Bố Trạch: Năng suất các loại cây lương thực tăng từ 3-4 tạ/ha
Đến thời điểm hiện tại, bà con trên địa bàn huyện Bố Trạch thu hoạch 50% diện tích các loại cây trồng vụ đông-xuân.
Nông dân Bố Trạch đang thu hoạch lúa đông-xuân.
Vụ đông-xuân 2020-2021, toàn huyện Bố Trạch gieo trồng tổng diện tích trên 13.000 ha cây trồng các loại; trong đó, trên 5.200ha lúa, 710ha ngô, 780ha lạc, 3.100ha sắn và nhiều diện tích rau màu khác.
Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Bố Trạch cho biết: Dù đầu vụ sản xuất có rét đậm kéo dài, trên địa bàn có khoảng 100ha lúa gieo trà đầu bị thiệt hại; một số đồng ruộng xuất hiện rải rác chuột, sâu bệnh phát sinh gây hại,… nhưng đến nay, các diện tích cây trồng phát triển tốt, cho thu hoạch, năng suất, chất lượng dự ước đạt cao nhất từ trước đến nay.
Qua đánh giá, năng suất lúa đạt 59 tạ/ha; lạc 27 tạ/ha; ngô 68 tạ/ha; các loại hoa màu đều có năng suất cao, như: rau củ quả, dưa hấu, ớt, đậu đỗ…. Điển hình có một số địa phương năng suất lúa đạt cao, như thị trấn Phong Nha 67 tạ/ha, xã Hưng Trạch 65 tạ/ha… So với cùng kỳ năm trước, năng suất các loại cây lương thực tăng trung bình 3-4 tạ/ha.
Theo phương châm của huyện, thu hoạch lúa đông-xuân đến đâu, sẽ tiến hành làm đất và gieo cấy lúa hè-thu đến đó.
Dân khốn đốn vì thủy điện xả lũ cuốn trôi đất, cây trồng chưa đền bù thỏa đáng
5 tháng qua, hàng chục hộ dân, phụ huynh ở thôn 3 (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) liên tục đòi quyền lợi vì thuỷ điện Thượng Kon Tum xả lũ gây thiệt hại về cây trồng.
Cây trồng của người dân chìm trong biển nước vào ngày 11/10/2020. Ảnh: Người dân cung cấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía thủy điện cho rằng đã xả lũ theo đúng quy trình.
Nguồn thu nhập duy nhất bị cuốn trôi
Ông Mai Văn Bình (SN 1969, thôn 3, xã Tân Lập) cho biết, vào ngày 11/10/2020 khi ông và nhiều người dân đang làm rẫy thì nghe tiếng còi báo xả lũ của thuỷ điện Thượng Kon Tum.
Đến chiều cùng ngày ông đi kiểm tra thì phát hiện 1,5 ha cà phê của gia đình bị nước nhấn chìm quá một nửa. Không những vậy 2 sào lúa chuẩn bị đến kì thu hoạch cũng bị cuốn trôi.
"Gia đình tôi có 1,5 ha trồng cà phê thì thuỷ điện xả lũ gây ngập khoảng 80% diện tích. Số lúa đã lên đòng chuẩn bị thu hoạch cũng bị nước cuốn trôi sạch. Trước đây với số diện tích cà phê trên gia đình thu được khoảng 23 tấn tươi, nhưng năm vừa rồi do bị ngâm nước nên cà phê rụng, thối nên chỉ thu được gần 5 tấn.
Không những vậy, do ảnh hưởng của đợt ngập vừa qua, một số diện tích cà phê của gia đình bị chết cành, thối rễ. Không biết, năm nay chúng tôi vớt vát được ít cà phê nào không", ông Bình chia sẻ.
Cũng theo ông Bình, không chỉ mình nhà ông bị ảnh hưởng mà 24 hộ gia đình khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Bà Ngô Thị Tin (SN 1954, thôn 3) cho hay, 3 sào lúa là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình. Tuy nhiên, trong cơn bão số 6 vừa qua, thuỷ điện xả lũ khiến 2,5 sào lúa của gia đình bị cuốn trôi.
"Đầu mùa vụ tôi đầu tư khoảng 7 triệu đồng để mua giống và phân bón chăm sóc 3 sào lúa. Tuy nhiên, chỉ một trận xả lũ của thuỷ điện lúa của gia đình bị "xoá sổ". Tôi già rồi, ngoài mấy sào ruộng thì chẳng làm được gì vì không có ai thuê. Lúa của gia đình giờ mất sạch, ít hôm nữa hết gạo tôi chẳng biết sống sao", bà Tin tâm sự.
Mùa nắng chặn dòng, mùa mưa xả lũ
Trước đó, vào tháng 2/2020, Báo Giáo dục và Thời đại có loạt bài phản ánh về việc thủy điện Thượng Kon Tum chặn dòng, thủy điện Đắk Ne hạn chế xả nước ra môi trường khiến 108 ha cây trồng của người dân thôn 3 (xã Tân Lập) và xã Đắk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) bị ảnh hưởng. Sau đó, thuỷ điện Thượng Kon Tum phải hỗ trợ cho người dân với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Anh Mai Văn Anh (SN 1992, thôn 3) cho hay, anh có 3 người con đang trong độ tuổi đến trường. Hoàn cảnh khó khăn nên ai thuê gì 2 vợ chồng anh đều nhận làm. Ngoài công việc mưu sinh hàng ngày, 2 sào lúa cũng là nguồn thu nhập của 5 miệng ăn mỗi khi vợ chồng thất nghiệp.
"Vừa rồi, thuỷ điện xả lũ đã cuốn trôi gần 1 sào lúa cận ngày thu hoạch của gia đình. Số diện tích lúa trên là mồ hôi, công sức mà vợ chồng chăm sóc để lấy gạo ăn và lo chi phí học tập cho các con.
Tuy nhiên, lúa sắp về kho lại bị nước cuốn trôi hết. Giờ cát và đá cũng lấp đầy ruộng không thể trồng trọt được. 1 sào đất của gia đình coi như bỏ trắng, những vụ mùa sau chúng tôi không biết phải lấy tiền đâu để lo cho các con", anh Anh nói.
Theo ông Mai Văn Bình, sau khi sự việc xảy ra, 25 hộ dân với gần 11 ha bị ảnh hưởng đã làm đơn trình báo lên chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, yêu cầu thuỷ điện Thượng Kon Tum xuống kiểm tra, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân.
Tuy nhiên, phía thủy điện không xuống ngay mà đề nghị người dân quay video và lưu lại hình ảnh. Sau khoảng 2 tháng xảy ra sự việc thuỷ điện mới cử người xuống xem xét, nhưng không chịu nhận trách nhiệm.
"Chúng tôi mong muốn các cơ quan ban ngành kiểm tra, giải quyết triệt để vấn đề này. Bởi, hàng năm cứ mùa nắng thuỷ điện chặn dòng gây khô hạn, mưa xuống lại xả lũ thì bà con không biết tiếp tục canh tác và sinh sống như thế nào", ông Bình nói.
Về vấn đề này, ông Trương Duy Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập thông tin, vào tháng 10/2020, khi cơn bão số 6 đi qua, 25 hộ dân phản ánh về việc thủy điện Thượng Kon Tum xả lũ gây thiệt hại về cây trồng.
Theo ông Đông, sau khi sự việc xảy ra, xã đã mời thuỷ điện đến làm việc. Tuy nhiên, đến lần thứ 3 thuỷ điện mới cử người xuống kiểm tra, xem xét thiệt hại của bà con.
"Sau 3 - 4 lần làm việc bên phía thuỷ điện và người dân vẫn chưa thoả thuận được. Người dân thì cho rằng, trong cơn bão số 6 mưa không nhiều nhưng thuỷ điện xả lũ khiến nước sông dâng cao gây ngập úng, cuốn trôi cây trồng. Tuy nhiên, thuỷ điện Thượng Kon Tum lại cho rằng đã xả lũ theo đúng quy trình", ông Đông nói.
Cũng theo vị Phó Chủ tịch UBND xã, hiện tại sự việc xảy ra đã lâu nên không có cơ sở để xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, xã cũng không đủ năng lực, cơ sở để thẩm tra, xác định.
Ông Đông còn cho hay, phía Thượng Kon Tum cho rằng cây trồng của người dân bị ảnh hưởng không phải lỗi ở thuỷ điện.
Nhưng với 25 hộ gia đình bị thiệt hại thuỷ điện sẽ hỗ trợ tổng cộng hơn 23 triệu đồng để người dân ổn định canh tác. Tuy nhiên, người dân không đồng ý vì cho rằng số tiền bồi thường không thỏa đáng so với việc thuỷ điện xả lũ.
Thời tiết ấm, lúa xuân sinh trưởng nhanh, nguy cơ sâu bệnh Thời tiết vụ xuân 2021 tại phía Bắc ấm hơn trung bình nhiều năm nên cây lúa sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng 5-7 ngày so với kế hoạch. Nguy cơ sâu bệnh cao. Theo Sở NN-PTNT Thái Bình, nhiệt độ không khí từ sau tiết Lập xuân (05/02) đến nay cao hơn trung bình nhiều năm chừng 0,5-1,0 độ C. Nhiều...