Bổ thận dương nhờ xà sàng tử
Cây xà sàng còn có tên cây giần sàng, xà túc, xà mễ. Là cây mọc hoang, hạt được phơi khô để dùng làm thuốc. Thành phần hóa học có tinh dầu, các chất I.pinen, camphen và bocnylisovalerianat. Chất ostola tinh thể không màu C15H10O3. Chất dầu màu đèn xanh, các axit béo no không no.
Cây xà sàng còn có tên cây giần sàng, xà túc, xà mễ. Là cây mọc hoang, hạt được phơi khô để dùng làm thuốc. Thành phần hóa học có tinh dầu, các chất I.pinen, camphen và bocnylisovalerianat. Chất ostola tinh thể không màu C15H10O3. Chất dầu màu đèn xanh, các axit béo no không no.
Theo Đông y, xà sàng tử có vị cay đắng, tính bình (có sách ghi ôn), hơi có độc vào 2 kinh thận và tam tiêu. Tác dụng cường dương ích thận, khu phong, táo thấp. Dùng để chữa liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai, khí hư bạch đới. Liều dùng 4 – 12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp các vị thuốc khác.
Xà sàng tử.
Một số cổ phương bổ thận tráng dương có xà sàng tử:
Ngũ tử hoàn: ích trí nhân, cửu tử ( sao), tiểu hồi hương (sao), thỏ ty tử (chưng rượu), xà sàng tử (bỏ vỏ, sao). Các vị thuốc lượng bằng nhau, tán thành bột, trộn với rượu làm hoàn. Mỗi lần uống 12g với rượu ấm. Công dụng: ôn bổ thận dương, cố tinh, chỉ di, trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu đục.
Video đang HOT
Phụ tử hoàn: xà sàng tử 80g, chung nhũ phấn 80g, phụ tử (nướng, bỏ vỏ, cuống) 80g, thỏ ty tử (ngâm rượu 3 ngày) 80g, lộc nhung (bỏ lông, rửa giấm, nướng hơi vàng) 40g, nhục thung dung (tẩm rượu, bỏ vỏ, nướng khô) 80g. Các vị thuốc tán bột, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g với rượu ấm. Tác dụng: ôn bổ thận dương, trị thận tạng suy yếu, dương muốn tuyệt, tay chân rất lạnh.
Nguồn google
Thạch chung nhũ hoàn: thạch chung nhũ 30g, thỏ ty tử (tẩy rượu) 30g, xà sàng tử (sấy khô) 30g, ô đầu (nướng, bỏ vỏ, núm) 30g, tỷ giải 30g, hoàng kỳ 30g, tục đoạn 30g, ngũ vị tử (sao) 30g. Các vị thuốc tán thành bột, trộn với rượu hồ làm viên. Ngày uống 16 – 30g với rượu. Tác dụng: bổ thận, làm mạnh lưng, mạnh xương, trị thận bị hư tổn, xương yếu, đứng ngồi không có sức, hụt hơi, lưng và cột sống đau.
Nhục thung dung tán: lộc nhung 80g, thiên hùng 40g, thạch long nhục 40g, chung nhũ phấn 80g, nhục thung dung 80g, viễn chí 40g, thỏ ty tử 60g, tục đoạn 40g, xà sàng tử 40g. Các vị thuốc tán thành bột. Mỗi lần dùng 8g, uống với rượu ấm. Tác dụng: bổ thận, tráng dương, ích tinh, trị thận hư tổn, tinh khí suy, liệt dương.
Theo SKĐS
Thận dê nâng cao phong độ quý ông
Trong y học cổ truyền, thận dê được gọi là dương thận, bao gồm hai phần: dương nội thận, hay còn gọi là dương yêu tử, tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận...
Trong y học cổ truyền, thận dê được gọi là dương thận, bao gồm hai phần: dương nội thận, hay còn gọi là dương yêu tử, tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận, hay còn gọi là dương thạch tử, tức là tinh hoàn.
Dương thận vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, thường được dùng để chữa các chứng thận lao hư tổn, lưng đau gối mỏi, tai ù, tai điếc, liệt dương, di hoạt tinh, yếu sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần...
Một trong những chức năng quan trọng của tạng thận là chủ về sinh dục. Dê lại là một trong những loài động vật có khả năng hoạt động sinh dục mạnh mẽ và bền bỉ, bởi vậy, quả thận và tinh hoàn của dê đã được người xưa sử dụng làm thức ăn và làm thuốc để chữa trị các chứng bệnh thuộc hệ sinh dục từ rất sớm. Đây là một trong những ví dụ điển hình của việc áp dụng học thuyết "dĩ tạng bổ tạng", "dĩ tạng liệu tạng" (lấy tạng để bồi bổ và chữa bệnh của tạng). Dưới đây, xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.
Bài 1: Thận dê 1 quả, thịt dê 60g, lá kỷ tử 250g (có thể thay bằng kỷ tử 100g), gạo tẻ 60 - 90g, hành củ và gia vị vừa đủ. Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; thịt dê rửa sạch, thái quân cờ; sắc kỹ kỷ tử rồi bỏ bã lấy nước, cho thận và thịt dê vào ninh nhừ với gạo thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương, dùng để trị các chứng lưng đau gối mỏi, tai ù, di niệu do thận hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.
Ảnh minh họa
Bài 2: Thận dê 1 quả, nhục thung dung 30g. Thận dê rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; nhục thung dung tẩm rượu một đêm rồi thái lát, đem hầm cùng, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bổ thận tráng dương, nhuận tràng thông tiện, dùng làm đồ ăn cho những người bị liệt dương, yếu sinh lý, táo bón do mệnh môn hỏa suy.
Bài 3: Thận dê 1 đôi, nước hầm xương lợn 1 bát, tủy lợn một đoạn, gia vị vừa đủ. Thận dê rửa sạch, thái miếng; đun nước hầm xương lợn cùng với gia vị và tủy lợn trong 15 phút, sau đó cho dương ngoại thận vào đun thêm chừng 3 phút là được, múc ra bát, ăn nóng.
Công dụng: ích tinh, trợ dương, bổ thận, được dùng để chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể...
Bài 4: Thận dê 1 đôi, nhục thung dung 25g, thảo quả 5g, trần bì 5g, mỡ dê 100g, gia vị vừa đủ. Thận dê làm sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; mỡ dê thái miếng; sắc kỹ các vị thuốc rồi bỏ bã lấy nước, đem hầm với thận và mỡ dê, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bổ thận tráng dương, ôn trung kiện tỳ, nhuận tràng thông tiện, được dùng để chữa các chứng liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, táo bón do thận dương hư.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài thuốc bổ thận tráng dương quý từ nhân sâm sa mạc Nhân sâm sa mạc là vị thuốc quý khó kiếm rất được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều bài thuốc xuân dược, bổ thận tráng dương. Nhân sâm sa mạc có nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó nổi bật nhất là tác dụng bổ thận tráng dương Theo Đông y, nhân sâm sa mạc còn có tên gọi khác là nhục...