 tỉnh, thành phố. Tại mỗi địa phương có mời lãnh đạo Sở, trưởng phòng Nội vụ của các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc để nghe phản ảnh về tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành Nội vụ ở địa phương để tháo gỡ. Nhiều địa phương có đặt vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm nói chung, đặc biệt là cán bộ cấp xã", ông Bình cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, về quản lý Nhà nước về mặt cán bộ, Chính phủ quản lý ít nên trong quá trình triển khai thực hiện Luật Cán bộ công chức, khi bàn ai đứng ra chủ trì xây dựng Nghị định thực hiện Luật về mặt cán bộ thì còn nhiều ý kiến khác nhau, dẫn đến chậm ban hành hướng dẫn.
Khẩn trương ban hành Nghị định
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thẳng thắn thừa nhận việc chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn liên quan xử lý cán bộ cấp xã vi phạm có phần trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Bộ này đã có đề nghị chính thức với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sau khi trao đổi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Tòa án, Viện kiểm sát để xây dựng Nghị định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
"Nghị định đang được Bộ Tư pháp thẩm tra, tiếp đó gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và xin ý kiến Thủ tướng ban hành. Nghị định này có thể ban hành trong quý 1, quét cả xử lý cán bộ từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn", Bộ trưởng khẳng định.
Trước mắt, để giải quyết bức xúc trong thực tế ở địa phương, Bộ Nội vụ dự thảo hướng dẫn tạm thời về xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã. Ông Nguyễn Thái Bình cho biết, dự thảo đã xin ý kiến các cơ quan chức năng và đang hoàn thiện, trong tháng 11 hoặc chậm nhất đầu tháng 12 sẽ được ban hành để các địa phương thực hiện trong khi chờ Nghị định về xử lý cán bộ công chức./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
Thạc sỹ ở Pháp trượt công chức: BT Nội vụ nói gì? Qua sự việc thạc sỹ Đặng Minh Tuấn, giáo viên hợp đồng của Trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam thi trượt công chức Thủ đô, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng, cần nghiên cứu hoàn thiện ngay chính sách tuyển dụng viên chức. Có thể tuyển đặc cách Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ chiều 18/11, đại...