Bố tôi mất 10 năm sống với hình bóng người vợ cũ
mua một món đồ bao giờ tôi cũng cân nhắc rất lâu, giữa lợi ích món đồ mang lại và giá tiền bỏ ra có nhiều không, cuối cùng bao giờ món đồ cũng nằm nguyên trên giá.
Giữa một cuốn sách cũ và một cuốn sách mới tôi thường chọn sách cũ, dù là cùng tác giả, cùng nội dung, cuốn sách mới sẽ đọc dễ dàng hơn, hẳn rồi, nhưng rồi tôi lại chọn sách cũ, vì chúng có thời gian cất ở bên trong. Sách mới rồi cũng sẽ cũ đi chứ, nhưng chắc chắn chúng chẳng bao giờ đủ cũ như sách cũ được. Còn trong tủ quần áo thì quần áo cũ luôn được ưu tiên mặc trước thay vì quấn áo mới. Mẹ tôi bảo: “Phàm đồ vật dùng lâu đều có linh hồn”.
Thứ thời gian chậm rãi phi lý và đẹp tàn nhẫn
Tôi sinh năm 1989, cuối tháng sáu, mùa hè, quá trẻ để nghĩ bất cứ cái gì dùng lâu cũng có linh hồn. Nhưng sao tôi vẫn thích quần áo cũ, sách cũ hơn quần áo mới, sách mới. Ngay cả các mối quan hệ bạn bè cũng thế, bạn bè chưa đủ lâu thường khi gặp tôi chỉ biết im lặng, thấy mình thừa thãi.
Hình như, tôi đang sử dụng thời gian theo cách của riêng tôi, rất không có ích. Tôi đã đọc nhiều bài viết về cách quản lí thời gian, về tuổi trẻ lãng phí, về những con người ù ù lì lì không hoài bão, lí tưởng. Lúc đọc có hơi “nhột”, đọc xong thì nghĩ họ chừa mình ra. Các bài viết đó viết cho ai đó chứ không phải cụ thể tôi, dù tôi khi đọc cũng đang tham gia vào bài viết.
Tranh Separation của Edvard Munch.
Thời gian như một dòng sông, còn tôi ngồi trên bờ. Khi cần tôi nhảy xuống tắm táp, khi xong xuôi lên hóng gió chờ giấc ngủ bủa đến. Thời gian tức dòng sông vẫn đấy, tôi vẫn bên cạnh nó, chẳng thể khác hơn. Còn bảo lúc nào cũng phải tắm, ngụp lặn trong thời gian thì xin chịu, tôi sợ bị cảm, sợ nước mũi òng ọc đổ về không kiểm soát được.
Khi viết đến đây, đột nhiên tôi nhớ đến bố. Bố tôi mất mười năm sống với hình bóng người vợ cũ đã li dị, trước khi quyết định đến với người vợ sau là mẹ tôi bây giờ. Mười năm là một con số phiếm chỉ rất mơ hồ. Trong nhạc, trong thơ người ta thường nói đến con số mười năm. Vì nó tròn trịa, dễ nhớ hoặc nó đã đủ cho phần nào thử thách. Nếu tính cuộc đời con người là sáu mươi năm thì mười năm là một phần sáu. Một phần sáu cuộc đời với một mối tình vương mãi không dứt, nghĩ thôi tôi cũng đủ gai người.
Video đang HOT
Thế mà bố tôi cùng người vợ cũ của bố đã sống với hình bóng nhau mười năm, một người ở đầu này đất nước, một người ở đầu kia đất nước. Cái thời mà từ đầu này đi đến đầu kia cũng mất cả tháng trời chờ đợi mua vé, di chuyển. Thư từ qua lại bố tôi vẫn giữ đến bây giờ, cả hai vẫn còn hi vọng… cố nhiên.
Chưa kể sợ thư hỏng bố còn chép lại các bức thư đan trong nhật kí của mình. Bố tôi có nhiều thời gian ư? Không, bố tôi có công việc nặng nhọc trong mỏ than, ngoài thời gian đó ông còn lên rừng lấy củi, vào núi xẻ đá, xuống ruộng bắt cá. Thế mà bố vẫn đều đặn ghi nhật kí, viết thư, tôi ước mình có được cuốn nhật kí của người vợ cũ của bố, có cả số thư mà họ đã trao đổi với nhau để hiểu về khoảng thời gian mười năm hai người đã sống, nghĩ, biến các xung đột khi ở cạnh nhau thành những câu bông đùa gợi nhớ.
Mười năm, sau ngày người vợ cũ dắt con đi giữa chiều mưa đất Bắc bố mới lấy mẹ, đẻ ra tôi bây giờ. Ở đầu kia đất nước khi vừa biết tin người vợ cũ cũng gạt nước mắt, nhanh chóng tìm cho mình một bến đỗ mới. Họ đã chờ nhau mười năm, hi vọng mười năm và chấm dứt mười năm. Khi viết truyện ngắn, tiểu thuyết tôi thường cố hư cấu về thời gian cho nhân vật của mình, cho tất cả có vẻ đau khổ. Nhưng tuồng lại chẳng bằng được khoảng thời gian mà những người thân, người tôi biết đã hiển nhiên chờ nhau. Thời gian chứa trong họ là thứ thời gian chậm rãi đến phi lí và đẹp đến tàn nhẫn.
Thời gian tiêu thụ nhanh, con người càng bận rộn
Giờ, thế giới chuyển động nhanh hơn, thời gian con người cũng thế. Ăn nhanh, uống nhanh, quan hệ ‘Mây mưa’ cũng nhanh. Chẳng còn ai quan tâm đến mùi bản nguyên của người tình mình nữa. Cũng không ai ngồi tỉ mẩn viết thư đem ra bưu viện gửi rồi thấp thỏm đợi lá thư hồi âm quay về; run rẩy mỗi khi người đưa thư thấp thoáng đi qua trước ngõ. Giờ chỉ cần mở máy tính, gõ loang loáng, kích chuột gửi đi thế là xong. Chữ người A cũng giống chữ người B và vô vàn người dùng máy tính khác. Nhanh hơn nữa là một cú điện thoại, chát hình, chát tiếng.
Sự dai dẳng của ký ức – tranh của Salvador Dali.
Tưởng thời gian được tiêu thụ nhanh thế con người sẽ thảnh thơi hơn làm điều mình muốn. Nhưng không, con người vẫn cứ bận rộn, thậm chí còn bận rộn hơn. Đến bữa cơm gia đình mà tay ai cũng nhoay nhoáy điện thoại, vừa nhìn màn hình vừa găp, câu chuyện câu được câu chăng.
Thế thì thời gian dư ra nhiều để làm gì? Thà rằng cứ mù mờ sống giữa các tin tức đưa đi nhận về; cần thì đến trực tiếp tìm nhau ở nhà; trong bữa ăn con kể chuyện trường lớp, bố mẹ kể chuyện ở cơ quan, rồi chuyện xóm giềng, ma tà như ngày xưa biết đâu tốt hơn.
Nhưng biết đâu lại chẳng có gì tốt hơn thì sao?
Tôi cũng chẳng dám chắc điều mình nói, như nhân vật Lãnh Út trong tác phẩm Chùa Đàn của nhà văn Nguyễn Tuân, sau cái chết vì tai nạn tàu hỏa của vợ mà đâm mù quáng thù ghét máy móc, cấm hết mọi người trong ấp Mê Thảo không được sử dụng vật dụng hiện đại.
Điều tôi đang nghĩ, đang viết đây cũng có thể rất vu vơ, mù quáng. Gì mà thời gian với dòng sông, tắm rửa, gia đình này kia các thứ. Nếu có ai đọc, thấy vậy cũng tốt, mong là họ làm chủ được thời gian của mình. Chẳng như tôi, cứ mong mỏi một lần tìm về Mê Thảo, với Lãnh Út, Bá Nhỡ, cô Tơ, uống rưụ, nghe đàn, nghe hát rồi hỏi họ: “Thời gian là gì?”.
Theo news.zing.vn
Khi thương nước đục cũng trong...
Gần hết giờ làm việc, phòng chị nhận chỉ đạo ở lại làm thêm tài liệu đột xuất. Với một Cty in lớn như nơi chị công tác, việc phát sinh thường đến bất chợt.
Chị nhấc điện thoại báo với anh sẽ về muộn và nhờ anh đón con trai nhỏ ở trường. Anh cáu gắt: "Cơ quan em làm cái quái gì mà lúc nào cũng toàn việc phát sinh thế?
Anh đón hộ con thôi nhá, lát tranh thủ về mà cơm nước đi". Đặt điện thoại xuống, dù nỗi buồn trĩu nặng trong lòng nhưng chị vẫn cố nén lại để hoàn thành công việc.
Ngày mới yêu, anh kiên nhẫn chờ chị trước cổng cơ quan. Mỗi lần chị phải làm thêm, về muộn, anh thường đưa chị lên mạn phố cổ, ăn vài món ngon trước khi về nhà. Trong số những người tới "tìm hiểu" lúc đó, có lẽ anh là người có sự quan tâm, săn sóc và thông cảm với công việc của chị nhất. Chính vì vậy, chị đã quyết định trở thành bạn đời của anh.
Sau ngày cưới, một bé trai kháu khỉnh ra đời đúng như mong ước của anh và dòng họ. Thế nhưng, có lẽ do anh quá bận rộn nên phó thác toàn bộ việc chăm sóc, đưa đón con cho chị.
Mỗi khi phải làm thêm, tăng cường chiến dịch vào dịp giáp Tết hoặc các ngày lễ lớn, chị thường phải gửi con về bà ngoại. Đồng nghiệp ở cơ quan chị cũng ái ngại khi thấy chị luôn vội vã, tất tả đưa đón con, chợ búa cơm nước.
Thời gian trôi, có những chuyện, chị không nói ra nhưng cảm thấy anh đã thay đổi quá nhiều với trước đây. Tuy không giúp vợ việc nhà, nhưng anh trở thành "thánh soi" mỗi khi bước chân về mái ấm. Một món ăn mặn, nhạt cũng trở thành câu chuyện để anh bỉ bôi, chê bai. Anh "hục hặc" soi đến từng sợi tóc bay ra nhà, bít tất "đi lạc", bàn ghế vương bụi...
Kêu ca vậy thôi, nhưng chẳng bao giờ anh động tay giúp chị việc nhà. Đặc thù công việc của chị thường có việc đột xuất, anh đã biết từ khi còn yêu, vậy mà bây giờ anh mang ra làm đề tài chỉ trích nặng nề. Chị cảm thấy ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình.
Chiều nay, chị được về sớm, cơm nước sẵn sàng, tắm rửa cho cậu con trai sạch sẽ thơm tho chờ bố về ăn cơm. Đã 7g tối anh chưa về, gọi điện không nghe máy. Chị đành cho con ăn cơm trước còn học bài. Mãi 8g30 anh mới về. Chị hỏi: "Sao anh về muộn thế? Mà em gọi điện cho anh mãi không được. Lo quá".
Anh sẵng: "Thì anh có việc đột xuất chứ sao". Chị hâm lại thức ăn cho nóng rồi hai người cùng ngồi ăn cơm. Bỗng điện thoại anh reo. Thì ra là cô nhân viên cùng phòng anh gọi để hỏi xem khi nãy anh đã gửi chìa khóa bảo vệ trước khi về chưa. Lúc này anh mới thủng thẳng bảo: "Thật ra hôm nay anh ở lại làm giúp cho Trà cùng phòng. Khổ thân, cô ấy con mọn mà sếp lại giao việc đột xuất cuối giờ chiều. Trà mới vào làm nên bóc tách khối lượng chưa có kinh nghiệm. Anh phải làm giúp nên về muộn". Chị lặng buồn với ý nghĩ: "Giá như anh cũng thông cảm với vợ của mình như với cô Trà cùng phòng nhỉ".
Đêm, chị chợt nhớ đến câu ca xưa: "Khi thương nước đục cũng trong/ Khi ghét nước sạch giữa dòng vẫn dơ". Sống cùng một người thương yêu bạn thật lòng thì mọi sai lầm của bạn là sự vụng về đáng yêu. Nếu sống cùng một người không còn thương yêu bạn nữa, sẽ khó tìm được sự cảm thông.
Vy Anh
Theo phapluatxahoi.vn
Ước gì chồng không biết nấu ăn! Đến cơ quan, nghe các đồng nghiệp cùng phòng than thở, nói xấu chồng về nhà chỉ biết gác chân coi ti vi, kệ vợ con đánh vật với tắm rửa, học hành, cả đời không vào bếp phụ vợ nấu cơm, Lan lại ước gì chồng cô được như thế thì sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn nhiều. Thái không phải...