Bố trí hơn 2.200 tỷ vốn trung hạn cho 3 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký gửi báo cáo mới nhất tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.
Theo Bộ GTVT, nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến bố trí cho 3 dự án là hơn 26.147 tỷ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất. Đối với nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc không tính toán phần vốn tiết kiệm 5% do chỉ định thầu các gói thầu xây lắp, Bộ GTVT đã rà soát, dự kiến có thể cân đối, sắp xếp lại từ kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội phân bổ hơn 6.600 tỷ đồng.
Bố trí hơn 2.200 tỷ vốn trung hạn cho 3 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia. Ảnh: TTXVN.
Số vốn này sau khi ưu tiên cân đối hai đoạn cấp bách nối thông đường Hồ Chí Minh (Chợ Chu – ngã ba Trung Sơn và đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận) khoảng 4.450 tỷ đồng, số còn lại khoảng 2.203 tỷ đồng sẽ cân đối cho 3 dự án cao tốc này.
Ngoài ra, nguồn vốn bố trí cho 3 dự án còn dự kiến bố trí từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội khoảng 9.620 tỷ đồng; nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 khoảng gần 13.800 tỷ đồng (sau khi bố trí đầy đủ cho các nhiệm vụ chi ưu tiên theo quy định).
Video đang HOT
Tham gia đầu tư 3 dự án cao tốc trọng điểm còn có nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các địa phương có dự án đi qua tổ chức họp HĐND để quyết nghị số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, nguồn vốn ngân sách địa phương cam kết tham gia khoảng 50% chi phí GPMB các dự án thành phần. Đến nay đã có 5/8 địa phương ban hành nghị quyết của HĐND về việc bố trí kế hoạch vốn ngân sách địa phương đầu tư dự án.
Sau khi rà soát khả năng cân đối các nguồn vốn, tổng số vốn có thể cân đối trong kỳ trung hạn 2021 – 2025 cho ba dự án khoảng 60.124 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 dự kiến giải ngân 562 tỷ đồng; năm 2023 dự kiến giải ngân gần 25.000 tỷ đồng; năm 2024 dự kiến giải ngân 15.458 tỷ đồng và năm 2025 dự kiến giải ngân hơn 19.100 tỷ đồng. Số vốn chuyển tiếp thực hiện trong giai đoạn 2026 – 2030 khoảng hơn 24.300 tỷ đồng.
Theo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dài 117,5 km được đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe. Trong đó, đoạn Km0 000 – Km7 700 được đầu tư hoàn thiện, với mặt cắt ngang 24,75 m; đoạn Km7 700 – Km117 500 đầu tư quy mô phân kỳ mặt cắt ngang 17 m. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 21.935 tỷ đồng.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài gần 54 km, dự kiến phân kỳ đầu tư mặt cắt ngang 4 làn xe tại các đoạn: Từ điểm đầu dự án đến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (Km0 – Km16 800) và đoạn từ cao tốc Bến Lức – Long Thành đến điểm cuối dự án (Km29 400 – Km53 700). Đoạn từ cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đến cao tốc Bến Lức – Long Thành đầu tư quy mô 6 làn xe. Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án khoảng 17.837 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài khoảng 188,2 km được đề xuất đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng gần 44.700 tỷ đồng.
Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Quốc hội 5 dự án cao tốc dài gần 1.000 km
Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để phát triển đường cao tốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Quốc hội đã có nghị quyết dành nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng giao thông trong Chương trình phục hồi kinh tế xã hội.
Báo cáo về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án cao tốc khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án quan trọng quốc gia tại kỳ họp tới.
Cao tốc thành phần Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đang dần hình thành.
Các mốc tiến độ chủ yếu cần đáp ứng gồm: Hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 13/2; hoàn thiện thủ tục để Thủ tướng có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 16/2; Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, có kết quả thẩm định trước ngày 4/3. Hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội chủ trương đầu tư trước ngày 20/3.
Các dự án cao tốc gồm: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến dài 53,7 km, tổng vốn hơn 17.800 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thiện lại hồ sơ theo phương thức đầu tư công, trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/2/2022.
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 45.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đã hoàn thiện lại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo phương thức đầu tư công và đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/2/2021.
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, dự kiến tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng, kết nối Tây Nguyên với miền Trung, hệ thông cảng biển nước sâu, đáp ứng nhu cầu vận tải, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian, chi phí vận tải và bảo đảm an toàn giao thông, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên, Nam Trung Bộ nói chung.
Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, hiện đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đang rà soát hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ muộn nhất trước 16/2/2022; bảo đảm tiến độ Thủ tướng Chính phủ có quyết định chủ trương đầu tư dự án trước ngày 31/3/2022.
Nhóm cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu dài 85 km, cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang dài 118 km, cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng dài hơn 86 km do các địa phương chủ trì.
Phát triển đường cao tốc sẽ tạo ra động lực mới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà các tuyến cao tốc đi qua. Nếu đường cao tốc được làm sớm thì sẽ giảm chi phí lớn.
Báo cáo của Bộ GTVT tổng hợp chung, từ nay đến 2025 phải hoàn thành đầu tư xây dựng thêm 2.000 km đường cao tốc. Do đó, Kkhối lượng công việc lớn, phải triển khai trong thời gian ngắn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phối hợp quyết liệt, để "chạy đua với thời gian", khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua.
Cận cảnh thông hầm Dốc Sạn trước 3 tháng trên tuyến cao tốc Bắc Nam Hầm Dốc Sạn xuyên núi Dốc Sạn qua tỉnh Khánh Hòa là một trong những "mắt xích" quan trọng trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020 thuộc dự án thành phần cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Hầm gồm 2 ống trái phải song song, dài 700 m/ống, vừa được doanh nghiệp dự án (Công ty...