Bố trí cầu thang trong nhà và 9 nguyên tắc “vàng” phải thuộc nằm lòng, điều số 5 không hề tốt cho sức khỏe lẫn tài vận của gia chủ
Bố trí cầu thang không chỉ cần đáp ứng thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà mà còn phải thuận theo nguyên tắc phong thủy.
Bố trí cầu thang trong nhà cũng cần lưu tâm nhiều nguyên tắc. Theo phong thủy, cầu thang trong nhà không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến vận may, dẫn tới hao hụt tiền bạc, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Bí bách, tối tăm, đặt quá nhiều cây cối rườm rà sẽ ảnh hưởng đến dòng khí luân chuyển và tính tiện dụng của cầu thang.
Thiết kế cầu thang hợp lý, thuận theo phong thủy không chỉ mang đến vẻ đẹp hài hòa cho không gian sống mà còn mang lại may mắn, thu hút tài lộc đến cho gia đình bạn.
Bởi vậy, tuân thủ những nguyên tắc sau đây có thể giúp bạn thực hiện được mong muốn trên.
1 – Cầu thang nên được đặt ở nơi thoáng khí, sinh khí dồi dào trong nhà
Khi thiết kế và bố trí cầu thang, gia chủ nên đặt cầu thang từ hướng sinh khí đi lên, tránh bắt đầu từ những góc chết chật hẹp trong nhà. Điều này sẽ đảm bảo được các tầng trên thu được khí lành của ngôi nhà.
Cầu thang nên đặt nơi thoáng đãng, nếu không cần bổ sung đèn để thuận tiện di chuyển vào ban đêm.
2 – Tránh đặt cầu thang từ phía sau nhà
Sinh khí di chuyển từ ngoài trời vào nhà theo cửa trước và đi ra phía sau. Nếu cầu thang đặt ở vị trí sau nhà sẽ dẫn đến tình trạng suy khí, không khí dẫn lên các tầng đều là tà khí và sát khí tích tụ từ năng lượng tiêu cực và bụi bẩn.
Bố trí như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tài lộc mà còn khiến sức khỏe suy giảm. Khi dương khí không được vận hành và đổi mới, khu vực cầu thang sẽ dẫn dắt âm khí vượng, điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Hóa giải: Tốt nhất ngay từ đầu khi thiết kế không nên bố trí cầu thang ở khu vực này. Nếu như lỡ mua hoặc xây nhà có cầu thang bố trí như vậy, khu vực này cần thoáng đãng, sạch sẽ và có ánh đèn sáng sủa. Quan trọng nhất là không được bày biện đồ đạc dưới chân cầu thang hoặc lối đi.
3 – Tránh làm cầu thang đứt đoạn
Video đang HOT
Sinh khí luân chuyển trong nhà nên được liền mạch, tránh đứt đoạn và cầu thang chính là nơi thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nói dễ hiểu hơn, nếu cầu thang được bắt đầu từ đầu hành lang tầng 1 thì khi tiếp nối tầng 2, tầng 3 nên tiếp tục nối từ đầu hành lang để tạo sự thống nhất. Tránh trường hợp tầng 1 cầu thang bắt đầu từ đầu nhà, tầng 2 bắt đầu giữa nhà và tầng 3 bắt đầu cuối nhà.
Cầu thang nên được kết nối bằng các chiếu nghỉ tránh làm đứt đoạn dòng luân chuyển của khí tới các tầng trong nhà.
Hóa giải: Nếu cầu thang rơi vào tình trạng này cần trải thảm liên tục để kết nối các tầng với nhau.
4 – Tránh đặt cầu thang chính giữa nhà
Hầu hết nhiều nhà thổ cư diện tích hạn chế đều có thiết kế cầu thang ở giữa nhà. Nếu tính theo diện tích đất, vị trí giữa nhà thuộc Trung cung, là nơi được coi là biệt cung, cấm kỵ đặt cầu thang (dòng khí lưu động) tại đây.
Hóa giải: Trường hợp này rất khó để thay đổi vị trí, chỉ có thể dùng thông gió hoặc đèn chùm để hạn chế phần nào sát khí.
5 – Cầu thang không nên bắt đầu hoặc kết thúc ở trước nhà vệ sinh
Theo phong thủy học, nhà vệ sinh dù sạch sẽ, khô ráo đến mấy vẫn sẽ tồn tại uế khí không được sạch sẽ. Cầu thang là nơi dẫn dắt sinh khí đến toàn bộ ngôi nhà, nếu bắt đầu hoặc kết thúc cầu thang trước nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khí trong nhà, tài vận cũng bị ảnh hưởng.
Hóa giải: Dựng bình phong hoặc chuyển cửa nhà vệ sinh tránh hướng thẳng vào chân cầu thang.
6 – Chân cầu thang không nên đối diện với cửa chính
Cửa chính là nơi đón khí vào nhà. Cầu thang trong nhà cũng được coi là nơi lưu dẫn và giữ gìn vượng khí. Nếu đối diện cửa chính, dòng khí đột ngột xộc thẳng lên cầu thang sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng khí trong nhà.
Chân cầu thang không nên đối diện với cửa chính, cửa bếp hoặc cửa nhà vệ sinh.
Hóa giải: Tương tự như với nhà vệ sinh.
7 – Cầu thang nên có độ dài vừa phải
Số bậc cầu thang kết nối giữa các tầng nên có độ dài vừa phải, tránh quá dài từ tầng này lên tầng khác. Bởi vì, cầu thang càng dài khí dẫn lên càng yếu, không đủ sinh khí tươi mới cho các tầng.
Bậc cầu thang không được bị lõm, ọp ẹp, hở hoặc gãy nứt, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy của cải, tiền bạc dễ bị hao hụt.
Hai bên bậc cầu thang cần có thành cầu thang để che chắn. Các thiết kế cầu thang hiện đại theo đuổi thẩm mỹ nên nhiều kiểu cầu thang chỉ có bậc rời, không tay vịn ra đời. Nhưng điều này không tốt theo phong thủy.
Ở khu vực cầu thang nên có đèn để tăng ánh sáng và thuận tiện cho việc đi lại vào lúc trời tối.
8 – Màu sắc cầu thang không nên lòe loẹt, sặc sỡ
Cầu thang thường được bài trí theo màu sắc tự nhiên và dịu mắt. Tránh sử dụng màu đỏ để sơn cầu thang hoặc các bậc cầu thang, hỏa khí quá nhiều của màu đỏ có thể mang lại điều không tốt.
Vận khí càng suy kiệt hơn khi cầu thang xoắn ốc đặt giữa nhà.
9 – Cân nhắc kỹ khi làm cầu thang xoắn ốc
Cầu thang kiểu xoắn ốc không được chào đón trong phong thủy khi năng lượng chúng mang lại cho căn nhà thường ít vượng khí. Sinh khí lưu thông trong nhà nên được dẫn dắt nhẹ nhàng, từ tốn. Cầu thang xoắn ốc khiến dòng khí nhanh và gấp, khó lòng mang đến sự yên bình cho ngôi nhà.
Hóa giải: Hạn chế làm cầu thang xoắn nhiều mà nên thuôn bo nhẹ. Đặc biệt không nên làm cầu thang xoắn ốc có trục ở giữa, điều này kiêng kỵ trong phong thủy.
(Thông tin chiêm nghiệm dưới góc độ phong thủy)
Nguyên tắc phong thủy không đặt cầu thang ở giữa nhà
Trong các ngôi nhà cao tầng hiện nay, cầu thang là một bộ phận không thể thiếu, không chỉ là cầu nối giao thông cho các tầng, theo phong thủy, cầu thang còn chính là nơi khí vận lưu thông mạnh, dẫn khí tỏa đi khắp nơi trong căn nhà.
Do đó, thiết kế cầu thang phù hợp với mục đích sử dụng dựa trên các nguyên tắc phong thủy sẽ giúp căn nhà vừa có tính thẩm mỹ, vừa giúp đem tài vận đến cho gia chủ.
Vị trí cầu thang
Cầu thang là nơi khởi khí, phát tán từ dưới lên hoặc từ trên xuống tỏa đi các tầng. Chính vì vậy, vị trí cầu thang nằm ở cung tốt thì các tầng trên đều tốt và ngược lại.
Vị trí cầu thang nằm ở cung tốt thì các tầng trên đều tốt và ngược lại
Điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà cần được thiết kế một cách thông thoáng, nên được đặt ở các cung lành như: Âm Quý Nhân, Dương Quý Nhân, Thiên Mã, Thiên Lộc, Đào Hoa để mang lại vượng khí, tránh các cung có Thiên Hình, Đại Sát. Khu vực cầu thang phải được chiếu sáng đầy đủ nhằm hút sinh khí lưu thông khắp các tầng.
Cầu thang không nên đặt ở giữa nhà bởi năng lượng trung tâm, trái tim của ngôi nhà sẽ bị rút cạn, ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng của người sống hoặc làm việc trong không gian đấy. Cầu thang cũng không nên đặt thẳng hàng với cửa ra vào bởi tỏa đi dòng năng lượng đầy vội vã, bất ổn và không ổn định.
Bậc cầu thang
Không nên thiết kế bậc cầu thang quá dài hoặc quá ngắn vì làm ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như tài vận của chủ nhà. Cần lưu ý thiết kế số bậc cầu thang sao cho từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung "sinh" trong vòng tuần hoàn "sinh - lão - bệnh - tử". Thông thường số bậc của cầu thang thường rơi vào các số lẻ như 17, 19, 21,...
Số bậc cầu thang rơi vào cung "sinh" là rất tốt
Số bậc cầu thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc bao gồm cả chiếu tới và hành lang. Nếu có chiếu nghỉ thì sẽ được tính như một bậc cầu thang bình thường với công thức tính là 4*n 1 = số bậc.
Bậc cầu thang phải liền và kín nhau để đảm bảo rằng tiền tài lộc vượng sẽ không bị thất thoát.
Hình dáng cầu thang
Hình dáng tốt nhất của cầu thang là thẳng hoặc cong mềm mại. Cầu thang xoắn tuy rất đẹp mắt và độc đáo, tốn ít diện tích nhưng không tốt về mặt phong thủy vì tạo ra luồng khí xoắn, không tốt cho các thành viên trong nhà.
Hình dáng tốt nhất của cầu thang là thẳng hoặc cong mềm mại
Cầu thang xoắn sẽ tác động xấu tới các thành viên tùy vào vị trí đặt ở phương vị nào. Ví dụ, cầu thang xoắn đặt tại phương vị Càn thì không tốt cho người cha, ở phương vị Chấn không tốt cho con trai trưởng, ở phương vị Khôn không tốt cho người mẹ, ở phương vị Đoài không tốt cho con út...
Chất liệu cầu thang
Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
Màu sắc cầu thang
Màu sắc cầu thang về cơ bản cần hài hòa với phong cách nội thất, kiến trúc và màu sắc các khu chức năng khác trong nhà. Liên quan đến phong thủy, gia chủ có thể chọn màu sắc cầu thang theo bản mệnh như sau:
- Với chủ nhà mệnh Kim: Có thể chọn những màu tương sinh cho bản mệnh, là màu có ngũ hành thuộc Thổ như nâu, nâu đất, vàng đậm... Ngoài ra, những màu có ngũ hành thuộc Kim cũng là một phương án tốt như bạc, trắng, xám.
- Với chủ nhà mệnh Mộc: Nên chọn màu tương sinh có ngũ hành thuộc Thuỷ như xanh da trời, xanh nước biển... hoặc các màu thuộc Mộc như xanh lá, cẩm thạch.
Cầu thang có thể làm bằng gỗ là biểu tượng cho sự rắn chắc, vững chãi
- Với chủ nhà mệnh Thuỷ: Màu tương sinh với bản mệnh này là những màu có ngũ hành thuộc Kim như trắng, bạc, xám... hoặc những màu thuộc hành Thủy như xanh da trời, xanh nước biển.
- Với chủ nhà mệnh Hoả: Những màu có ngũ hành thuộc Mộc hoặc Hỏa là phương án nên chọn như xanh lá cây, xanh rêu, đỏ, cam... Không nên chọn những màu có ngũ hành thuộc Thủy như xanh nước biển, xanh da trời.
- Với chủ nhà mệnh Thổ: Màu sắc tương sinh của bản mệnh này là những màu có ngũ hành Hỏa như đỏ, hồng, tím... hoặc có thể chọn màu thuộc Thổ như nâu, vàng nhạt...
Chọn màu sắc cầu thang theo mệnh chỉ là một phương án tham khảo, gia chủ khi quyết định chọn màu nào cần đảm bảo sự cân bằng, hài hòa với tổng thể chung, tránh dùng quá nhiều màu nóng như đỏ, cam, tím... hay màu u ám như màu đen.
Ngôi nhà độc đáo ở Đà Nẵng, muốn đến các phòng phải qua chiếc "cầu vắt vẻo" Ngôi nhà với diện tích 50m2, xây 3 tầng bình thường nhưng gây ấn tượng bởi các "cây cầu" kết nối không gian bên trong. Chị Nguyễn Dung và chồng làm trong ngành thiết kế, xây dựng. Bởi vậy, khi xây nhà cho gia đình, họ dành khá nhiều tâm huyết và thời gian. Ngôi nhà có diện tích 50m2 (4x12,5m2) với công...