Bộ trưởng Bộ GTVT: Các tỉnh phàn nàn về quyền lợi khi nạo vét sông
“Việc Cục Đường thủy cấp phép nạo vét luồng sông, tận thu sản phẩm dẫn đến sự bất cập trong quan hệ với các địa phương. Tôi đi công tác từ Nam ra Bắc, các tỉnh đều có ý kiến phàn nàn họ không được hưởng quyền lợi gì” – Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết.
Các dự án nạo vét đường thủy nội địa đang gây phản ứng ở nhiều địa phương (Ảnh minh họa: V.H)
Quản lý nạo vét đường thủy là một trong những vấn đề nóng nhất tại cuộc làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Bộ GTVT sáng nay (21.3).
Đầu buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về vấn đề Bộ GTVT cần dừng cấp phép các dự án nạo vét đường thủy để xem xét, giao cho các địa phương.
Ông Hoàng Hồng Giang – Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết từ mỗi năm ngân sách chỉ bố trí được khoảng 50 tỉ đồng nạo vét 40km/1.700 km đường thủy nội địa.
Năm 2013, Bộ GTVT đã ban hành thông tư quy định về nạo vét đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm nhưng có nhiều phức tạp phát sinh. Đến năm 2015, ột thông tư khác đã được ban hành thay thế.
“Từ năm 2008 đến 2015 có 66 dự án nạo vét đường thủy được cấp phép, quá trình triển khai rất chậm và phát sinh nhiều bất cập. Cục Đường thủy đã chấm dứt 22 dự án khó khăn triển khai, cuối 2016 chấm dứt tiếp 16 dự án hết hạn nhưng không gia hạn hợp đồng. Hiện nay sau khi chấm dứt dự án ở sông Cầu, chỉ còn 14 dự án đang triển khai” – ông Giang cho biết.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa nêu ra bất cập về quản lý khi Bộ GTVT cấp dự án nạo vét, còn địa phương cấp mỏ khai thác song song với tuyến đường thủy. Bên cạnh đó, Bộ GTVT quản lý 80m giữa sông, còn 20m dọc hành lang và gần bờ phía địa phương quản lý tài nguyên. Theo ông Giang, các đối tượng đã lợi dụng việc chồng lấn quản lý để vi phạm khai thác cát trái phép.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã đề nghị làm rõ bất cập ở đâu, chồng lấn cụ thể như thế nào.
Video đang HOT
Ông Mai Tiến Dũng cho biết: “Theo quyết định ngày khai thác, đêm nghỉ nhưng cát tặc ngày ngủ đêm thức. Quyết định như thế nhưng thực tế hoàn toàn khác. Thực tế đất ven sông bị lở. Việc chồng lấn khiến ngay bản thân những người khai thác cũng đánh nhau, hai thác mỏ báo cáo bao nhiêu biết bấy nhiêu. Người dân toàn bộ dọc tuyến sông Hồng bức xúc, không khác gì tình trạng ở Bắc Ninh”.
Ông Trương Quang Nghĩa – Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết hiện Bộ GTVT đã có báo cáo Chính phủ về vấn đề trên.
Người đứng đầu Bộ GTVT cũng nhìn nhận việc Cục Đường thủy cấp phép nạo vét luồng sông, tận thu sản phẩm dẫn đến sự bất cập trong quan hệ với các địa phương.
“Với địa phương thì nên giao, tận thu sản phẩm theo quyền hạn của mình mới quản lý được. Tôi đi công tác từ Nam ra Bắc, các tỉnh đều có ý kiến phàn nàn không có quyền lợi gì. Quan điểm của Bộ GTVT là hoàn toàn ủng hộ đề xuất của địa phương, Bộ đã chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa tạm dừng các dự án và kiểm điểm, đánh giá lại” – Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Theo hướng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT cho biết việc nạo vét luồng sẽ vẫn tiếp tục thực hiện nhưng tận thu sản phẩm phải thông qua địa phương quản lý.
Ông Trương Quang Nghĩa cho rằng phía địa phương phản ánh đúng khi tàu hút đứng ở một chỗ nhưng dắt vòi vào tận bờ. Năm 2016 Bộ GTVT đã cơ bản dừng các dự án, giao Thanh tra cày xới suốt.
Bộ trưởng Bộ GTVT mong Bộ Công an vào cuộc để xem có tiêu cực hay không trong cơ quan quản lý Nhà nước, trực tiếp là ở Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Theo Danviet
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông dừng cấp phép nạo vét luồng sông
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông dừng việc cấp phép các dự án nạo vét luồng sông, giao việc này cho địa phương.
Sáng 21/3, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu làm việc với Bộ Giao thông vận tải.
Đề cập đến vấn đề nạo vét luồng sông và tính phức tạp của "cát tặc", ông Dũng nói: "Tuần trước tôi về quê Ý Yên (Nam Định), có tình trạng dân mang cuốc xẻng ra đánh nhau với cát tặc. Năm 2004, người dân ở đây từng va chạm đổ máu với cát tặc. Các tàu khai thác cát trái phép thường đưa vòi hút lung tung, mâu thuẫn ngay với các đơn vị nạo vét được cấp phép".
Cho biết cát tặc thường 'ngủ ngày, hút đêm', ông Mai Tiến Dũng nêu rõ nếu Bộ Giao thông không phối hợp với địa phương quản lý tốt thì sẽ gây bức xúc trên toàn tuyến sông Hồng.
Dự án nạo vét luồng sông Cầu do Cục đường thủy nội địa (Bộ Giao thông) cấp phép. Ảnh: Bá Đô
Theo ông, trên các tuyến sông có rất nhiều cơ quan quản lý, việc nạo vét lòng sông thuộc Bộ Giao thông, quản lý tài nguyên là Bộ tài nguyên, quản lý nước do Bộ Nông nghiệp. Khi nạo vét sông thì các doanh nghiệp lợi dụng để khai thác cát, tình trạng này không riêng gì Bắc Giang, Bắc Ninh, mà các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình đều lên tiếng. Do đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông dừng cấp phép các dự án nạo vét luồng sông, giao việc này cho địa phương.
"Việc khai thác cát trái phép đang diễn ra rất phức tạp, chuyện bảo kê, xã hội đen nhắn tin đe dọa lãnh đạo gây bức xúc ở địa phương. Trong khi đó, doanh nghiệp có lợi nhuận lớn từ khai thác cát, nếu không quản lý tốt sẽ gây thất thu", ông Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu Bộ Giao thông dừng cấp phép các dự án nạo vét luồng sông. Ảnh: Đ.Loan
Giải trình trước Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa cho hay, từ năm 2008 đến 2015, Bộ Giao thông đã cấp phép 66 dự án nạo vét sông, do triển khai chậm nên đã chấm dứt 42 dự án, hiện còn 14 dự án và sẽ kết thúc trong năm 2017. Trong 14 dự án đang thi công, có 9 dự án bất cập nên đã cơ quan quản lý ký văn bản chấm dứt hợp đồng.
Ông Giang nói, ngoài dự án nạo vét do Bộ Giao thông cấp, còn có 600 mỏ cát trên tuyến sông thuộc quản lý của các địa phương. Công tác cấp phép, quản lý ra vào các mỏ cát này không chặt chẽ cũng dẫn đến tình trạng phức tạp.
Dẫn báo cáo của lực lượng thanh tra đường thủy, ông Giang cho rằng ban ngày không có hiện tượng khai thác khai thác cát trên đoạn sông ở Bắc Ninh, việc nạo hút cát thường diễn ra vào ban đêm, ngoài giờ làm việc của lực lượng thanh tra. Hơn nữa, số tàu hoạt động trên sông cũng không nhiều như báo cáo của tỉnh Bắc Ninh.
Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Đường thủy nội địa. Ảnh: Đ.Loan
Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa khẳng định, Bộ ủng hộ việc dự án nạo vét sông phải qua địa phương cấp phép, đồng thời đã chỉ đạo dừng toàn bộ dự án nạo vét và kiểm điểm việc quản lý.
Bộ Giao thông mong cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ đe dọa lãnh đạo Bắc Ninh, về phía Cục đường thủy nội địa đã đình chỉ 3 thanh tra viên để xem xét trách nhiệm trong quản lý.
Trước đó, ngày 9/3 tỉnh Bắc Ninh có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông đề nghị tiếp tục tạm dừng dự án khai thác cát, nạo vét luồng lạch tận thu sản phẩm trên tuyến sông Cầu (dự án do Cục đường thủy nội địa cấp phép).
Bắc Ninh cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc "các cá nhân từ trung ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa" cán bộ chuyên môn, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, liên quan đến việc tỉnh này muốn dừng dự án trên.
Theo báo cáo của huyện Quế Võ gửi UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 15/3, qua giám sát từ 26/2 đến 12/3 cho thấy khu vực dự án đã diễn ra hoạt động nạo vét, hút cát cả ngày lẫn đêm, tại địa phận tỉnh Bắc Giang giáp ranh với 3 xã của huyện. Cụ thể tại xã Việt Thống có 20-25 tàu hút cát mỗi ngày; xã Quế Tân 13-15 tàu; xã Phù Lãng có 20-25 tàu.
Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trương xác minh sự việc nêu trên, báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 3.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ trưởng GTVT: Không đoàn kết, ngành đường sắt không phát triển! Chiều 28/2, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã triển khai quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tại đây, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu với "yêu cầu số một là phải ổn định và đoàn kết, nếu không không thể phát triển". Theo...