Bộ tộc không ngại giúp đỡ người lạ, coi việc từ chối là điều cấm
Sống giữa khí hậu khắc nghiệt, bộ tộc Chukchi ở Nga luôn hào phóng, sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai, kể cả người lạ.
Bộ tộc Chukchi sống chủ yếu ở Liên bang Nga. Trong đó, phần lớn sống trên các lãnh nguyên, khu vực taiga (đồng bằng có cây cối rải rác) ở Chukchi thuộc Magadan, cực đông đất nước. Ở đó, khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ mùa đông đôi khi xuống đến âm 54 độ C. Mùa hè mát mẻ với nhiệt độ trung bình 10 độ C. Tại các vùng ven biển, đặc biệt dọc theo Bắc Băng Dương, khí hậu ẩm ướt và sương mù.
Ảnh: Tribes Inspiring Workplaces.
Chăn gia súc và săn tuần lộc là truyền thống lâu đời của người Chukchi. Họ săn bắt các loài thú biển thông thường như hải cẩu, cá voi, hải mã và sư tử biển. Bộ tộc này tự gọi mình là Lygoravetlat có nghĩa là “người chân chính”.
Hình thức nhà ở truyền thống của người Chukchi là yaranga, chiếc lều hình nón hoặc tròn. Bên trong là buồng ngủ làm bằng lông đủ lớn cho nhiều người. Ngày nay, những nhà gỗ một tầng và các tòa nhà chung cư bê tông trở nên phổ biến hơn.
Theo truyền thống, phụ nữ Chukchi mặc đồ kerker dài đến đầu gối được làm từ lông tuần lộc, cáo, chó sói… Ngoài kerker, phụ nữ cũng mặc những áo choàng da màu nâu vàng được trang trí đẹp mắt với hạt cườm, hình thêu, lông thú. Đàn ông mặc áo sơ mi và quần dài làm từ chất liệu giống nhau. Cả hai giới đều mang giày cao.
Do khí hậu vùng lãnh nguyên khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn, lòng hiếu khách và sự hào phóng được người Chukchi đánh giá cao. Họ không từ chối bất cứ ai, ngay cả với người lạ nếu được đề nghị cung cấp nơi trú ẩn và thức ăn.
Ảnh: Tribes Inspiring Workplaces.
Cộng đồng bộ tộc sẽ giúp đỡ những đối tượng khó khăn như trẻ mồ côi, góa phụ và người nghèo. Sự keo kiệt được coi là điều tồi tệ nhất ở đây. Hầu hết trẻ em Chukchi học tại các trường nội trú tiểu học và trung học bởi khu định cư của họ nhỏ và cách xa nhau.
Ảnh: Tribes Inspiring Workplaces.
Những người đàn ông Chukchi sẽ lái tuần lộc đi kiếm củi, cá và săn thú biển. Công việc của phụ nữ bao gồm dọn dẹp và sửa chữa nhà cửa, nấu thức ăn, may vá quần áo.
Điều gì xảy ra nếu toàn bộ băng trên Trái Đất tan hết?
99% lượng băng trên Trái Đất nằm tại Greenland và Nam Cực, mỗi năm đều có một lượng băng tan chảy vào đại dương. Thông thường sẽ mất hàng trăm đến hàng nghìn năm để lượng băng này tan hết.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều đó xảy ra chỉ trong một đêm?
Tình hình có vẻ khá tệ khimực nước biển sẽ dâng lên khoảng 66 mét. Các thành phố ven biển sẽ bị xóa sổ bởi một trận lụt khổng lồ, sẽ có đến 40% dân số trên thế giới mất nhà cửa.
Trong khi sự hỗn loạn diễn ra trên đất liền thì bên dưới lòng đất cũng không kém phần sôi động. Lượng nước biển dâng cao khiến các mạch nước ngầm bị nhiễm mặn, nước mặn có thể đi vào các mạch nước ngầm sâu trong lục địa. Những mạch nước ngầm này chính là nguồn cung cấp nước ngọt cho con người phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và làm mát các nhà máy điện. Toàn bộ các mạch nước ngầm sẽ bị phá hủy.
Mặt khác, băng tại Greenland và Nam Cực được hình thành từ nước ngọt, do đó khi chúng tan chảy, khoảng 69% lượng nước ngọt trên thế giới sẽ chảy vào đại dương. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến các dòng hải lưu và điều kiện khí hậu trên Trái Đất.
Đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. 1% băng còn lại nằm trong các con sông băng sâu trong đất liền, nếu chúng cũng tan chảy nốt thì một lượng lớn hóa chất độc hại đượclưu trữ hàng thập kỉsẽgiải phóng vào môi trường và đầu độc từng con sông, con suối, hồ nước và cả mạch nước ngầm mà chúng đi qua.
Phần còn lại trong 1% đó nằm bên dưới lòng đất, phần lớn tại vùng lãnh nguyên ở Bắc Cực, hay còn gọi là băng vĩnh cữu. Băng vĩnh cữu là các chất hữu cơ bị đóng băng trong hơn hai trăm năm. Giờ đây, vấn đề nguy hiểm nhất khi lượng băng này tan chảy là nhiễm độc thủy ngân.
Có đến 56 triệu lít thủy ngân đang được lưu trữ trong băng vĩnh cữu tại Bắc Cực. Nó gần bằng toàn bộ lượng thủy ngân hiện có trên Trái Đất. Ngoài ra, các chất hữu cơ trong băng vĩnh cữu là miếng mồi ngon cho các loại vi sinh vật.
Sau khi chúng phân hủy số chất hữu cơ này, một lượng khổng lồ khí nhà kính sẽ được thải ra môi trường, bao gồm khí CO2 và khí metan. Các nhà khoa học ước tính lượng khí nhà kính thải ra có thể gấp đôi số hiện có trong khí quyển và có khả năng làm nhiệt độ Trái Đất hiện nay tăng thêm khoảng 3,5 độ C.
Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng con số này có thể sẽ khiến bạn phải tạm biệt kỷ băng hà thu nhỏ ở Bắc Âu và toàn bộ sông, hồ trên hành tinh này. Nước sẽ bị bốc hơi do nhiệt độ tăng cao, gây ra hạn hán trên diện rộng và hình thành khí hậu sa mạc.
Và toàn bộ lượng hơi nước đó trong khí quyển sẽ là nguyên liệu cho các cơn bão, lũ lụt và các cơn lốc xoáy diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn. Sẽ có một cuộc di dân lớn đến Canada, Alaska, phần còn lại của Bắc Cực và có thể là phần còn lại của Nam Cực
Theo doanhnghiepvn.vn/SHTT&ST
Xem camera an ninh thấy chồng mò mẫm một mình dưới bếp, biết lý do vợ không khỏi "cay mắt" Người chồng ấy cứ luôn chân luôn tay dưới bếp vào mỗi sáng sớm mà không hề bật điện lên. "Đây là hình ảnh chồng mình mỗi sán sớm. Sợ vợ con tỉnh giấc nên anh làm tất cả mọi việc trong bóng tối. Không dám bật điện mà chỉ dám soi cái đèn điện thoại. Cũng không biết chính xác là anh...