Bỏ Tết để cắt hoa phục vụ Valentine
Nhiều nhà vườn ở Đà Lạt đã chấp nhận không chơi Tết để ra vườn cắt hoa bán phục vụ ngày lễ tình nhân bởi ngày 14/2 nhằm đúng mùng 5 Tết Quý Tỵ. Hoa hồng khan hiếm nên giá bán tại vườn đã tăng 3-5 lần ngày thường.
Ngay từ chiều mùng 1 Tết, nhiều người dân ở các làng hoa Đà Lạt đã ra vườn cắt hoa, việc thăm hỏi bà con được thu xếp vài tiếng trước đó hoặc dời lại vào các buổi tối những ngày tiếp theo.
Ông Hội ở làng hoa Vạn Thành cho biết, trong ngày đầu năm mới gia đình ông đã cắt trên 200.000 bông hồng để đóng đi Hà Nội vì khách hàng hối thúc làm gấp cho kịp bán lễ. Mùng 2 và 3 gia đình ông lại đóng hàng cho những mối ở TP HCM và miền Trung.
Hầu hết người trồng hoa Đà Lạt đã ra vườn từ ngày đầu năm, việc thuê mướn nhân công trong những ngày này rất khó khăn và giá cũng rất cao vì hầu hết nhân công đã về quê ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung để ăn tết với gia đình.
Nhiều người ra vườn hái hoa hồng từ mùng 1 Tết để kịp phục vụ Valentine. Ảnh: Quốc Dũng.
Chợ hoa Đà Lạt sáng 12/2 khá vắng lặng, nhiều quầy sạp chưa mở hàng. Chợ hoa tự phát của sinh viên ở khu vực ngã 5 ĐH Đà Lạt bình thường rất sầm uất vào các ngày lễ như Valentine, 8/3, 20/10… thì dịp lễ tình nhân năm nay lại vắng vẻ bởi các sinh viên đã về quê đón Tết.
Những người buôn bán hoa tại Đà Lạt cho biết, lễ tình nhân thị trường chỉ ưa chuộng hoa hồng. Tết Nguyên Đán và lễ tình nhân sát nhau nên lượng hoa không dồi dào như những năm trước, giá hoa hồng được dịp tăng mạnh. Hoa hồng màu đỏ bán tại vườn 5.000 đồng một bông, các màu khác 3.500 – 4.500 đồng, trong khi ngày thường giá hoa hồng tại vườn chỉ 1.000 – 1.500 đồng.
Theo VNE
Nồi bánh chưng giữa lòng Thủ đô
Giữa bộn bề những ngày cận Tết, đâu đó trong những "ngõ nhỏ, phố nhỏ" của thủ đô Hà Nội vẫn ấm cúng ánh lửa hồng, tiếng cười đùa của trẻ thơ bên nồi bánh chưng đón Tết.
Video đang HOT
Chiều cuối năm nào cũng vậy, đại gia đình cụ Trần Như Mí (Gia Lâm, Hà Nội) lại quây quần bên nhau gói bánh chưng. Cụ biết cho biết: "Gói bánh chưng ngày cuối năm là đặc trưng của tếtViệt. Đây cũng là dịp con cháu trong gia đình, anh em gặp mặt, hàn huyên bên nồi bánh chưng sau một năm làm việc vất vả".
Vào ngày 27 tháng chạp hàng năm, gia đình cụ Trần Như Mí (Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội) lại quây quần bên nhau để gói bánh chưng tết
Tuy tuổi cao nhưng cụ Mí vẫn tham gia gói bánh cùng con cháu
Vừa gói cụ Mí vừa tận tình hướng dẫn cách gói bánh cho con trẻ
Chị Nguyễn Thị Nga - con dâu cụ Mí chia sẻ: "Khi tập trung cả gia đình gói bánh chưng, các cháu nhỏ rất thích thú vì vừa được chơi, vừa được xem người lớn gói bánh. Qua những lần như vậy, các cháu sẽ hiểu biết hơn về phong tục ăn tết của người Việt".
"Bí quyết để có nồi bánh chưng ngon là đỗ phải xanh vỏ đỏ lòng, lá dong phải to và dày...
... thịt gói bánh phải là thịt ba chỉ trộn thêm ít hạt tiêu...
... gạo phải là loại nếp cái hoa vàng" - cụ Mí chia sẻ
Bánh chưng muốn có màu xanh phải trộn gạo với nước lá dong
Những chiếc bánh vuông vức vừa được hoàn thiện
Trước khi bánh được cho vào nồi luộc phải rải một lớp cuống lá dong cho khỏi cháy bánh
Bánh phải được niêm chặt trong nồi, luộc càng lâu bánh càng rền
"Gói bánh chưng là khoảng thời gian quý để gia đình tôi chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống và gắn bó hơn tình cảm của các thành viên trong gia đình", cụ Mí chia sẻ.
Theo 24h
Giá thuê mai, quất Tết tăng nhẹ Do thời tiết thất thường nên mai nở hoa sớm, cộng với chi phí chăm sóc tăng cao nên giá bán hoặc thuê những cây cho hoa đúng dịp Tết đắt đỏ hơn năm ngoái. Ở vườn mai Tư Hòa, đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), giá thuê năm nay tăng 10%, dao động 8-45 triệu đồng một chậu. Năm trước, cây...