Bộ tộc thuần nữ duy nhất trên thế giới, không có đàn ông, sinh sản theo cách đặc biệt
Trong bộ lạc này, phụ nữ là “chủ thiên hạ” và không hề có bóng dáng của bất kỳ người đàn ông nào. Phụ nữ có vai trò quan trọng đối với xã hội và phụ nữ cũng là thành viên cốt lõi của gia đình.
Trong thời kỳ nguyên thủy ban đầu của loài người, xã hội theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên sau đó, chế độ phong kiến chuyển sang phụ quyền, địa vị của nam giới là cao hơn cả và phụ nữ bị áp bức. Đến tận ngày nay, nhiều địa phương vẫn phải đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Thế nhưng trên thế giới lại có một bộ lạc nơi phụ nữ làm chủ, thậm chí còn không có sự xuất hiện của nam giới.
Đó là một bộ lạc nguyên thủy nằm sâu trong rừng Amazon, khu rừng rộng nhất thế giới và ẩn chứa rất nhiều điều kỳ bí. Bộ lạc này được ví như “tây lương nữ quốc”, chỉ có phụ nữ, con người sống theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ được coi là “chủ thiên hạ” và có quyền quyết định mọi thứ.
Đây là một bộ tộc người da đỏ, có khoảng 700 phụ nữ sống với nhau. Phụ nữ tại đây sống vô cùng bình đẳng, không có sự khác biệt, được hưởng các quyền như nhau và được quyền quyết định mọi thứ. Có thông tin rằng người đầu tiên thành lập bộ tộc này vốn căm ghét đàn ông, thù hận chế độ trọng nam khinh nữ nên mới tạo ra một bộ tộc chỉ có phụ nữ.
Nhận hối lộ tiền tỷ giúp chồng, vợ cựu thiếu tướng cảnh sát biển bị truy tố
Giống như hầu hết những bộ tộc sống sâu trong rừng Amazon, phụ nữ của bộ tộc này cũng sử dụng việc săn bắn và chăn nuôi để kiếm ăn. Họ sống hoàn toàn nguyên thủy, cách biệt với thế giới hiện đại bên ngoài và không bao giờ tiếp nhận người khác chung sống với mình. Mặc dù không hề có bóng dáng một người đàn ông, họ vẫn có cuộc sống no đủ và hạnh phúc.
Trong bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc cũng có một nơi gọi là “ Vương quốc nữ nhi hầu”, nơi chỉ có phụ nữ và họ phải uống nước từ một “dòng sông mẹ con” để thụ thai”. Nhưng đối với bộ tộc này, họ lại có cách sinh sản vô cùng đặc biệt, thậm chí có phần đáng sợ.
Video đang HOT
Phụ nữ của bộ tộc này sẽ ra ngoài tìm bắt những người đàn ông khỏe mạnh và cường tráng của bộ tộc khác. Những người đàn ông này có trách nhiệm phải giúp họ thụ thai để sinh con. Một khi “nghĩa vụ” này chưa được hoàn thành, không ai có thể rời khỏi mảnh đất ấy. Chỉ khi người phụ nữ có thai, người đàn ông đó mới được thả đi.
Thế nhưng đó vẫn chưa phải là điều gây sốc nhất. Nếu như người phụ nữ may mắn có thai và sinh con gái thì đứa con gái sẽ được sống với mẹ trong bộ tộc, hưởng đủ mọi quyền lợi, được dạy nhiều kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên ngược lại, nếu như người mẹ sinh con trai thì đứa con trai đó liền bị đưa vào nơi hoang dã để cho tự sinh tự diệt, không ai quan tâm tới. Đối mặt với sự nguy hiểm trong rừng sâu, cơ hội sống sót của một đứa trẻ gần như bằng không.
Đối với xã hội hiện đại, tập tục này quả thực không nhân đạo, thế nhưng chẳng ai có thể phán xét họ bởi đó là cách sinh sống mà họ đã truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi tồn tại trong bộ tộc đó, người ta phải chấp nhận số phận của mình mà không có quyền lựa chọn.
Mặc dù có nhiều điều tiếng nhưng cho tới nay bộ tộc nữ nhi này vẫn tồn tại và họ sống hoàn toàn tách biệt với thế giới phát triển bên ngoài. Chính vì vậy, mọi kiến thức về bình đẳng giới và quyền trẻ em được tuyên truyền trên báo đài, tivi mỗi ngày chẳng hề làm họ lay động. Chính quyền địa phương cũng từng cố gắng tìm hiểu và giúp đỡ thay đổi cách sống của bộ tộc này nhưng không thể.
Tương tự, tại vùng biên giới giữa tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cũng có một nơi được gọi là “Vương quốc của phụ nữ”. Nơi đây có khoảng 40.000 người tộc Ma Thoa (Mosuo) sống trong các ngôi làng ven hồ.
Phụ nữ nơi đây mới là người “nắm quyền”, đưa ra các quyết định quan trọng nhất. Họ kiểm soát tài chính gia đình, có quyền sở hữu với đất đai, nhà cửa, toàn quyền sinh con và nuôi nấng. Ở đây, phụ nữ có thể thoải mái chọn cho mình vài tình nhân. Kết quả của những cuộc tình một đêm là những đứa trẻ và chúng được gia đình người phụ nữ nuôi lớn. Cha của những người đàn ông trưởng thành được gọi là “bác”, hoàn toàn không có sự kỳ thị về việc không ai biết cha của đứa trẻ là ai.
Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để 'chôn' người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm
Huyền táng là một trong những phương thức mai táng cổ xưa nhất của các dân tộc thiểu số Trung Quốc.
Huyền táng hiểu theo nghĩa mặt chữ là treo quan tài trên núi, là một trong những phương thức mai táng cổ xưa nhất của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Trong đó, chữ "huyền" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng.
Theo quan niệm của người xưa, các vách núi hay hang động trên cao là những nơi yên bình gần chạm đến trời, thích hợp để linh hồn an nghỉ. Những ngọn núi được chọn để thực hiện nghi thức huyền táng hầu hết là dạng núi đá trơn nhẵn, xung quanh có sông suối.
Người ta tin rằng việc chôn cất người chết ở nơi cao như vậy sẽ khiến linh hồn của họ được yên nghỉ mà không bị con người hay động vật quấy phá. Đồng thời, người chết được hòa mình vào thiên nhiên đất trời, cuộc sống bên kia thế giới cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, vị trí cao thấp của những cỗ quan tài còn thể hiện sự tôn kính của hậu thế dành cho những người được mai táng. Theo đó, những bô lão, già làng có địa vị cao khi qua đời sẽ được mai táng trong những cỗ quan tài tốt nhất và ở vị trí cao nhất trên vách núi. Ngược lại, những người có địa vị bình thường khi chết đi được chôn ở những vị trí thấp hơn trên vách núi đá.
Người xưa làm các giá đỡ dọc theo vách đá trơn nhẵn để "treo" các cỗ quan tài chênh vênh trên không trung. Những giá đỡ này được người dân đóng chặt vào vách núi cách mặt đất khoảng 20m - 100m.
Những cỗ quan tài treo có nhiều hình dáng như dạng thuyền độc mộc, dạng hộp, dạng rương được khoét rỗng từ một thân cây nguyên khối.
Ngày nay, huyền quan (cỗ quan tài treo) được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến và Quý Châu. Trong đó nổi tiếng nhất là những quan tài treo trên vách núi của dân tộc Miêu ở gần sông Cách Đột thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Vậy tại sao người Trung Quốc xưa lại "chôn" người chết trên vách núi?
Theo như những già làng của bộ tộc người Miêu chia sẻ: Đặt quan tài trên vách núi là để ngăn không cho kẻ thù hoặc động vật hủy hoại quan tài, nhiệt độ trên núi thường thấp sẽ khiến cho thi thể khó bị phân hủy, cuối cùng là tiết kiệm đất canh tác.
Thêm một câu hỏi được đặt ra, người dân đã đưa quan tài lên vách núi bằng cách nào?
Theo nghiên cứu thống kê của chuyên gia, rất nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho cách thức để người dân mang những cỗ quan tài to lớn lên núi cao.
Trong đó, từ những giả thiết phá đá dựng đường mang quan tài lên núi, dùng thang gỗ khổng lồ có bánh xe di chuyển, cho đến kĩ thuật leo trèo "cao siêu" của người dân đều vẫn chưa có bằng chứng và thông tin chuẩn xác.
Cho đến nay, các chuyên gia chưa thể lý giải được vì sao người xưa có thể vận chuyển quan tài chứa thi hài người chết cùng nhiều đồ mai táng có trọng lượng lớn lên những vách núi đá cheo leo.
Kỳ lạ tập tục đập phá lấy may cho đám cưới ở Đức Những món đồ nói trên không phải mang đến tặng trao tay cho cặp phu thê mới cưới, mà những món đồ gốm sứ đó sẽ được các khách mời ném xuống đất cho nó vỡ tan tành. Nguồn minh họa: Internet Nước Đức là một nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu. Về...