Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Phải giải quyết việc thiếu giáo viên trong năm 2020′

Theo dõi VGT trên

Ngày 14.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi gặp gỡ nguyên lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ để thông tin những kết quả đạt được của ngành Giáo dục trong năm 2019 và nhiệm vụ của ngành trong năm 2020.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải giải quyết việc thiếu giáo viên trong năm 2020 - Hình 1

Ngành Giáo dục cần giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non trong năm 2020

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết năm vừa qua ngành giáo dục đã có những chuyển động tích cực khi Luật Giáo dục 2019 được Quốc hội thông qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực.

Chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông có sự chuyển biến rõ nét; chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành và có những bước chuẩn bị khẩn trương để triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1. Giáo dục đại học khởi sắc với vị trí ngày càng cao trên bảng xếp hạng quốc tế, tự chủ đại học được mở rộng và tác động tích cực tới chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, sang năm 2020 ngành giáo dục sẽ giải quyết dứt điểm nhiệm vụ trọng tâm là việc thiếu giáo viên mầm non và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải giải quyết việc thiếu giáo viên trong năm 2020 - Hình 2

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc mong muốn, Bộ GD-ĐT sẽ làm tốt hơn nữa công tác truyền thông về những việc ngành giáo dục đã làm được

Xác định nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành Giáo dục sẽ có không ít thách thức, Bộ trưởng mong rằng, nguyên lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục đồng hành, tư vấn, chia sẻ và trực tiếp tham gia cùng ngành triển khai tốt các nhiệm vụ đặt ra.

Video đang HOT

Chia sẻ tại buổi gặp, nguyên lãnh đạo Bộ GD-ĐT đ.ánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Giáo dục thời gian qua. Đồng thời bày tỏ tin tưởng, năm 2020, ngành Giáo dục sẽ làm được nhiều việc hơn nữa, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Dạ Thảo – Ảnh: BGD

Theo motthegioi

Nơi các chỉ tiêu giáo dục đều thấp nhất cả nước

Chi ngân sách cho giáo dục thấp nhất, giáo viên thiếu nhiều nhất, số phòng học kiên cố ít nhất, tỷ lệ học 2 buổi/ngày thấp nhất, tỷ lệ huy động trẻ đến trường 'khiêm tốn' nhất... là những chỉ tiêu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nơi các chỉ tiêu giáo dục đều thấp nhất cả nước - Hình 1

Học sinh ở Cần Thơ đi học bằng xuồng - MINH THU

Thiếu giáo viên, thiếu phòng học

Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất trường học, Bộ GD-ĐT, cho biết: các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 2.029 trường mầm non, 3.101 trường tiểu học, 1.407 trường THCS, 377 trường THPT.

Vùng ĐBSCL có 231.147 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (GV), nhân viên, trong đó số cán bộ quản lý giáo dục là 15.435, chiếm 15,61% so với cả nước; GV là 182.439, chiếm 16,98%; nhân viên 33.273, chiếm 14,95%. Theo định mức năm học 2018 - 2019, ĐBSCL còn thiếu 11.637 GV mầm non, 2.583 GV tiểu học, 2.157 GV THCS, 401 giáo viên THPT...

ĐBSCL có tỷ lệ phòng học/lớp học, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân thấp nhất cả nước.

Cũng theo ông Hùng Anh, để ĐBSCL có điều kiện về phòng học và thiết bị dạy học ngang bằng cả nước, cần đầu tư bổ sung hàng chục ngàn phòng học. Trong đó mầm non là 2.400 phòng, cải tạo, nâng cấp 2.100 phòng. Ở bậc tiểu học, cần đầu tư mới khoảng 900 phòng, cải tạo, nâng cấp khoảng 4.300 phòng. Bậc THCS cần đầu tư cải tạo, nâng cấp khoảng 1.857 phòng. Bậc THPT cần khoảng 223 phòng học. Đó là chưa nói tới số phòng học bộ môn cần đầu tư mới và đầu tư trang thiết bị dạy học.

Thấp hơn mức trung bình của cả nước

Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp thấp nhất so với các vùng và thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo ăn bán trú chỉ 68,4%, thấp hơn trung bình toàn quốc 22,9% (toàn quốc là 91,3%).

Số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày cũng thấp nhất so với các vùng và thấp hơn trung bình của toàn quốc khi chỉ đạt 63,45%, trong khi cả nước con số này là hơn 80%. Chưa có tỉnh nào trong khu vực đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ t.uổi cấp độ 3.

"Không thể giải quyết những vấn đề của giáo dục bằng những chủ trương chung chung mà cần tính đến đặc thù của từng địa phương, để mỗi địa phương chủ động vươn lên chứ không phải nhìn nhau để phát triển"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Theo Bộ GD-ĐT, số liệu tổng hợp của Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2016, chi ngân sách địa phương (tính cả phần ngân sách T.Ư hỗ trợ các địa phương nhưng được quyết toán tại địa phương) cho giáo dục mầm non, phổ thông của cả nước khoảng hơn 155.000 tỉ đồng, trong đó tổng chi ngân sách địa phương trung bình/năm (2011 - 2016) cho giáo dục mầm non, phổ thông của các tỉnh ĐBSCL khoảng 24.603,1 tỉ đồng. Như vậy, tổng chi ngân sách địa phương cho giáo dục mầm non, phổ thông của các tỉnh ĐBSCL chiếm 15,9% tổng chi của cả nước, trong khi đó tổng số học sinh của ĐBSCL chiếm 17,5% tổng số học sinh cả nước.

Mức chi ngân sách địa phương trung bình cho một học sinh mầm non, phổ thông của ĐBSCL thấp hơn bình quân chung của cả nước là 11,9% (trong đó thấp hơn bình quân chung của cả nước về chi đầu tư là 8,6%, chi thường xuyên 12,5%). Phân bổ chi ngân sách địa phương cho các cấp học cũng chưa hợp lý.

Không chỉ nguồn ngân sách địa phương chi cho giáo dục thấp, nguồn vốn T.Ư hỗ trợ các địa phương khu vực ĐBSCL thông qua các chương trình, đề án nói chung, cũng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số vốn T.Ư hỗ trợ các địa phương - thấp nhất so với các vùng trong cả nước do chính sách hỗ trợ tập trung cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà các tỉnh ĐBSCL có ít đối tượng thụ hưởng so với các vùng khó khăn khác.

Giải pháp cần tính đến đặc thù của từng địa phương

Đại diện 13 địa phương khu vực ĐBSCL đã đề xuất với Bộ GD-ĐT xem xét có cơ chế chính sách đặc thù cho giáo dục ĐBSCL giống như Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, bởi đây là vùng sông nước điều kiện đi lại khó khăn, tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục.

Đại diện các địa phương cũng chỉ ra những bất hợp lý về chủ trương tinh giản 10% biên chế đối với viên chức giáo dục. Hiện nay, theo thống kê các tỉnh ĐBSCL đang thiếu gần 17.000 GV mầm non, phổ thông, trong đó GV mầm non thiếu khoảng 11.600 người. Nếu thực hiện tinh giản một cách cơ học sẽ dẫn tới không đảm bảo số lượng và chất lượng GV các bậc học. Làm sao phải đảm bảo nơi nào có học trò, nơi đó có GV.

Đối với việc rà soát, sắp xếp các điểm trường khu vực ĐBSCL, đại diện tỉnh Long An đề xuất, khi sắp xếp các trường thì cần gắn liền với phát triển nông thôn mới. Vì đặc thù vùng ĐBCSL là sông ngòi chằng chịt, nếu hạ tầng giao thông phát triển sẽ hạn chế được các điểm trường lẻ.

Theo tinh thần Nghị quyết 19 và Nghị quyết 37 của Chính phủ, để đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2025 giáo dục của các tỉnh ĐBSCL tối thiểu phát triển ngang bằng với bình quân chung của cả nước, các tỉnh trong khu vực cần khẩn trương rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Trong một hội nghị với ngành GD-ĐT khu vực ĐBSCL tổ chức tại Cần Thơ, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết hiện nay Bộ đang xây dựng bộ chỉ số đ.ánh giá giáo dục các địa phương, qua đó nhìn nhận chất lượng giáo dục của từng địa phương, từng vùng, để biết đâu là vùng trũng và trách nhiệm đến đâu của từng bộ, ngành, địa phương. "Không thể giải quyết những vấn đề của giáo dục bằng những chủ trương chung chung mà cần tính đến đặc thù của từng địa phương, để mỗi địa phương chủ động vươn lên chứ không phải nhìn nhau để phát triển", ông Nhạ khẳng định.

Ông Nhạ cũng khẳng định nếu chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện cần cho phép các tỉnh ĐBSCL tham gia với các tiêu chí, điều kiện như các vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, nhằm giúp các tỉnh trong vùng xóa bỏ các phòng học tạm, tranh tre nứa lá, từng bước tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất trường học cho toàn vùng.

Số học sinh bỏ học chiếm hơn 55% của cả nước

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số học sinh tiểu học của riêng vùng ĐBSCL bỏ học chiếm tới hơn 55% của cả nước. Lý do chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như: Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều học sinh bỏ học để mưu sinh hoặc do dân cư sinh sống theo tập quán, thời vụ không ổn định, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng sông nước, vùng dân tộc ít người, dẫn đến khi di chuyển cùng gia đình, các em rời khỏi nhà trường và không quay lại trường.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng
14:23:52 20/09/2024
Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội
20:34:17 19/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024
Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình
08:48:46 19/09/2024
Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8
12:41:34 19/09/2024

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Một nữ NSND 55 t.uổi khiến đàn em bất ngờ vì "vô cùng liều"
21:12:31 20/09/2024
Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?
21:56:46 20/09/2024
Chồng bác sĩ bay vào Sài Gòn cổ vũ Thanh Lam đến tận 12h đêm
23:09:27 20/09/2024
Thanh Bùi: "Việt Nam có rất nhiều nghệ sĩ làm từ thiện, tôi chọn làm giáo dục"
21:09:30 20/09/2024

Tin mới nhất

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An

21:35:52 20/09/2024
Trên đường về nhà, 3 mẹ con ở xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) bị nước lũ cuốn trôi. 2 người con kịp thời được cứu sống, còn người mẹ đang mất tích.

Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại

21:30:37 20/09/2024
Chiều 20/9, Công an phường Nguyễn Nghiêm (TP Quảng Ngãi) cho biết, một tài xế taxi đã đến trụ sở Công an phường, nhờ tìm chủ nhân của số t.iền 660 triệu đồng chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng của anh để trả lại.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Vụ sập cầu Ngòi Móng: Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình báo cáo nguyên nhân

10:59:13 20/09/2024
Liên quan đến vụ sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Hai mỹ nhân chuyển giới Vbiz nổi tiếng châu Á: Một người trở thành "phú bà", một người lâm cảnh vỡ nợ

Sao việt

06:27:43 21/09/2024
Hương Giang và Lương Mỹ Kỳ đều là những mỹ nhân chuyển giới Vbiz nổi tiếng châu Á, nhưng lại có số phận khác nhau.

Con gái tôi đi công tác 2 tuần, con rể liền có biểu hiện bất thường, tôi lén theo dõi và hốt hoảng khi biết đầu đuôi sự việc

Góc tâm tình

06:22:01 21/09/2024
Con rể ra hiệu cho người đàn ông lạ mặt kia đi trước, sau khi phòng khách im ắng trở lại, con mới bắt đầu kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Việt Nam có 1 tỉnh được báo Anh xếp vào top kỳ quan dành riêng cho những người không thích đám đông: Lý do giải thích gây bất ngờ

Du lịch

06:21:58 21/09/2024
Với cảnh đẹp non nước hữu tình cùng nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, Ninh Bình đã nhiều lần xuất hiện trong các bảng xếp hạng uy tín của nhiều chuyên trang du lịch và báo chí quốc tế.

ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban

Thế giới

06:16:28 21/09/2024
Theo Bộ trưởng Y tế Liban Firass Al-Abyad, trong hai ngày qua, các vụ nổ ở Liban xảy ra sau khi máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm ít nhất 37 người t.hiệt m.ạng và 2.931 người bị thương.

Món ăn ngon bất ngờ từ loại "rau" lượng vitamin C cao gấp 5 lần táo, tốt cho dạ dày, dưỡng ẩm và giúp bổ sung khí huyết

Ẩm thực

06:04:18 21/09/2024
Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một công thức mới làm món ngon từ củ sen thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn này t.rẻ e.m sẽ đặc biệt thích thú.

5 nữ chính không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ: Số 1 là "t.iểu t.am" b.ị g.hét suốt 10 năm qua

Hậu trường phim

06:01:56 21/09/2024
Không phải nữ chính nào cũng được lòng khán giả, thậm chí còn trở thành nhân vật không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ.

'Không nói điều dữ': Một kỳ nghỉ khó đoán diễn ra kéo dài đến tận khi kết thúc

Phim âu mỹ

06:01:25 21/09/2024
Speak no evil (tựa Việt: Không nói điều dữ) đang là dự án kinh dị - giật gân được mong chờ nhất màn ảnh thế giới tháng 9 này.

Sự kết hợp giữa tlinh và Lisa đang khiến giới trẻ "phát cuồng"

Nhạc việt

06:00:50 21/09/2024
Vừa qua, tlinh và Low G chính thức cho ra mắt E.P FLVR cùng MV chủ đề Hop On Da Show. Sự kết hợp giữa hai rapper đỉnh lưu Gen Z khiến dân tình đứng ngồi không yên.

Cặp đôi phim Hàn đẹp mê hồn còn có "chemistry" cực đỉnh: Ánh mắt biết nói tạo nên siêu phẩm lãng mạn hay nhất 2024?

Phim châu á

06:00:18 21/09/2024
Với một kịch bản hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc cộng thêm diễn xuất tuyệt vời của dàn cast, Những điều đến sau tình yêu có khả năng sẽ là một trong những bộ phim lãng mạn Hàn hay nhất năm 2024.