Bố trí lực lượng trực gác cầu vượt sông Đồng Nai, Quản Lộ – Phụng Hiệp
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, một số cầu, luồng hẹp trên sông, kênh phía Nam được tổ chức lực lượng thường trực điều tiết giao thông thủy.
Tại khu vực điều tiết giao thông có phương tiện, lực lượng thường trực để hướng dẫn, đảm bảo giao thông thủy – Ảnh minh họa
Ngày 10/8, đại diện Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam cho biết, vài ngày gần đây mưa lũ tại khu vực phía Nam diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường thủy. Trước tình hình trên, theo yêu cầu của Cục Đường thủy nội địa VN, một số “điểm đen”, khu vực giao thông đường thủy phức tạp được triển khai lực lượng thường trực điều tiết, khống chế đảm bảo giao thông đường thủy.
Các vị trí cụ thể: cầu Nàng Hai tại Km18 900 bắc qua kênh Lấp Vò – Sa Đéc, thuộc địa phận TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cầu An Hóa Km40 070 trên sông Đồng Nai, thuộc địa phận TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cầu Đồng Nai tại Km34 250 sông Đồng Nai, bờ phải thuộc địa phận TX. Dĩ An, Bình Dương và quận 9, TP.HCM và bờ trái thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Khu vực luồng hẹp Ngã Năm trên kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, thuộc địa phận phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian điều tiết đến khoảng hết tháng 11/2020.
“Tại các vị trí cầu, khu vực điều tiết có bố trí hệ thống báo hiệu đường thủy và lực lượng, phương tiện chốt trực làm nhiệm vụ điều tiết, hướng dẫn tàu thuyền qua lại. Các phương tiện thủy khi lưu thông qua các khu vực trên phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của báo hiệu đường thủy và lực lượng làm nhiệm vụ điều tiết, hướng dẫn giao thông tại hiện trường để đảm bảo trật tự ATGT đường thủy”, đại diện Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam.
Đươc biết, trong tháng 9/2020, một số đoạn luồng chạy tàu trên sông Hậu – nhánh cù lao Ông Hổ ( Km6 150-Km7 345, TP. Long Xuyên, An Giang), kênh Lương Thế Trân (Km8 295-Km8 520, TP. Cà Mau, Cà Mau), Rạch Sỏi Hậu Giang (Km3 890-Km3 912, TP. Cần Thơ), cầu Giá Rai cũ ((Km30 250, kênh Bạc Liêu Cà Mau, TX. Giá Rai, Bạc Liêu)… cũng được tổ chức điều tiết giao thông để phục vụ thi công khắc phục sạt lở bờ sông kênh hoặc điều tiết giao thông thủy trong mùa mưa lũ.
Cảnh báo nguy cơ lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung
Trước tình hình diễn biến mưa lũ phức tạp, khó lường, sáng 7-10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai ( PCTT) tổ chức họp đánh giá các giải pháp ứng phó. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết: Vùng áp thấp trên biển Đông này ít có khả năng mạnh thêm thành áp thấp nhiệt đới do ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Tuy nhiên, dự báo trong những ngày sắp tới trên khu vực Thái Bình Dương sẽ xuất hiện áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Mặc dù vùng áp thấp trên biển Đông này ít có khả mạnh lên nhưng do tác động kết hợp của không khí lạnh sẽ tiếp tục gây mưa lớn các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, Tây Nguyên. Mưa lớn có khả năng kéo dài ở các địa phương này từ ngày 6 đến 11-10 ( đợt 1), đợt 2 từ ngày 14 đến 16-10. Tổng lượng mưa của cả 2 đợt ở từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi khoảng 500-1.000 mm, riêng lượng mưa đợt 1 khoảng 500-700 mm. Do mưa lớn kéo dài nên cảnh báo về nguy cơ xảy ra lũ quét sạt lở đất từ Nghệ An đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.
Theo Đại diện Tổng cục Thủy lợi: Hiện mực nước các hồ thủy lợi đang ở mức thấp, dung tích phòng lũ của các hồ còn khoảng gần 2 tỷ m3. Ông Ngô Sơn Hải, Phó giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay: Khu vực miền Trung và Tây Nguyên hiện có khoảng 20 hồ thủy điện do EVN quản lý. Hiện mực nước của 20 hồ thủy điện chỉ đạt bình quân khoảng 30-40% dung tích hồ, do đó đối với các hồ chứa này dung tích cắt lũ vẫn còn. Các hồ thủy điện do EVN quản lý ở khu vực phía Bắc nước đã đầy nước, một số hồ đã và đang tiến hành xả lũ.
Toàn cảnh cuộc họp sáng ngày 7-10.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý, dự báo mưa lớn kéo dài ở khu vực này, do đó khả năng lũ chồng lũ như đã từng xảy ra cuối năm 2017 là rất cao. Mưa lớn không chỉ gây ngập lụt ở vùng hạ du, mà lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này cũng rất cao. Mặc dù phần lớn các hồ chứa (thủy điện, thủy lợi) ở khu vực này đang ở mực nước thấp nhưng với dự báo mưa lớn kéo dài sẽ xảy ra, cộng thêm khu vực này hồ chứa nhỏ nhiều. Vì vậy, chúng ta phải đặt các hồ ở khu vực này ở báo động ở mức cao nhất về quy trình vận hành, đặc biệt đối với các hồ chứa lớn: Hồ Tả Trạch, Ngàn Trươi, Cửa Đạt để đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng yêu cầu Tổng cục Thủy lợi cần phải phối hợp với chính quyền các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống các trạm bơm tiêu úng để sẵn sàng phục vụ tiêu thoát nước. Tổng cục Thủy sản tập trung chỉ đạo hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi thủy sản nước ngọt vì khu vực này diện tích nuôi trồng thủy sản lớn (diện tích nuôi nước mặn 27.000 ha, nuôi nước ngọt 54.000ha). Các địa phương triển khai ngay các phương án nhằm bảo vệ diện tích cây trồng, trong đó có cây ăn quả, 2.000 trang trại chăn nuôi, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bố trí các phương tiện để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống ngập lụt xảy ra chia cắt.
Tập trung các hoạt động hướng mạnh về cơ sở Ngày 30-9, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về triển khai nhiệm vụ quý 4 công tác MTTQ năm 2020. Tại điểm cầu Đồng Nai, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vũ Đình Trung chủ trì hội nghị. Các đại biểu...