Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời về tình trạng sinh viên thất nghiệp
Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định..
Đó là một trong những nguyên nhân về tình trạng sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm hiện nay mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Luận cho biết, thực tế hiện nay có tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo có nhiều nguyên nhân: Xét từ góc độ nơi sử dụng lao động, từ khi đất nước tiến hành đổi mới, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng (cũng như nguồn lao động) không chỉ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước, mà làm việc ở tất cả các cơ sở thuộc 5 thành phần kinh tế. Xét từ góc độ nguồn cung ứng nhân lực, tham gia cung cấp sinh viên tốt nghiệp cho thị trường lao động không chỉ có các trường công lập, mà còn có các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài.
Bộ trưởng Luận cho rằng, hiện nay, Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực, theo đó, các cơ sở đào tạo được tự chủ, trong đó có tự chủ về công tác tuyển sinh. Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặtchẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việcđăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động…; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương chưa sát thực;năng lực học tập của một số học sinh thấp, chất lượng chưa cao.
Bên cạnh đó, trong tình hình suy thoái kinh kế toàn cầu và khu vực cùng khó khăn của nền kinh tế trong nước, tình hình sinh viên tìm việc làm càng khó khăn hơn.
Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc làm.
Video đang HOT
Đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Luận cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể giải quyết việc làm cho sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp trong và ngoài nước nhưng chưa có việc làm; sửa đổi, bổ sung Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương; chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp; Phê duyệt Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020; Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành như: Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho từng ngành….
Về phía Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Luận đã đưa ra 6 giải pháp thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và nhấn mạnh tới việc ban hành quy định về công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Đến nay đã có 150 trường đại học, cao đẳng thành lập trung tâm tư vấn việc làm.Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực. Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán…), đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.
Đưa ra cảnh báo, khuyến cáo đối với người học về nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai gần. Việc cảnh báo đã góp phần giúp người học có định hướng và lựa chọn ngành nghề đúng đắn hơn (Năm 2013, số hồ sơ đăng ký dự thi nhóm ngành Kinh tế – Quản lý đã giảm 10,5%, trong khi đó nhóm ngành Khoa học sức khỏe tăng 1,7%; Môi trường và Bảo vệ môi trường tăng 1,4%; Công nghệ – Kỹ thuật tăng 0,5%).
Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động; giảm quy mô đào tạo không chính quy (bằng 50% chính quy); củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo liên thông.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Vụ chôn hóa chất: Chỉ xử phạt hành chính 400 triệu
Ngày 18/9, Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký QĐ số 3253 xử phạt vi phạm hành chính 421.150.00 đồng đối với Cty CP Nicotex Thanh Thái vì đã có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Liên quan tới việc Cty Nicotex Thanh Thái đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa chôn hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định phạt tiền đối với 10 hành vi vi phạm hành chính, bao gồm:
Không niêm yết công khai địa chỉ thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; Không có văn bản báo cáo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Vận hành các công trình xử lý môi trường đã bị điều chỉnh, thay đổi so với các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt; Thực hiện không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Xây lắp không đúng công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thải mùi khó chịu vào môi trường.
Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải nguy hại gây ra theo quy định.
Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; Không dán nhãn theo quy định; Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển, bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho tàng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty CP Nicotex Thanh Thái để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường của công ty gây ra.
Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc Cty CP Nicotex Thanh Thái phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt tại Quyết định số 17/QĐ-MTg ngày 14/01/1999 của Sở Khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Thanh Hóa và các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện hành.
Cty CP Nicotex Thanh Thái phải khẩn trương xây dựng phương án, ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực để thu gom, xử lý đối với số chất thải nguy hại đang chôn lấp trái quy định tại công ty và số chất thải nguy hại đang lưu giữ tại công ty không đúng quy định.
Văn bản nêu trên của UBND tỉnh Thanh Hóa không đề cập đến kết quả kiểm tra, xét nghiệm cụ thể các mẫu vật/chất được lấy từ hiện trường vụ chôn hóa chất. Và thông tin về những vi phạm đó ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân thế nào cũng không được nói.
Như vậy, sau 1 tháng người dân nơi đây kiên trì bám trụ hiện trường mong tìm ra sự thật vụ chôn hóa chất, kết quả mà cơ quan chức năng đưa ra chỉ là xử phạt hành chính.
TS sẽ tiếp tục thông tin.
Lê Anh
Theo_VietNamNet
Mở rộng một số tuyến đường trọng điểm UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu mở rộng đường quốc lộ 70 (đoạn Hà Đông - Văn Điển) theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, báo cáo thành phố trong tháng 10. UBND TP cũng chỉ đạo các sở ngành đẩy nhanh tiến độ mở rộng tuyến đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh...