Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình ‘đầu độc’ sông Bắc Hưng Hải
Nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhằm kiên quyết ngăn chặn việc xả thải, gây ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Theo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05) Bộ Công an, ngay sau khi có sự việc xả thải ra hệ thống kênh dẫn ra sông Bắc Hưng Hải, đặc biệt qua loạt bài Báo Thanh Niên đăng tải, đơn vị đã cử trinh sát và cán bộ xuống nắm tình hình và trực tiếp lấy mẫu nước, đồng thời có điện chỉ đạo Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương tiến hành xử lý.
Bể nước mưa đen ngòm tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên) đổ ra kênh Trần Thành Ngọ. Ảnh ĐÌNH HUY
C05 xác định có 2 nguồn xả thải chính khiến con sông này bị ô nhiễm là nước thải sinh hoạt của người dân và nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề… Theo thống kê, từ tháng 7.2023 – 3.2024, C05 và công an Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đã tiến hành kiểm tra và xử lý lên tới 55 vụ, phạt hành chính gần 8 tỉ đồng.
Trong đó, riêng C05 đã kiểm tra, xử lý 9 vụ với tổng mức phạt hành chính gần 5 tỉ đồng. Điển hình, ngày 28.12.2023, C05 kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phát (H.Văn Lâm, Hưng Yên) đã phát hiện công ty này có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Qua đó, C05 đã xử phạt hành chính gần 1,5 tỉ đồng.
Tiếp đó, kiểm tra Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Gia Lâm (Hà Nội) là đơn vị quản lý hạ tầng, vận hành hệ thống xử lý nước thải Cụm công nghiệp Phú Thị, C05 đã xử phạt hành chính đơn vị này 783 triệu đồng về hành vi xả nước vượt quy chuẩn ra ngoài môi trường, vào sông Cầu Bây.
Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình ‘đầu độc’ sông Bắc Hưng Hải
Nhiều bộ, ngành, địa phương cùng có trách nhiệm
Thượng tá Nguyễn Xuân Thành, Phó trưởng phòng Nông nghiệp tài nguyên khoáng sản và đa dạng sinh học (Phòng 3) thuộc C05, cho biết Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giải quyết ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải từ nhiều năm nay.
Thượng tá Nguyễn Xuân Thành, Phó trưởng phòng Nông nghiệp tài nguyên khoáng sản và đa dạng sinh học thuộc C05
Trong đó, Phó thủ tướng giao Bộ TN-MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và 4 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và các nhiệm vụ cụ thể xử lý ô nhiễm hệ thống Bắc Hưng Hải.
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT cũng chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá toàn diện hiện trạng; xây dựng dự án, kế hoạch, bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện nạo vét, sửa chữa, nâng cấp các công trình thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải… Bên cạnh đó, các bộ Công an, Tài chính, Xây dựng, KH-ĐT, Công thương, KH-CN cũng phải phối hợp chặt chẽ, vào cuộc quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Phó thủ tướng để xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
“Dù vai trò, trách nhiệm chính thuộc về Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, UBND 4 địa phương dòng Bắc Hưng Hải chảy qua, song bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, C05 đã thường xuyên tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý vi phạm, tham mưu kiến nghị, tuyên truyền, lôi cuốn sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền địa phương liên quan góp phần xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường của hệ thống Bắc Hưng Hải”, thượng tá Thành nhấn mạnh.
Xử lý hình sự nếu vi phạm tái diễn
Theo thượng tá Thành, thời gian qua, các vụ việc vi phạm phát hiện chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, chưa hình sự vụ việc vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, một số tổ chức vi phạm bị phát hiện, kiểm tra, xử lý nhiều lần nhưng không khởi tố hình sự được, chỉ xử phạt hành chính vì không phát sinh thông số môi trường nguy hại trong nước thải.
“Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cũng đang có những chỉ đạo rất quyết liệt liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, Bộ trưởng chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý, xử phạt những doanh nghiệp, đơn vị xả thải ra môi trường, làm ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự. Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu C05 hướng dẫn công an các địa phương làm điểm một số vụ để nêu gương, cảnh tỉnh”, thượng tá Nguyễn Xuân Thành thông tin.
Một công ty bị phạt 350 triệu đồng sau phản ánh của Báo Thanh Niên
Ngày 10.4, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 350 triệu đồng về vấn đề bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH dệt may Đại Hoa (Công ty Đại Hoa, P.Dị Sử, TX.Mỹ Hào, Hưng Yên).
Theo đó, Công ty Đại Hoa đã có hành vi xả trái phép nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Hành vi này đã vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 điều 15 Nghị định số 45/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài việc bị phạt 350 triệu đồng, tỉnh Hưng Yên yêu cầu Công ty Đại Hoa và Công ty CP phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối B khắc phục hậu quả về môi trường.
Sở TN-MT tỉnh Hưng Yên tiếp tục lập hồ sơ, trình cấp trên để xử phạt 2 doanh nghiệp khác về hành vi xả thải ra môi trường.
Đáng chú ý, sau loạt bài phản ánh thực trạng đầu độc sông Bắc Hưng Hải, ngày 3.4, PV Thanh Niên đã liên hệ với Bộ TN-MT để tìm hiểu về công tác quản lý, trách nhiệm cũng như giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm ở hệ thống thủy lợi này, nhưng đến nay câu trả lời từ Bộ TN-MT chỉ là sự im lặng.
Phải cung cấp mống mắt khi làm thẻ căn cước, liệu có lộ, lọt?
Kể từ 1.7, khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, công dân sẽ bắt buộc phải cung cấp thông tin về mống mắt.
Nhiều người băn khoăn rằng, dữ liệu có bị rò rỉ, lộ, lọt hay không?
Kể từ ngày 1.7 tới đây, luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thay thế cho luật Căn cước công dân. Một trong những điểm mới của luật là khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, người dân sẽ phải cung cấp thông tin về mống mắt.
Mẫu thẻ căn cước thay thế cho thẻ căn cước công dân, theo đề xuất của Bộ Công an. Ảnh BCA
Bắt buộc thu nhận mống mắt
Theo quy định tại luật Căn cước, cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm thông tin về nhân thân, nhân dạng, sinh trắc học và nghề nghiệp của công dân. Trong đó, thông tin sinh trắc học gồm: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói.
Đối với ADN và giọng nói, cơ quan quản lý căn cước chỉ thu nhận khi người dân tự nguyện cung cấp; hoặc được chia sẻ dữ liệu từ cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ngược lại, mống mắt là thông tin người dân sẽ phải bắt buộc cung cấp khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, giống như vân tay và ảnh khuôn mặt bấy lâu nay. Việc thu nhận mống mắt được thực hiện bởi cơ quan công an, bằng các thiết bị chuyên dụng.
Phải cung cấp mống mắt khi làm thẻ căn cước, liệu có lộ, lọt?
Vì sao mống mắt lại được bổ sung vào cơ sở dữ liệu căn cước? Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, khoa học hiện nay đã chứng minh rằng mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất, không thay đổi nhiều theo thời gian, tương đồng với vân tay.
Công nghệ nhận diện mống mắt có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp; hiện đã được nhiều quốc gia áp dụng để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website...
Do đó, bên cạnh việc thu thập vân tay, luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập thông tin về mống mắt trong cơ sở dữ liệu căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay (người khuyết tật, vân tay bị biến dạng...).
Kể từ 1.7, khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, người dân sẽ phải cung cấp thông tin về mống mắt. Ảnh TUYẾN PHAN
Liệu có lộ, lọt thông tin?
Với việc bắt buộc cung cấp thông tin về mống mắt khi làm thẻ căn cước, nhiều người băn khoăn rằng liệu có xảy ra nguy cơ lộ, lọt dữ liệu?
Trả lời Thanh Niên về công tác triển khai luật Căn cước, đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho biết Bộ Công an đang chuẩn bị về mặt hạ tầng, kỹ thuật để việc thu nhận dữ liệu ADN, mống mắt, giọng nói tương đồng với quy chuẩn quốc tế; vừa tiết kiệm kho lưu trữ, vừa chính xác khi đối sánh; đồng thời bảo mật tuyệt đối, không để lộ lọt thông tin.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trả lời kiến nghị của cử tri mới đây, Bộ Công an cho biết, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thiết kế theo yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4, với hệ thống giám sát, bảo vệ nhiều tầng nấc, 24/24 giờ.
Xem nhanh 20h ngày 29.2: Mống mắt trên thẻ căn cước là gì?
Chưa kể, quá trình thu thập định danh của người dân thực hiện theo một quy trình khép kín. Dữ liệu được thu thập tại các địa điểm do công an địa phương bố trí, trên các thiết bị đã được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an kiểm tra. Việc chuyển dữ liệu định danh thực hiện qua đường truyền riêng biệt của Bộ Công an, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, giải pháp của Ban Cơ yếu...
Thông tin thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, thẻ căn cước được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao. Chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Một người muốn sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử thì phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu. Nếu không có thao tác này, không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Bình Dương: Trại chăn nuôi heo xả thải ra môi trường, cá chết hàng loạt Kiểm tra đột xuất trang trại chăn nuôi heo ở Bình Dương, công an phát hiện hành vi xả thải có dấu hiệu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường... Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa kiểm tra Trại heo Phú Giáo 02FF (H.Phú Giáo, Bình Dương) phát hiện trang trại này xả thải...