Bộ TN&MT hướng dẫn cách xử lý khẩu trang y tế đã qua sử dụng
Khẩu trang được người dân sử dụng hàng ngày phải được thải bỏ đúng nơi quy định và xử lý như chất thải rắn thông thường. Các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế phải thiết lập riêng nơi thu gom khẩu trang, mọi người bệnh trước khi ra khỏi bệnh viện phải bỏ lại khẩu trang đúng nơi quy định.
Nhiều khẩu trang y tế bị người dân vứt bừa bãi ra đường sau khi sử dụng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường biện pháp quản lý chất thải để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó có việc thu gom, xử lý khẩu trang thải bỏ.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng thải bỏ khẩu trang y tế sau sử dụng không đúng quy định dẫn đến nguy cơ lây nhiễm đến cộng đồng và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân về việc sử dụng khẩu trang thông thường trong hoạt động sinh hoạt bình thường của người dân.
Đối với những loại khẩu trang người dân sử dụng hàng ngày, không có nguy cơ nhiễm bệnh thì được sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, của Bộ Y tế và sau khi sử dụng phải được bỏ vào đúng nơi quy định, không được thải ra ngoài môi trường và phải được thu gom, xử lý như đối với chất thải thông thường.
Riêng tại các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị bố trị các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định, hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh.
Video đang HOT
Bộ cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái sử dụng nhằm trục lợi bất chính, trường hợp phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) diễn biến phức tạp, người dân tăng cường sử dụng khẩu trang y tế khiến mỗi ngày có hàng triệu khẩu trang thải bỏ ra môi trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, nguy cơ phát tán virus vào môi trường qua khẩu trang không được xử lý là thấp, tuy nhiên khẩu trang đã qua sử dụng cần được xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, cần phải khoanh vùng khu vực nhạy cảm có nguy cơ cao như phòng khám, bệnh viện, khu vực có nguồn bệnh, nhất là tại các địa bàn đã có dịch. Tại đây nên có thùng thu gom khẩu trang riêng, sau đó vận chuyển và xử lý như rác thải nguy hại.
Tin, ảnh: Thu Trang
Theo Báo Tin tức
Các bác sĩ lo ngại về những chiếc khẩu trang vứt bừa bãi
Dù trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ từ khẩu trang đến nước rửa tay để phòng dịch corona, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ gây phản tác dụng.
Dịch corona diễn biến phức tạp thời gian qua đã làm bùng theo cuộc "khủng hoảng" về nguồn cung khẩu trang, khi người người đổ xô đi mua khẩu trang phòng dịch bệnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đã khẳng định việc sử dụng khẩu trang, rửa tay không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, thậm chí khiến dịch bệnh dễ lây lan và phát tán hơn.
Khẩu trang y tế không bỏ trong thùng rác kín tại một chung cư ở Hà Nội.
Sau những ngày ráo riết, tranh giành mua khẩu trang y tế - những chiếc khẩu trang dùng một lần này lại được thay ra và vứt đi mỗi ngày. Không khó để bắt gặp khẩu trang y tế sau khi sử dụng bị vứt bỏ đầy đường phố, trong công viên hay tại các địa điểm công cộng.
Trong cuộc tọa đàm trực tuyến với Báo Sức khỏe và Đời sống, ThS.BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy cho biết, sau cơn sốt khẩu trang đã nổi lên một vấn đề là người dân không có thói quen vứt khẩu trang vào thùng rác kín: "Nhận thức của người dân là vô cùng quan trọng, tạo thói quen đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên vệ sinh sạch tay là rất tốt, song việc vứt bỏ khẩu trang bừa bãi lại tạo thành nguồn lây nhiễm bệnh".
Giữa mùa dịch corona, việc dùng khẩu trang đúng cách để bảo vệ bản thân mình và tránh lây nhiễm bệnh cho người khác dù nhắc lại bao nhiêu lần thì cũng vẫn không thừa.
Khuyến cáo được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế lặp đi lặp lại là việc lựa chọn khẩu trang nào, vào thời điểm và trong thời điểm nào để thích hợp nhất, để phòng bệnh hiệu quả nhất. Trong trường hợp không có khẩu trang y tế chuyên dụng, thì liệu dùng khẩu trang vải ngăn bụi thông thường có được hay không?
Bác sĩ Thơ cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CD) sẽ áp dụng khác nhau cho mỗi quốc gia. Với Việt Nam, những người mắc bệnh về hô hấp, có triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như sốt, ho, đau họng, ho khạc đờm... thì chắc chắn phải sử dụng khẩu trang để hạn chế lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, với nhóm người bình thường, khuyến cáo đầu tiên là tránh tiếp xúc ở khoảng cách gần - giữ khoảng cách 1,5m-2m, để phòng ngừa nguy cơ bị lây bệnh qua giọt bắn hoặc chất tiết của đường hô hấp.
BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy. Ảnh: KT
Trong trường hợp ở nơi đông người, những địa điểm công cộng như trong bệnh viện hay bến xe (không kiểm soát được nguy cơ tiếp xúc với đối tượng mang mầm bệnh), bác sĩ khuyến cáo nên mang khẩu trang và khẩu trang vải cũng có thể sử dụng được.
Bác sĩ Thơ nhấn mạnh, có khẩu trang chỉ là một phần, phần quan trọng khác là sử dụng đúng cách là đeo vào thời điểm nào và tháo bỏ khẩu trang ra sao.
"Đừng nghĩ rằng, đã đeo khẩu trang thì có thể quên đi các biện pháp khác như rửa tay và tránh tiếp xúc bề mặt. Bởi người dân sẽ có tâm lý mang khẩu trang là an toàn rồi. Mọi người cũng sẽ không để ý đến thói quen đưa tay lên chỉnh khẩu trang. Nhân viên y tế được huấn luyện, nên sẽ không vi phạm điều này, nhưng người dân sẽ có thói quen chỉnh và chạm vào mặt ngoài khẩu trang. Lúc đó nguy cơ lây bệnh càng cao hơn".
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cũng khuyến cáo, việc đeo khẩu trang không đúng cách sẽ gây phản tác dụng và khiến dịch bệnh lây lan mạnh mẽ hơn./.
Theo VOV
3 cách tự bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh do virus Ngoài việc đeo khẩu trang và rửa sạch tay, cần chú ý các biện pháp phòng ngừa đúng cách, tăng sức đề kháng, sát khuẩn đường hô hấp... để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. 3 lời khuyên từ cơ quan y tế, chuyên gia uy tín Phòng ngừa đúng cách: Bộ Y Tế khuyến cáo người dân nên...