Bộ TN-MT đề nghị Chủ tịch các tỉnh, thành phố đôn đốc kiểm kê đất đai
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến cuối tháng 8/2020, cả nước mới chỉ có 14/63 tỉnh, thành phố hoàn thành và gửi hồ sơ báo cáo kết quả kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Ngay sau khi Văn phòng Chính phủ chuyển thông tin Báo điện tử VietnamPlus phản ánh về tiến độ kiểm kê đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
Tại công văn số 4618/BTNMT-TCQLĐĐ vừa được Thứ trưởng Lê Minh Ngân ký ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 là nhiệm vụ quan trọng, cần có số liệu hiện trạng sử dụng đất trong thời gian sớm nhất theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, qua theo dõi báo cáo tiến độ thực hiện đến thời điểm hiện nay cả nước mới có 14 tỉnh hoàn thành và gửi hồ sơ báo cáo kết quả kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 về Bộ, bao gồm: Tiền Giang; Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hậu Giang, Trà Vinh, Bình Phước, An Giang, Thái Bình, Ninh Thuận, Cà Mau, Long An.
Còn lại 49 tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo kết quả kiểm kê. Trong đó, có 5 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm kê ở cấp xã (gồm Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Kiên Giang); 12 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm kê cấp huyện (gồm Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Tháp).
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, việc chậm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2019 ở địa phương sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung của cả nước.
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, đảm bảo đúng tiến độ.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Theo đó, đối với các địa phương đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng năm 2019 cấp tỉnh nhưng chưa gửi hồ sơ báo cáo kết quả kiểm kê, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị khẩn trương kiểm tra, rà soát hoàn thiện sản phẩm các cấp, gửi hồ sơ báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của tỉnh, thành phố về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/9/2020 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Đối với các địa phương chưa hoàn thành kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tập trung lực lượng khẩn trương thực hiện, đôn đốc, kiểm tra giám sát đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trên cơ sở đó, trước ngày 30/9/2020, các địa phương phải hoàn thành và gửi hồ sơ báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của địa phương về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Trường hợp đến ngày 15/9/2020 các tỉnh, thành phố chưa hoàn thành và gửi hồ sơ báo cáo kết quả kiểm kê đất đai thì phải báo cáo tiến độ thực hiện đến ngày 15/9/2020 về Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong báo cáo nêu rõ tiến độ thực hiện, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, kế hoạch và giải pháp để hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương thực hiện cập nhật ngay dữ liệu kết quả kiểm kê đất đai các cấp đã được chỉnh sửa, hoàn thiện lên hệ thống phần mềm TK-Online theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.
Chỉ số rủi ro lây nhiễm Covid-19 tại Công ty Pouyuen chỉ còn 42%
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, ngày 16/4 đã đi kiểm tra thực tế sản xuất của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, sau 2 ngày tạm dừng sản xuất để thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid-19.
Kiểm tra hoạt động sản xuất tại Công ty Pouyuen Việt Nam.
Qua kiểm tra, giám sát thực tế hoạt động sản xuất của công ty cho thấy, công ty đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro lây nhiễm Covid-19 như giảm quy mô sản xuất còn 30%; giảm 90% số lượng xe đưa rước người lao động; bố trí vách ngăn trong nhà ăn để đảm bảo ngăn cách giữa những người ngồi ăn...
Kết quả đánh giá lại theo bộ chỉ số tại công ty đạt mức 42%, cải thiện đáng kể so với mức 81% trước đó. Do đó, công ty có thể tiếp tục hoạt động và duy trì sản xuất.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM yêu cầu công ty tăng cường các biện pháp kiểm soát, đồng thời hướng dẫn công ty có kế hoạch hoàn thiện quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chí phòng dịch theo bộ chỉ số đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp.
Trước đó, UBND TP.HCM quyết định tạm dừng sản xuất với Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam trong 2 ngày 14, 15/4 do nguy cơ rủi ro lây nhiễm Covid-19 quá cao, lên đến 91%. Sau đó, mặc dù công ty đã khắc phục bằng một số biện pháp nhưng kiểm tra lại, mức độ rủi ro của công ty vẫn ở mức 81%.
Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, với quy mô lớn khoảng 70.000 lao động (trong đó 62.000 lao động thuộc Công ty Pouyuen và 8.000 lao động thuộc một số công ty khác hoạt động trên địa bàn của Công ty Pouyuen), làm việc 3 ca (có ca đêm). Hàng ngày, công ty có trên 800 xe đưa rước công nhân nên không đảm bảo các điều kiện phòng ngừa nhiễm dịch Covid-19.
TP.HCM lo ngại, nếu dịch bệnh xảy ra tại doanh nghiệp, hậu quả sẽ vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lân cận và 5 tỉnh khác gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và Tây Ninh.
Bạch Dương
Đồng Tháp: Nông dân chỉ học đến lớp 2 sáng chế máy tuốt hạt mè bán ra cả nước ngoài, thu tiền tỷ Dù không được đào tạo chuyên ngành bài bản nhưng anh Nguyễn Thanh Hùng (SN 1979) ở xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã sáng chế ra nhiều máy móc nông nghiệp hữu dụng, giúp bà con nông dân giảm chi phí, tăng năng suất lao động... Từng nuôi dưỡng ước mơ trở thành thợ cơ khí nhưng do...