Bộ Tài nguyên và Môi trường ra thông cáo chính thức sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào
Trong thông cáo báo chí phát đi tối 25.7, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, nhận định ban đầu, sự cố vỡ đập thuỷ điện XePian XeNamnoy sẽ không gây tác động đáng kể tới đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Theo nhận định của Bộ TNMT, sự cố vỡ đập thuỷ điện tại Lào sẽ tác động không đáng kể tới đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Theo Bộ TNMT, ngay sau khi có thông tin vỡ đập, Ban Thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế đã thu thập thông tin liên quan đến sự cố và giao Trung tâm dự báo Lũ của Ban Thư ký Ủy hội nghiên cứu đánh giá tác động về ảnh hưởng của vỡ đập và tìm hiểu nguyên nhân vỡ đập để giúp Chính phủ Lào.
Khoảng 20h ngày 23.7, công trình bị vỡ đập phụ có tên là “Saddle dam D”, có chiều cao 16m, rộng 8m; tổng chiều dài là 770m, làm bằng đất đá hỗn hợp.
Trước khi xảy ra sự cố, mực nước tại trạm Stung Treng (cách công trình 200km trên dòng chính sông Mê Công ở Campuchia) đo lúc 19h ngày 23 tháng 7 là 9,0m (tương ứng với lưu lượng là 35.700m3); đến 7h ngày 24 tháng 7 là 9,35m, đến 7h ngày 25 tháng 7 là 9,6m (tương ứng với lưu lượng là 39.900m3).
Như vậy, sau 36h, mực nước tại trạm Stung Treng tăng thêm 0,6m. Theo xu thế hiện tại, mực nước tại trạm Stung Treng tăng trung bình khoảng 20 – 30cm/ngày. Cho đến nay, sự tác động của sự cố hồ chứa đến mực nước trạm Stung Treng là không đáng kể.
Trong khoảng 4 – 5 ngày tới, lượng nước từ sự cố hồ chứa sẽ tác động đến dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long của nước ta. Mực nước tại đầu nguồn sông Cửu Long gia tăng thêm tối đa khoảng 5 – 10cm.
Theo tính toán, với sự gia tăng dòng chảy trên dòng chính và các dòng nhánh, cùng với lượng nước từ sự cố hồ chứa tại Lào, mực nước tại trạm Stung Treng tiếp tục lên, đến ngày 30.7 có khả năng lên mức 10,5m.
Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh do lũ thượng nguồn về kết hợp với triều cường. Đến ngày 31.7, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,2m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,3m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,6m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,4m).
Do đó, theo nhận định ban đầu, sự cố vỡ đập thuỷ điện XePian XeNamnoy sẽ không gây tác động đáng kể tới đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Video đang HOT
Theo thông tin mà Bộ TNMT nắm được, dự án thủy điện XePian XeNamnoy là công trình trọng điểm về phát triển thủy điện của vùng Nam Lào, nằm trên sông Xenamnoy thuộc hai tỉnh Chăm pa-sắc và A-ta-pơ. Vị trí công trình cách dòng chính sông Mê Công ở Campuchia khoảng 200km và cách biên giới Việt Nam khoảng 650km.
Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2013 và hoàn thành đầu năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD; có tổng dung tích 1,1 tỷ m3, công suất lắp đặt là 410MW. Sau khi hoàn thành được 90% khối lượng xây dựng, hồ chứa XePian XeNamnoy bắt đầu tích nước từ đầu năm 2018. Cho tới nay, ước tính hồ đã tích được khoảng 500 triệu m3.
T.CHÍ
Theo Laodong
Vào tâm lũ do vỡ đập thuỷ điện Xepian Xenamnoy ở Lào
Sau 15 phút di chuyển bằng trực thăng từ trung tâm tỉnh lị Attapeu, phóng viên Báo Giao thông có mặt tại huyện Sanamxay.
Người dân di chuyển khó khăn qua đoạn đường suối tại bản Mitsamphan
13h50 ngày 25/7, sau 15 phút di chuyển bằng trực thăng từ trung tâm tỉnh lị Attapeu (Nam Lào), phóng viên Báo Giao thông có mặt tại trung tâm thị trấn huyện Sanamxay. Nơi đây là khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ kinh hoàng do vụ vỡ đập thuỷ điện Xepian Xenamnoy tại tỉnh Attapeu gây ra hai ngày trước.
Khẩn cấp cứu trợ người dân
Chiếc trực thăng hạ cánh xuống giữa sân trường THPT Sanamxay, điểm trú ngụ của khoảng 300 người dân bản Mai, một trong những bản có nhiều người chết trong vụ vỡ đập thuỷ điện. Chuyến bay này vừa đưa hàng tiếp tế, thuốc men, bác sĩ vào tâm lũ đồng thời di chuyển những người bị thương nặng đang được chữa trị tại đây đến trung tâm y tế tỉnh Attapeu để chữa trị.
Bà Khiulavong Keosom Băt (61 tuổi, người dân bản Mai) cho biết, trước khi được bộ đội Lào cứu, bà đã ngâm mình trong nước khoảng 3 giờ đồng hồ. "Căn nhà bị nước lũ xô mạnh vào sườn rung lên rất mạnh. Nhà tôi có 7 người đã được cứu sau đó. Ai cũng vô cùng hoảng loạn khi đứng trên nóc nhà trong lúc nước vẫn cứ dâng lên không có dấu hiệu dừng."
Chiều 25/7, Thủ tướng Lào chủ trì cuộc họp báo, thông báo tình hình cho cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài biết rõ về sự cố vỡ đập Xepian Xenamnoy. Theo thông tin tại buổi họp báo, số người chết sau vụ vỡ đập Xepian Xenamnoy đã lên tới 26 người, 131 người vẫn còn mất tích.
Anh Khiu Som Phăn (41 tuổi, người dân bản Mai) cho biết: Sáng sớm hôm xảy ra vỡ đập, cả nhà anh chỉ nghe thông báo có vết nứt trên thuỷ điện, mọi người cần sớm di dời.
Chúng tôi cũng không nghĩ vỡ đập, chỉ nghĩ là xả nước thôi. Không ngờ vỡ đập nên không kịp di dời ra ngoài", anh Khiu Som Phăn cho biết tất cả tài sản của gia đình đã bị nhấn chìm: "Bò, trâu nhốt dưới nhà bị trôi hết. Bây giờ không biết sẽ sống thế nào".
Các lớp học trong trường THPT Sanamxay đã được kê dọn bàn ghế làm nơi trú ẩn cho hàng trăm người trong vùng ngập lụt. Bà Sengam Phon Mit (64 tuổi, người dân tại bản Thasengchan) cho biết cả gia đình bây giờ không biết ở đâu. Bà không có điện thoại. Nước lũ lên nhanh, mọi người chỉ biết trèo lên nóc nhà đợi cứu hộ.
Theo bác sĩ Kham Tan, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Attapeu, hiện tại nhiều đoàn cán bộ y tế đã đến trung tâm lũ lụt tại khu vực huyện Sanamxay cứu giúp người dân bị thương. Các nạn nhân bị nặng đã được trực thăng đưa ra ngoài trung tâm tỉnh lỵ chữa trị.
Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng chữa các bệnh thông thường vì người dân ngâm nước bị cảm sốt rất dễ lây thành dịch. Đồng thời, hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn vệ sinh để đảm bảo không bùng phát dịch bệnh.
"Thời điểm này người dân cần nhất là nước sạch, áo quần khô ráo, thức ăn để đảm bảo sức khoẻ", bác sĩ Kham Tan cho biết.
Bà Khiulavong Keosom Băt (61 tuổi) và người dân bản Mai bần thần sau trận lũ
Khó khăn khi cứu hộ
Theo Chính phủ Lào, vụ vỡ đập thuỷ điện gây ngập lụt trên diện rộng khiến giao thông đi lại khó khăn. Hai phương tiện chuyên dụng có thể di chuyển vào hiện trường là trực thăng và thuyền máy. Trung tá Seng Son Ly, Trưởng phòng tham mưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Attapeu cho biết: "Chỉ có thể dùng trực thăng và cano. Tuy nhiên, số lượng phương tiện này rất ít trong khi khu vực bị ảnh hưởng lại rộng lớn".
Trưa cùng ngày, PV Báo Giao thông có mặt tại tỉnh đội tỉnh Attapeu ghi nhận tình hình cứu trợ của lực lượng quân đội ở đây. Thiếu tướng, Khanh Yai, tỉnh đội trưởng Attapeu cho biết trận lũ diễn ra quá kinh hoàng. Nước lũ vỡ ra tràn qua những ngôi làng ven sông Xepian. Có 6 bản tại huyện Sanamxay bị thiệt hại nặng.
Thiếu tướng, Khanh Yai cho hay: Nước từ thuỷ điện Xepian Xenamnoy ập xuống bản Thasengchan; Hinlat, Sờmoongtay và Thahin. Vì thế, 4 bản này bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngoài ra, một số bản khác cũng bị ảnh hưởng khác: Mitsamphan và Mai dù rất cách xa rốn lũ nhưng nước vẫn tràn về, nhiều nhà dân bị nhấn chìm.
"Nước lũ nhấn chìm 1.372 ngôi nhà khiến 7.424 người dân sống chịu ảnh hưởng. Thời điểm lũ về nhiều tài sản, nhà cửa của người dân bị lũ nhấn chìm", ông Aphay Vong cho biết .
24 công nhân bị cô lập trong lũ đã được Hoàng Anh Gia Lai giải cứu
11h30 trưa qua (25/7), thời tiết tốt nên máy bay trực thăng của hãng Lao Skyway xuất phát từ Thủ đô Vientiane. Khi đến sân bay Pakse máy bay dừng lại tiếp nhiên liệu và đến hiện trường nơi 24 công nhân Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập trong lũ lúc 15h20.
Việc cứu hộ công nhân bị mắc kẹt đã được tiến hành hết sức khẩn trương và hoàn tất trong vòng 1 tiếng sau đó, lúc 16h30-16h45 cùng ngày.
Các công nhân được đưa về 2 địa điểm là trụ sở Công ty TNHH MTV PTNN Đại Thắng (tỉnh Pakse, Lào) và Trụ sở Công ty CP Hoàng Anh Attapeu (tỉnh Attapeu).
Toàn bộ 24 công nhân đã được giải cứu an toàn trong tình trạng sức khỏe tốt. Lãnh đạo công ty đã trực tiếp gặp gỡ và động viên các nhân viên khi máy bay vừa hạ cánh. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hiện do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Tạ Vĩnh Yên (Từ Attapeu, Nam Lào)
Theo baogiaothong
Thủ tướng Lào nói 131 người mất tích sau vụ vỡ đập thủy điện Không có công dân nước ngoài trong số 131 người mất tích sau vụ sập đập thủy điện ở Attapeu. Người dân di chuyển trên một chiếc bè tự chế tại Attapeu ngày 25/7. Ảnh: AFP. Trong cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith hôm nay đưa ra số người mất tích cụ thể, hai ngày...