Bộ trưởng Bộ KHĐT: “Tôi không nghĩ hôm nay các bộ lại nói ngược”
“Tại kỳ họp đó tôi trực tiếp báo cáo, giải trình và hiểu được tất cả các đại biểu Quốc hội đều đồng tình rất cao về dự án luật này, dư luận cũng đồng tình, đánh giá cao. Tôi không nghĩ hôm nay đại diện các bộ lại nói ngược như vậy” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng băn khoăn.
Sáng 10.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về dự án Luật quy hoạch. Sau khi nghe các ý kiến trái chiều từ đại diện các bộ như Xây dựng, NNPTNN, TNMT, Công Thương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự án luật có vấn đề chưa ổn.
“Chính phủ ký trình dự án Luật rồi nhưng ra đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy ngành này, ngành kia vẫn có ý kiến bức xúc, trong khi đây không phải lần đầu tiên trình ra. Nếu làm luật như thế này thì chất lượng không đảm bảo” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: IT)
Phát biểu giải trình trước vấn đề này, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ KHĐT (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật quy hoạch) cho biết: Dự án Luật quy hoạch đã được Chính phủ bàn rất nhiều, khi đầy đủ điều kiện thì Chính phủ mới trình ra Quốc hội.
“Khi trình ra Quốc hội, các ý kiến không chính thức của Chính phủ chỉ để tham khảo. Còn Chính phủ đã trình ra Quốc hội, các bộ, ngành vẫn có ý kiến khác, nói ngược là trái với nguyên tắc làm việc, như vậy không bao giờ làm được luật. Chúng tôi đã họp Chính phủ, Thủ tướng đã phê bình các bộ, ngành về chuyện này, ra đến Quốc hội thì không được nói ngược, còn như nói ngược thì phải trình lại Chính phủ để Chính phủ xem xét rồi mới trình ra Quốc hội” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.
Vẫn theo Bộ trưởng Dũng, dự án Luật quy hoạch đã được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10 và 11.2016). “Tại kỳ họp đó tôi trực tiếp báo cáo, giải trình và hiểu được tất cả các đại biểu Quốc hội đều đồng tình rất cao về dự án luật này, dư luận cũng đồng tình, đánh giá cao. Tôi không nghĩ hôm nay đại diện các bộ lại nói ngược như vậy. Hôm nay tôi đi họp với tinh thần rất sảng khoái để lĩnh hội, chỉnh sửa, hoàn thiện dự án luật chứ không nghĩ nghe những ý kiến nói ngược kiểu như cách đây mấy tháng” – Bộ trưởng Dũng băn khoăn.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT, nếu như sự thay đổi phù hợp với xu thế, giải quyết được bất cập thì cần phải thay đổi. Khi đã thay đổi chắc chắn có sự động chạm, động chạm là bởi những chức năng, quyền hạn của một cơ quan nào đó, nhóm người nào đó bị thay đổi.
Chốt lại vấn đề, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Luật quy hoạch được ban hành phải khắc phục cho được tình trạng chồng chéo, phân tán, lãnh phí trong quy hoạch. Không được để tình trạng ngành ngành quy hoạch, tỉnh quy hoạch nhưng không có liên kết gì với nhau.
“Qua nghe phát biểu chúng ta có thể thấy, một địa phương có kho lại không liên kết được gì với các địa phương lân cận, một nơi đã có cảng biển cũng không liên kết được để nơi kế bên quy hoạch làm tiếp cảng biển. Như vậy rất lãng phí, làm chia cắt không gian hành chính của tỉnh, của vùng, Luật này ra đời phải khắc phục được các vấn đề này” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: IT)
Phát biểu giải trình trước vấn đề này, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ KHĐT (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật quy hoạch) cho biết: Dự án Luật quy hoạch đã được Chính phủ bàn rất nhiều, khi đầy đủ điều kiện thì Chính phủ mới trình ra Quốc hội.
“Khi trình ra Quốc hội, các ý kiến không chính thức của Chính phủ chỉ để tham khảo. Còn Chính phủ đã trình ra Quốc hội, các bộ, ngành vẫn có ý kiến khác, nói ngược là trái với nguyên tắc làm việc, như vậy không bao giờ làm được luật. Chúng tôi đã họp Chính phủ, Thủ tướng đã phê bình các bộ, ngành về chuyện này, ra đến Quốc hội thì không được nói ngược, còn như nói ngược thì phải trình lại Chính phủ để Chính phủ xem xét rồi mới trình ra Quốc hội” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.
Vẫn theo Bộ trưởng Dũng, dự án Luật quy hoạch đã được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10 và 11.2016). “Tại kỳ họp đó tôi trực tiếp báo cáo, giải trình và hiểu được tất cả các đại biểu Quốc hội đều đồng tình rất cao về dự án luật này, dư luận cũng đồng tình, đánh giá cao. Tôi không nghĩ hôm nay đại diện các bộ lại nói ngược như vậy. Hôm nay tôi đi họp với tinh thần rất sảng khoái để lĩnh hội, chỉnh sửa, hoàn thiện dự án luật chứ không nghĩ nghe những ý kiến nói ngược kiểu như cách đây mấy tháng” – Bộ trưởng Dũng băn khoăn.
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT, nếu như sự thay đổi phù hợp với xu thế, giải quyết được bất cập thì cần phải thay đổi. Khi đã thay đổi chắc chắn có sự động chạm, động chạm là bởi những chức năng, quyền hạn của một cơ quan nào đó, nhóm người nào đó bị thay đổi.
Chốt lại vấn đề, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Luật quy hoạch được ban hành phải khắc phục cho được tình trạng chồng chéo, phân tán, lãnh phí trong quy hoạch. Không được để tình trạng ngành ngành quy hoạch, tỉnh quy hoạch nhưng không có liên kết gì với nhau.
“Qua nghe phát biểu chúng ta có thể thấy, một địa phương có kho lại không liên kết được gì với các địa phương lân cận, một nơi đã có cảng biển cũng không liên kết được để nơi kế bên quy hoạch làm tiếp cảng biển. Như vậy rất lãng phí, làm chia cắt không gian hành chính của tỉnh, của vùng, Luật này ra đời phải khắc phục được các vấn đề này” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Danviet
Nạn SIM rác, tin nhắn rác: Không thể xử lý nửa vời, thời vụ!
"SIM rác và hệ lụy của nó là tin nhắn rác đang là vấn nạn được xã hội rất là quan tâm. Lần này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cương quyết xử lý và để xử lý được thì các doanh nghiệp viễn thông phải trực tiếp vào cuộc", Tiến sỹ Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh trong buổi làm việc với MobiFone chiều 23/11.
Nhằm giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối áp dụng từ ngày 1/11/2016. Ngày 23/11, 5 nhà mạng (Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Gtel) đã tiến hành kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cùng một số đơn vị chức năng của Bộ đã trực tiếp đi kiểm tra đột xuất 3 nhà mạng là VinaPhone, MobiFone và Viettel vào chiều 23/11.
Làm việc với MobiFone, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ TT&TT, lãnh đạo các đơn vị của Bộ vừa qua cũng phải vào cuộc ngay từ đầu và làm sao chúng ta phải xử lý dứt điểm, đẩy lùi và chặn đứng vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác. Vấn nạn này để lại rất nhiều hệ lụy, không chỉ là lãng phí tài nguyên số, không chỉ là ảnh hướng đến đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
"Tôi vừa rời khỏi VinaPhone thì đã nhận ngay được tin nhắn rác. Chúng ta phải cùng nhau quyết tâm xử lý vấn nạn này. Chúng ta không làm nửa vời, không phải làm theo thời vụ, đó là khi có đoàn thanh tra, kiểm tra thì mới làm. Từ nay sẽ làm quyết liệt, làm thường xuyên. Cục Viễn Thông, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chéo" - Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ đạo.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn làm việc với Mobifone vào chiều ngày 23/11.
Cũng theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, việc thực hiện này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số người dùng. Đối với doanh nghiệp thì ảnh hưởng đến số lượng thuê bao và đại lý cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phải quyết tâm làm và xử lý dứt điểm thì mới đảm bảo cho những người dùng chân chính.
"Các doanh nghiệp viễn thông vừa phải nâng cao tính tự giác, vừa phải có trách nhiệm kiểm tra chéo với nhau. Ở các đơn vị liên quan thì cũng phải thực hiện việc này cho tốt. Mục tiêu là phải xử lý tốt vấn đề SIM rác sau đó yêu cầu đăng ký lại, nơi nào thấy thông tin chính xác thì thôi còn nghi ngờ thì yêu cầu đăng ký lại và tôi tin chắc khách hàng cũng sẽ ủng hộ chúng ta trong việc này." - Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bày tỏ.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho hay, tới đây, Bộ sẽ trình Chính phủ để xây dựng các chính sách nhằm làm sao đảm bảo lợi ích cho các thuê bao trả sau. Những người sử dụng thuê bao trả sau phải là người có lợi hơn nhiều so với thuê bao trả trước. Tuy nhiên để làm được việc này thì yêu cầu phải xử lý triệt để vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác.
"Tôi cũng đề nghị các cơ quan báo chí vào cuộc, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước phát hiện, vạch rõ những sai trái của các doanh nghiệp viễn thông, các đại lý (nếu có). Chúng tôi ủng hộ các cơ quan báo chí góp phần ngăn chặn vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác" - Người đứng đầu Bộ TT&TT nói.
Nguyễn Hùng - Xuân Ngọc
Theo Dantri
'Bộ trưởng có dám hứa từ chức không?' Đó là câu hỏi được đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sau khi nghe phần trả lời của bộ trưởng về dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận. Trước đó, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã đặt câu hỏi với bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhiều vấn...