Bỏ trốn sau khi lấy chồng ngoại
Ngày 9-9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.Cần Thơ đã chuyển hồ sơ liên quan đến vụ việc của cô Nguyễn Thị Thúy H. (25 tuổi, ngụ Khu vực Thới Trung, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vừa trở về từ tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) sang Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP.Cần Thơ để xử lý theo thẩm quyền.
Đối tượng Liu Bin (trái), cô dâu H. cùng rể Chen Jin Rong và cô Hiền
Tiếp xúc với chúng tôi, H. nức nở. Vào tháng 6-2011, mẹ cô là bà Nguyễn Thị Mỹ L. được một người quen giới thiệu một phụ nữ tên Hiền, Hiền giới thiệu ông Liu Bin, chuyên làm môi giới cho phụ nữ Việt lấy chồng Trung Quốc, có vợ ở quận Ô Môn, TP.Cần Thơ. Những lần gặp gỡ, bà L. được hứa hẹn sẽ giới thiệu cho chàng rể Trung Quốc giàu có. Ngày 24-6, bà L. dẫn H. đến nhà mẹ vợ của Liu Bin (thuộc khu vực Ba Xe, quận Ô Môn) để bàn chuyện đám cưới. Sau khi xem mặt H., chiều cùng ngày, Liu Bin giao cho bà L. một số tài sản gồm: một sợi dây chuyền, một đôi bông tai vàng 18K, tổng cộng 1,3 chỉ vàng cùng với một chiếc nhẫn nửa chỉ vàng 24K. Với sự sắp xếp của Liu Bin, H. được chở đến khách sạn Phương Anh (tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) để lên TPHCM. Rạng sáng 26-6, H. lên máy bay đi Trung Quốc.
Khi đến Trung Quốc, H. được bố trí ở nhà Liu Bin. Hàng ngày, Liu Bin gọi bạn bè đến để giới thiệu, tìm mối gả chồng cho H. Do không biết tiếng Trung Quốc, H. không hiểu họ nói gì. Khoảng 20 ngày sau, Liu Bin ra dấu cho H. phải chọn một người mới được về Việt Nam. Không còn lựa chọn nào khác, H. đành chọn một người tên Chen Jin Rong, nhà cũng ở Giang Tô. Ngày 20-7, H. được cho về Việt Nam để xin giấy xác nhận độc thân làm giấy kết hôn.
Ngày 28-7, đám cưới H. được tổ chức. Sính lễ nhà trai đem sang nhà gái gồm số tài sản Liu Bin đưa trước, cộng thêm tám triệu đồng Việt Nam. Chiều cùng ngày, gia đình đưa H. đến khách sạn Phương Anh (Cần Thơ) để ở cùng chồng là Chen Jin Rong. Ngày hôm sau, H. được chồng đưa về khách sạn Minh Thư (số 440, quận 10, TP. Hồ Chí Minh) để đến Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM xin giấy đi Trung Quốc. Khi đến khách sạn, H. thấy hai cô gái đang chờ thủ tục sang Trung Quốc. Qua trao đổi, H. phát hiện bị lừa nên quay về TP.Cần Thơ bỏ trốn và tố giác với cơ quan chức năng.
Qua xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Cần Thơ xét thấy Liu Bin và Chen Jin Rong không có dấu hiệu của tội buôn bán người nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng xuất nhập cảnh để xử lý theo thẩm quyền. Cuộc hôn nhân vội vã của H. xem như bị hủy. Tuy nhiên, đây là bài học của các gia đình gả con chồng ngoại.
Theo CATP
Video đang HOT
Chuyện từ làng "chê" chồng nội
Một ngôi làng nhỏ bé chỉ với trên 300 hộ dân, nhưng đã có trên 200 cô gái đi lấy chồng ngoại quốc. Đa phần họ đã vì cuộc mưu sinh mà phải cất bước ra đi, bỏ lại sau lưng cảnh quê hương yên bình và tình làng nghĩa xóm...
Ấp Tây Bình giờ đã trở thành làng "ba phú" với các ngôi nhà kiên cố mọc san sát nhau.
Nhắc đến ấp Tây Bình (xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), người ta thường kháo nhau những câu chuyện cười ra nước mắt về việc con gái trong làng đua nhau lấy chồng ngoại quốc. Không phải vì con trai làng này hiếm hoi hay xấu xí, mà vấn đề mấu chốt là họ túng thiếu về kinh tế gia đình nên bị gái làng... chê! Có thời điểm chỉ cần nhìn thấy chiếc xe ôtô đi qua là các cô gái bu tới vì tưởng đó là... Việt kiều về kén vợ. Ngôi làng nhỏ bé đó nổi tiếng với cái tên "ba bần" - ba cái nghèo, cái đói giai giẳng đeo bám họ.
Đua nhau... từ giã trai làng
Trước năm 2005, trong ấp bắt đầu rục rịch chuyện thôn nữ lấy chồng nước ngoài. Đến năm 2006, "chiến dịch" chồng ngoại diễn ra vô cùng rầm rộ ở ấp Tây Bình nói riêng cũng như toàn xã Vĩnh Trạch nói chung. Các cô gái thôn quê học hành chưa tới nơi tới chốn, cuộc sống lại khó khăn nên khi được những người đi trước "mách nước" rằng lấy chồng ngoại sẽ... thoát nghèo, vậy là họ đua nhau... từ giã trai làng.
Một trường hợp đang phỏng vấn tại sở Tư Pháp An Giang để đi lấy chồng ngoại.
Trên thực tế, các cô gái quê cũng như gia đình họ nhìn vào những gia đình xung quanh, gia đình anh em, họ hàng có con gái đi lấy chồng nước ngoài gửi tiền về xây được nhà, trả được nợ nên họ cũng mạnh dạn cho con xuất giá theo chồng ngoại. Cứ như vậy, người đi trước giới thiệu cho người đi sau, hàng xóm, anh em họ hàng giới thiệu cho nhau và chuyện lấy chồng ngoại trở thành phổ biến...
Bà Nguyễn Thẩm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Trạch tâm sự: Người dân ở xã chủ yếu là làm nông, nhưng diện tích quá ít. Trung bình mỗi người dân chỉ được trên 300m2 đất nông nghiệp, do đó quanh năm túng thiếu.
Trong khi trung bình mỗi đám cưới ở đây, gia đình nhà trai cũng phải mất chừng 50 triệu đồng cho gia đình nhà gái vì ít nhất là phải có một cây vàng cho cô gái, khoảng 10 triệu đồng cho gia đình cô gái, đó là chưa kể cỗ bàn mà nhà trai phải lo... Với người nông dân chân lấm tay bùn nơi đây thì đó quả là một khoản chi phí "khổng lồ" và không phải ai cũng đáp ứng được.
Theo thống kê của UBND xã Vĩnh Trạch, chỉ tính từ năm 2005 đến nay, toàn xã đã có trên 500 cô gái lấy chồng ngoại quốc, trong đó riêng ấp Tây Bình có đến gần 250 người. Trước đây, các cô gái thường lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc là chủ yếu, nhưng nay đã đa dạng hơn và chuyển sang lấy Việt kiều Mỹ, Pháp, Canada, Úc... Chuyện mỗi gia đình có hai cô gái, thậm chí có ba con gái lấy chồng nước ngoài đã trở nên bình thường.
Làng... "ba phú" và những hệ lụy!
Ông Huỳnh Thanh Phong - cán bộ tư pháp xã Vĩnh Trạch cho biết: Hầu hết các gia đình có con gái lấy chồng ngoại đều xây cất được những ngôi nhà kiên cố, khang trang. Làng "ba bần" năm xưa nay đã trở thành làng "ba phú". Mỗi lần gả con gái, gia đình nàng dâu lại nhận được một khoản tiền để trả nợ, có vốn làm ăn.
Có những cô gái gặp được người chồng tốt, giàu có thì vừa "sang bển" đã gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, còn những cô khác thì sớm hay muộn cũng gửi tiền về cho bố mẹ trang trải nợ nần và xây nhà chắc chắn. Nhiều cô còn bảo lãnh, mua vé máy bay cho cha mẹ, người thân sang nước ngoài du lịch cả tháng trời.
Có thể nói cho đến bây giờ, việc lấy chồng ngoại vẫn còn là niềm khát vọng lớn lao đối với nhiều thôn nữ và gia đình họ. Khi chúng tôi hỏi một vài cháu gái mới học cấp I rằng, liệu sau này các cháu có muốn ra nước ngoài không, không ít cháu trả lời: "Ở nhà khổ lắm chú ạ. Lớn lên con cũng đi nước ngoài như dì, như chị con, vì sang bên đó sướng lắm...".
Đến ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Tuyền - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Tây Bình đang có con gái tuổi ngấp nghé gả chồng cũng bóng gió gần xa: "Lấy đâu là do con quyết định, mình có muốn cho nó lấy chồng ngoại mà nó không thích cũng chịu. Nói thật với chú là ở đây ai đi lấy chồng nước ngoài cũng sướng cả".
Mặc dù đã tuyên truyền rất nhiều, nhưng xem ra tư tưởng lấy chồng ngoại vẫn ăn sâu vào ý nguyện của người dân nơi đây. Giờ thì tình trạng mất cân đối giới tính chưa thấy rõ, nhưng ít năm tới chắc chắn sẽ rất nghiêm trọng.
Không thể phủ nhận được việc lấy chồng ngoại đã mang lại cho người dân nơi đây nhiều lợi ích về cuộc sống vật chất. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có cuộc sống tốt đẹp khi lấy chồng ngoại.
Không ít trường hợp gặp phải người chồng không tốt, tuổi tác quá lớn, bất đồng ngôn ngữ, gia cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật... nên các cô gái này lại phải "đứt gánh giữa đường". Tại xã Vĩnh Trạch đã có 12 cô gái lấy chồng nước ngoài đã tan vỡ vì nhiều lý do. Có cô gái đã đi tìm chồng khác hoặc bỏ đi biệt tích nơi vùng đất khác vì không chịu được những hổ thẹn...
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo báo cáo của tỉnh An Giang, từ năm 2005 đến nay, toàn tỉnh có trên 2.100 cô gái đi lấy chồng nước ngoài. Trong đó 795 trường hợp lấy chồng Đài Loan, 773 trường hợp Hoa Kỳ, 118 trường hợp Canada, còn lại là các nước khác. Sở Tư pháp phối hợp với công an tiến hành xác minh 1.700/2.100 hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài và đã phát hiện 22 trường hợp đăng ký kết hôn giả, tráo người đăng ký kết hôn... Việc tìm hiểu nhau khi lấy chồng nước ngoài cũng rất sơ sài, chủ yếu qua người giới thiệu hoặc điện thoại. Cả hai bên không biết tiếng nói của nhau phải qua người phiên dịch. Một số trường hợp người chồng lớn hơn vợ từ 30 đến 40 tuổi, con rể bằng hoặc lớn hơn tuổi ba mẹ vợ cả chục tuổi. Nhiều trường hợp chưa hẳn vì hôn nhân tự nguyện, tiến bộ mà vì nhiều mục đích khác như vì lợi ích vật chất, để được xuất cảnh sang nước ngoài...
Theo Pháp Luật VN
Kết hôn với người nước ngoài: Nỗi buồn và nước mắt Một lần về công tác tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), tình cờ tôi được một đồng nghiệp mời đến dự một đám cưới: cô gái đất hoa Đà Lạt lấy một ông "Tây", người Australia. Theo lời giới thiệu của bạn đồng nghiệp thì cô dâu năm nay 26 tuổi còn chú rể ở vào độ tuổi 45. Khác với nhiều đám...