Bỏ tiền tỷ nuôi lợn thuê, 1 nông dân Lai Châu thu về gần 3 tỷ mỗi năm
Trong khi ngành chăn nuôi lợn cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, giá lợn hơi lên xuống thất thường, thì ông Trần Quốc Tuấn, tổ 7 (phường Đoàn Kết, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) vẫn yên tâm đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng chuồng trại để nuôi lợn.
Không ít người bảo ông Tuấn điên, dở hơi, liều bỏ tiền tỷ nuôi lợn lúc này khác gì “ném tiền qua cửa sổ”, nhưng ông bỏ ngoài tai, quyết tâm thực hiện. Và ông đã thành công khi mỗi năm thu gần 3 tỷ đồng từ nuôi gia công lợn cho một doanh nghiệp chăn nuôi có tiếng.
Đầu tư tiền tỷ chỉ để nuôi lợn thuê
Trên đường đưa chúng tôi đến thăm trang trại lợn của ông Tuấn, chị Dương Thị Nhài – Phó Phòng Kinh tế thành phố Lai Châu, bật mí: “Ông Tuấn là người làm ăn lớn, bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn thương phẩm khép kín. Trại lợn của ông lớn nhất tỉnh Lai Châu, quy mô mỗi lứa lên đến hơn 3.000 con lợn thương phẩm”.
Ông Trần Quốc Tuấn, tổ 7 (phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) bắt đầu nuôi lợn gia công cho doanh nghiệp từ năm 2017.
Trại lợn của ông Tuấn nằm giữa cánh đồng ở bản Giang (xã Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Khi chúng tôi đến, ông Tuấn đã chờ sẵn ngoài cổng. Sau cái bắt tay thật chặt, ông bảo chúng tôi thay quần áo bảo hộ, đi ủng trước khi vào trại lợn.
Qua câu chuyện với ông Tuấn, được biết: Ý tưởng nuôi lợn theo quy mô trang trại được ông ấp ủ từ nhiều năm về trước, nhưng vì thiếu vốn nên chưa thực hiện được. Sau nhiều năm bôn ba ngược xuôi với nghề buôn lợn, tháng 3/2017, ông mới bắt tay vào thực hiện niềm đam mê nuôi lợn của mình.
Ông Tuấn lắp camere giám sát và ở phòng trung tâm ông có thể bao quát, giám sát, nắm tình hình ở các trại lợn. Chỉ cần ngồi một chỗ, ông có thể nắm bắt được mọi hoạt động diễn ra trong trại lợn.
“Những tháng đầu năm 2017, khi ngành chăn nuôi lợn trong nước lâm vào khủng hoảng, giá lợn hơi giảm sâu, thì tôi lại đầu tư chuồng trại để nuôi lợn. Thấy tôi làm vậy, nhiều người bảo tôi dở hơi, không biết tính toán. Không để ý đến những lời đàm tiếu đó, tôi quyết làm theo mình” – ông Tuấn nhớ lại.
Nói là làm, tháng 3/2017, ông Tuấn bắt tay vào xây dựng hệ thống chuồng trại, làm cầu cống, đường đi, trạm điện, hầm bioga, nhà ở cho công nhân, phòng sát trùng, nhà kho để thức ăn cho lợn… chi phí lên đến gần 10 tỷ đồng.
Với 6 trại nuôi lợn khép kín, được ông Tuấn xây dựng theo kiểu nhà kho, lợp mái tôn, phía dưới mái làm trần nhựa. Bên trong mỗi trại lợn, được chia thành 2 dãy, mỗi dãy có 5 ô, ô nào cũng lắp đặt máng ăn tự động cho lợn. Không hết, ông Tuấn còn đầu tư lắp đặt giàn mát, quạt thông gió, hệ thống đèn sưởi trong trại lợn, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn lợn phát triển.
Theo ông Tuấn, không phải ông “nhắm mắt, làm liều” bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn thời bão giá, mà tất cả đều nằm trong sự tính toán kỹ lưỡng của ông. Ông Tuấn không nuôi lợn theo kiểu “làm tất, ăn cả” mà đầu tư chăn nuôi theo hình thức liên kết với công ty, mà cụ thể là nuôi lợn gia công cho một doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi…
Video đang HOT
Trại nuôi lợn của ông Tuấn được xây dựng khép kín, có thể kiểm soát được nhiệt độ chuồng nuôi thông qua hệ thống giàn mát, quạt thông gió. Ông Tuấn còn lắp đèn sưởi cho lợn mỗi khi trời rét.
“Gọi là ông chủ cho oai, chứ thực ra tôi chỉ là người nuôi lợn thuê mà thôi. Tôi đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại nuôi lợn, đảm bảo theo yêu cầu của công ty, còn công ty có trách nhiệm cung cấp con giống đạt tiêu chuẩn, thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn lợn. Chăn nuôi theo hình thức này sẽ bền vững hơn, người nuôi không lo giá cả lên xuống và cũng không phải lo đầu ra, hạn chế rủi ro xảy ra. Công ty có trách nhiệm tiêu thụ lợn hơi khi xuất chuồng” – ông Tuấn giãi bày.
Mua lại lợn mình nuôi để bán ra thị trường
Sau khi xây dựng xong chuồng trại, tháng 11/2017, ông Tuấn bắt lợn giống của công ty về nuôi nhốt trong từng trại, mỗi trại 550 con.
Vì nuôi lợn với số lượng lớn nên ông Tuấn đặc biệt chú ý tới khâu phòng chống dịch bệnh cho chúng. Theo ông Tuấn, đàn lợn giống do công ty cung cấp, được kiểm soát chặt chẽ ngay từ trại nái nên ông hoàn toàn yên tâm về chất lượng con giống. Đàn lợn nhà ông Tuấn còn được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng các loại dịch bệnh, như: Viêm da, viêm phổi, dịch tả, lở mồm long móng…
Ông Tuấn thuê 6 công nhân chăm sóc đàn lợn, vệ sinh chuồng trại mỗi ngày.
“Việc tiêm phòng vắc-xin do cán bộ kĩ thuật của công ty đảm nhiệm và được thực hiện theo định kì, phù hợp với số ngày tuổi của lợn, chứ không phải thích tiêm lúc nào cũng được. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên nhắc nhở công nhân dọn dẹp vệ sinh chuồng trại mỗi ngày 2 lần” – ông Tuấn cho hay.
Ông Tuấn lắp máng ăn tự động ở các chuồng nuôi, đàn lợn đói lúc nào ăn lúc đó.
Tùy theo từng độ tuổi của đàn lợn mà ông Tuấn cho ăn với chế độ dinh dưỡng khác nhau. Từ khi nhập con giống về đến khi xuất chuồng, ông Tuấn cho lợn ăn 5 loại cám khác nhau. Thời kỳ đầu, ông cho đàn lợn ăn cám sữa, đến khi gần xuất chuồng thì ông lại cho chúng ăn cám đào thải. Ông cho lợn ăn hoàn toàn cám công nghiệp do công ty cung cấp. Cám được đổ vào máng ăn tự động, lợn đói lúc nào ăn lúc đó…
Được chăm sóc, cho ăn theo chế độ đặc biệt, đủ dinh dưỡng nên đàn lợn nhà ông Tuấn phát triển tốt, tăng cân vù vù,, chỉ sau hơn 4 tháng nuôi đã đảm bảo trọng lượng xuất chuồng.
Theo ông Tuấn, nuôi lợn gia công cho công ty không phải lo đầu ra, hạn chế được nhiều rủi ro xảy ra.
“Nuôi lợn thuê cho doanh nghiệp, tôi được trả công là 4.000 đồng/kg lợn hơi khi xuất chuồng (không tính trọng lượng con giống). Khi lợn đạt trọng lượng xuất chuồng, công ty chịu trách nhiệm khâu tiêu thụ theo hợp đồng ký kết. Thay vì trả lợn cho công ty, tôi đã mua lại số lợn mà mình nuôi để bán ra thị trường. Muốn mua lại lợn thương phẩm do chính tay mình nuôi, thì phải đăng ký với công ty và được công ty cấp mã số. Khi cân lợn bán ra thị trường bắt buộc phải có sự kiểm soát, giám sát của cán bộ kỹ thuật trong công ty. Tất nhiên là khi có lãi thì tôi mới mua lại lợn của công ty để cung cấp ra thị trường”, ông Tuấn cho hay.
Mỗi năm, ông Tuấn nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa 3.300 con, trọng lượng bình quân khi xuất chuồng đạt khoảng 125kg/con lợn. Như vậy mỗi năm, ông Tuấn cung cấp cho công ty hơn 800 tấn lợn hơi thương phẩm.
“Chỉ tính tiền công nuôi lợn thuê, mỗi năm tôi cũng thu gần 3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí điện, nước, tiền nhân công, tôi còn lời hơn 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể tiền chênh lệch giá mà tôi thu được từ việc mua lại lợn của công ty bán ra thị trường” – ông Tuấn bộc bạch.
Giá gia cầm hôm nay 24/2: Chịu "áp lực kép", nhiều người ôm nợ lớn
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, cộng với trước đó, người chăn nuôi gia cầm ồ ạt tăng đàn dẫn đến cung vượt cầu, khiến giá gà, vịt ở một số địa phương những ngày gần đây giảm mạnh.
Vừa gồng mình phòng chống dịch bệnh, vừa phải bán sản phẩm với giá rẻ, người chăn nuôi gia cầm đang rơi vào cảnh lỗ nặng, nợ nần chồng chất.
Giá gà "bốc hơi" một nửa
Theo ghi nhận của phóng viên, giá gà, vịt tại những hộ chăn nuôi ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu từ sau Tết Nguyên đán đến nay giảm liên tục.
Trước tết, giá gà lông trắng (gà công nghiệp) tiêu chuẩn (trọng lượng 2 - 2,5kg/con) dao động từ 25.000 - 26.000 đồng/kg, sau Tết rớt còn 21.000 - 22.000 đồng/kg và đến nay giảm chỉ còn 10.000 - 13.000 đồng/kg, tức giảm 50% trong chưa đầy một tháng và là mức giá thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Anh Lê Văn Tiến ở Thường Tín (Hà Nội) đang vận chuyển gia cầm cho khách tại chợ Hà Vỹ. Ảnh: H.Đ
Riêng gà quá lứa, nặng khoảng 3 - 4kg/con hiện giá chưa tới 10.000 đồng/kg. Đối với gà thả vườn, trước Tết có giá từ 55.000 - 65.000 đồng/kg, nay cũng giảm mạnh còn 25.000 đồng/kg; gà tam hoàng từ 50.000 - 60.000 đồng cũng giảm chỉ còn 17.000 - 18.000 đồng/kg.
Các hộ chăn nuôi cho biết, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra, các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học... gần như tạm nghỉ nên nhu cầu giảm sâu. Trong khi đó, dịch cúm gia cầm bùng phát tại 5 tỉnh, thành cũng tác động mạnh đến giá gà, vịt.
Anh Nguyễn Văn Dũng (ngụ thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đang có hơn 3.000 con gà gần xuất chuồng và một đàn hơn 1.000 con đã nuôi được hơn 30 ngày. Anh Dũng đang lo lắng vì hiện tại giá gà đang xuống thấp thê thảm. Nếu xuất gà với giá hiện tại thì xem như gia đình anh trắng tay, lỗ nặng.
"Giá các loại gà giờ xuống quá thấp, gà công nghiệp chỉ còn 10.000 - 12.000 đồng/kg, gà ta cũng chỉ khoảng 25.000 đồng/kg. Nuôi gà mất nhiều công sức, tiêu tốn nhiều thức ăn nhưng giờ bán với giá này thì xem như là mất hết. Giá gà giảm trong khi giá thức ăn, giá thuốc phòng, chữa bệnh lại không hề giảm; cộng với thời tiết thất thường, gà hay bệnh nên chắc xong mấy lứa này tôi tạm ngưng nuôi xem tình hình thế nào đã" - anh Dũng chia sẻ.
Tại miền Bắc, giá gà vịt cũng đang giảm mạnh. Cụ thể, giá gà lai Đông Tảo cao nhất đạt 120.000 đồng/kg đối với gà trống, từ 85.000 đồng đến 90.000 đồng/kg với gà mái; gà mía Sơn Tây từ 85.000 - 100.000 đồng/kg; gà thải loại (gà đẻ trứng nuôi dài ngày) giá 60.000 đồng/kg.
Đối với gà Dabaco, giá dao động từ 42.000 - 60.000 đồng/kg; gà lông trắng từ 24.000 - 28.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội), giá vịt thương phẩm chỉ từ 27.000 - 30.000 đồng/kg, vịt bầu cánh trắng 32.000 đồng/kg...
Chia sẻ với chúng tôi, bà Phạm Thị Tĩnh (ở huyện Nam Sách, Hải Dương) cho biết: "Vịt đã đến tuổi xuất bán mà không bán được, vẫn phải giữ lại cho ăn trong khi giá cám lại tăng lên, khiến chúng tôi phải tốn thêm cả triệu đồng tiền thức ăn mỗi ngày".
Hiện gia đình bà Tĩnh nuôi trên 2.000 con vịt super, đã quá 60 ngày tuổi nhưng nhiều thương lái đến hỏi mua chỉ trả giá dưới 25.000 đồng/kg và không chịu bắt xô (bắt cả đàn). "Lúc giá vịt tăng cao, chúng tôi không gọi thì các lái cũng tự tìm đến tranh nhau mua. Đến giờ giá giảm, chả có lái nào đến, sốt ruột lắm" - bà Tĩnh ngậm ngùi chia sẻ.
Đâm lao phải theo lao...
Tương tự, hộ gia đình chị Lương Thị Hương (ngụ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đang đau đầu vì giá gà vịt xuống quá thấp. Chị Hương cho biết, trước đây, gần đến ngày xuất gà là lái buôn đến đặt mua hết nên chị không phải lo đầu ra. Tuy nhiên, gần đây không thấy tăm hơi lái buôn đâu. Hiện đàn gà tam hoàng 4.000 con của trang trại chị Hương chỉ còn gần 1 tuần nữa là đến kỳ xuất bán, với giá như hiện nay thì gia đình chị lỗ khoảng 70 triệu đồng.
"Đợt này nhiều trại gà bán xong phải treo chuồng, không dám nuôi tiếp vì sợ thua lỗ, nợ chồng nợ. Như nhà tôi, bán hết lứa này cũng không đủ trả nợ tiền cám, thuốc nuôi gà, lại phải khất với đại lý cả nợ cũ lẫn nợ mới" - chị Hương buồn rầu nói.
Với giá gà như hiện nay, người nuôi đang lỗ từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Ảnh: Nha Mẫn
Bà Hoàng Thị Hoa - chủ trại gà ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai, cho biết, giá gà giảm mạnh từ 2 tuần qua. Nếu tình trạng này kéo dài thì nhiều người có nguy cơ vỡ nợ.
Trước đó, các trại này nuôi lợn nhưng bị dịch tả lợn châu Phi và lợn phải tiêu huỷ, họ đã vay mượn tiền ngân hàng để chuyển sang nuôi gà. Với giá thành chăn nuôi gà từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg. Trung bình 1 con gà 3kg thì chủ trại lỗ 42.000 - 50.000 đồng. Riêng trại gà của bà Hoa mỗi tuần xuất bán 10.000 con, lỗ đến trăm triệu đồng.
Bà Hoa cũng chia sẻ thêm, từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện thì trang trại của bà cũng như nhiều trang trại khác đã nhận định sai tình hình nên đầu tư tăng đàn ồ ạt. Nhiều người cho rằng người dân không ăn thịt lợn mà chuyển sang thịt gà. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá gà đã giảm mạnh và giờ người chăn nuôi lại lao đao.
Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai lý giải, giá gà, vịt giảm sâu do dịch bệnh Covid -19 lan rộng khiến các bếp ăn tập thể đồng loạt cắt giảm khi học sinh nghỉ dài ngày, nhiều nhà máy xí nghiệp, khu vui chơi, doanh nghiệp nhỏ cũng chưa hoạt động trở lại.
Theo ông Đoán thì với giá gà như hiện nay, ước tính, người chăn nuôi đang lỗ từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng, nhiều trang trại phải ôm nợ lớn.
Theo Danviet
Ráo riết tiêm vắc-xin phòng cúm A/H5N1 cho hơn 9 triệu con gia cầm Hà Tĩnh Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, thời điểm hiện nay, giải pháp quan trọng nhất để phòng dịch cúm gia cầm H5N1 đó là tiêm vắc-xin cho hơn 9 triệu con gia cầm hiện có trên toàn tỉnh. Hà Tĩnh có tổng đàn gia cầm lên đến 9 triệu con. Là 1 trong những địa phương có số lượng...