Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì về việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức?
Chiều ngày 5/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vinh Tân trao đổi với báo chí xung quanh việc ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Lê Hiếu.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, việc phân công cán bộ là do tổ chức. Còn cán bộ cảm thấy khả năng, trình độ của mình như thế nào, có phù hợp công việc mới hay không thì có quyền báo với tổ chức, còn quyền quyết định là do tổ chức.
Ngay sau nhận quyết định bổ nhiệm công việc khác thì ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức. Mới đây cũng có trường hợp Phó giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối quyết định phân công về làm việc ở Hội Chữ thập đỏ, Bộ trưởng có nhìn nhận gì?
- Điều này là do cấp quản lý cán bộ quyết định, còn nguyện vọng của các cán bộ này sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét. Khả năng anh Đoàn Ngọc Hải thấy chưa hợp chuyên môn với công việc mới, chưa làm công việc này ngày nào nên có thể không hoàn thành nhiệm vụ, để tổ chức chọn người khác có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Nếu thấy khả năng mình không hoàn thành thì họ từ chối. Còn đề bạt, phân công là quyền của tổ chức, họ sẽ đánh giá xem xét.
Video đang HOT
Ông Đoàn Ngọc Hải (bên trái) sáng nhậm chức, chiều xin từ chức ngay khiến dư luận xôn xao (ảnh IT).
Có ý kiến cho rằng, trong công tác cán bộ có trường hợp sắp xếp để lấp chỗ trống, chẳng hạn như cán bộ đã bị kết luận vi phạm nên phân công công việc mới là ngồi chờ bước xử lý tiếp theo, thưa Bộ trưởng?
- Không! Trường hợp có sai phạm lại khác. Việc phân công cán bộ là quyền của các cơ quan quản lý cán bộ, phân công sao cho phù hợp.
Cán bộ có nguyện vọng xin chuyển vị trí khác hoặc không làm vị trí đó. Nhưng quyền quyết định là cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan này sẽ căn cứ vào yêu cầu, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu thực tế của công việc.
Tôi nghĩ trước tiên là cán bộ phải chấp hành quyết định của tổ chức còn vấn đề khiếu nại, hay tâm tư, nguyện vọng như thế nào thì tổ chức sẽ xem xét. Quan trọng là cán bộ, đảng viên phải chấp hành quyết định của tổ chức.
Vậy trường hợp xin từ chức khi vừa được phân công công việc mới cũng như vụ Phó giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối nhận quyết định phân công liệu có bị xử lý thưa Bộ trưởng?
- Không chấp hành quyết định của tổ chức thì nhất định phải xem xét xử lý, vì quy định của Đảng, Nhà nước đã có. Đương nhiên cơ quan sử dụng cán bộ phải xét đến nguyện vọng của cán bộ. Còn cán bộ là phải chấp hành việc Đảng, Nhà nước phân công.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân được Quốc hội tín nhiệm thế nào?
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn đã công bố cho thấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhận được 157 phiếu tín nhiệm cao, xếp thứ 45/48 chức danh.
Chiều nay (25.10), Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh theo thứ tự các khối: Chủ tịch nước; Quốc hội; Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên, tốp 5 Bộ trưởng có số phiếu "tín nhiệm cao" thấp nhất theo thứ tự là: Bộ Giáo dục - Đào tạo (140 phiếu) ; Bộ Giao thông và Vận tải (142 phiếu); Bộ Văn hoá - thể thao và Du lịch (148 phiếu); Bộ Nội vụ (157 phiếu); Bộ Xây dựng (159 phiếu).
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Quochoi
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân xếp thứ 45/48 chức danh có phiếu tín nhiệm cao. Cụ thể, ông Lê Vĩnh Tân nhận được 157 phiếu tín nhiệm cao; 250 phiếu tín nhiệm và 94 phiếu tín nhiệm thấp.
Ông Lê Vĩnh Tân, sinh năm 1958, quê Đồng Tháp. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội Khóa XIV.
Từ năm 1986-2006, ông Lê Vĩnh Tân kinh qua các chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng Tổng hợp - Tổ chức - Hành chính, Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lấp Vò.
Từ năm 2006-2010, ông giữ chức Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Năm 2013, ông Lê Vĩnh Tân được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Năm 2014, ông Lê Vĩnh Tân giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ; Tháng 9.2015, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Ngày 9.4.2016: tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong thời kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Vĩnh Tân từng phát biểu: "Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ".
Theo Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trước vào năm 2013, 2014, chưa có trường hợp nào có kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" để có thể xin từ chức theo quy định. Đồng thời, cũng chưa có trường hợp nào có kết quả từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp", Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.
Theo Danviet
Đại biểu TP.HCM : 'Ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải làm cho người dân rất khó hiểu về công tác cán bộ' Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đánh giá, cách ứng xử với tổ chức, đưa ra công luận như vậy của ông Hải làm cho người dân rất khó hiểu về công tác cán bộ. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 5/6, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng chuyện ông Đoàn...