Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn thay đổi gần 45% điều kiện kinh doanh
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ bãi bỏ 36 điều kiện đầu tư kinh doanh, sửa đổi 15 điều kiện yêu cầu với cá nhân trong doanh nghiệp, chiếm 44,78% điều kiện kinh doanh thuộc Bộ quản lý.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc rà soát, đề xuất đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và kiến nghị kiến nghị sửa đổi Luật Khoáng sản và 12 Nghị định của Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 83 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức rà soát lại các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và báo cáo kết quả rà soát, đề xuất kiến nghị đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cụ thể, về điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng với các lĩnh vực, theo quy định tại Phụ lục số 04 Luật Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ với 163 điều kiện đăng ký kinh doanh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất chuyển ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, các chất lây nhiễm thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường với 22 điều kiện kinh doanh.
Bộ này cũng kiến nghị bãi bỏ 36 điều kiện đầu tư kinh doanh: lĩnh vực đất đai 7 điều kiện; lĩnh vực môi trường 6 điều kiện; lĩnh vực địa chất và khoáng sản 6 điều kiện; lĩnh vực tài nguyên nước 15 điều kiện; lĩnh vực đo đạc và bản đồ 1 điều kiện; lĩnh vực khí tượng thủy văn 1 điều kiện.
Bên cạnh đó, sửa đổi 15 điều kiện yêu cầu với cá nhân trong doanh nghiệp phải bảo đảm về điều kiện kinh nghiệm, thời gian công tác theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọn để chứng minh cá nhân có đủ điều kiện về kinh nghiệm, chuyên môn (lĩnh vực đất đai: 2 điều kiện; lĩnh vực địa chất và khoáng sản: 1 điều kiện; lĩnh vực tài nguyên nước: 11 điều kiện; lĩnh vực khí tượng thủy văn: sửa đổi 1 điều kiện).
Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất chuyển 1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, các chất lây nhiễm với 22 điều kiện đầu tư kinh doanh (còn 17 ngành nghề); kiến nghị bãi bỏ 36 điều kiện và sửa đổi 15 điều kiện đầu tư kinh doanh tại 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (chiếm 44,78%).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những sửa đổi này sẽ giúp người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục liên quan tới lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
Video đang HOT
Theo Thế Kha (Dân trí)
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến phản hồi về "biệt phủ"
Ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ Úc điện thoại đến Báo Người Lao Động phản hồi về thông tin ông sở hữu "biệt phủ" ở vùng ven TP HCM.
Tối 25-10, từ Úc, GS-TS Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), đã chủ động gọi điện thoại đến Báo Người Lao Động phản hồi về bản tin: "Xôn xao biệt phủ của "quan" về hưu".
Ông Tuyến nói: "Tôi đang qua nước ngoài để thăm con thì nghe thông tin mình sở hữu biệt phủ nên phải lên tiếng để dư luận hiểu rõ".
Căn nhà ông Tuyến sở hữu nằm ngay bờ sông Sài Gòn - Ảnh: Lê Phong
- Phóng viên: Vậy, căn nhà tại huyện Hóc Môn, TP HCM có thuộc sở hữu của ông?
Ông Bùi Cách Tuyến, Nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT
Ông Bùi Cách Tuyến: Nói thật, lúc trước tôi làm giáo viên và giảng dạy, năm 2008 được mời ra Bộ TN-MT.
Hồi trước đến giờ, tôi đều lo làm việc Nhà nước, còn về kinh tế đều do vợ đảm trách.
Năm 2013, khi tôi còn làm tại Bộ TN-MT, vợ tôi mua khu đất ruộng 7.000 m2 ở vùng ven huyện Hóc Môn. Lúc đó có kê khai tài sản theo quy định pháp luật.
Năm 2015, tôi về hưu nên vào TP HCM tiếp tục công tác giảng dạy tại Trường ĐH Nông Lâm. Lúc này, vợ chồng tôi bắt đầu bỏ tiền ra xây dựng căn nhà. Nói thật, lúc bấy giờ là giáo viên thì không còn phải kê khai gì nữa.
* Ông có thể cho biết giá trị khu đất và căn nhà sở hữu xây dựng?
- Anh biết rồi đó, khu đất ấy là đất ruộng mà nằm ở tận Hóc Môn thì giá rẻ rồi. Về căn nhà tôi sở hữu chỉ rộng 120 m2, một trệt, một lầu thì giá đâu có nhiêu đâu.
Nếu không tin, có thể tìm Trường ĐH Nông Lâm hỏi sẽ rõ hồi tôi chưa làm hiệu phó, hiệu trưởng trường thì kinh tế gia đình tôi cũng đã khá rồi. Thật tình nếu dùng từ "biệt phủ" thì không đúng lắm.
"Tôi là người đàng hoàng"
* Căn nhà ông nằm trong khu đất đến 7.000 m2 là rất lớn. Gọi là "biệt phủ" cũng có căn cứ?
- Nó là đất ruộng ở sát bờ sông chứ đâu phải đất trong TP. Coi hình có thể thấy mà. Đất ruộng mà lập vườn lên thì có gì đâu. Trong miền Nam, bạn bè tôi cũng là người trong nhà nước mà còn mua vài chục hecta đất ở Long An để làm vườn mà.
Đất nhà tôi là đất vườn, ở góc ruộng lúa, tôi tôn tạo nó lên. Giờ trồng nấm linh chi để tăng thu nhập. Có chuồng nuôi gà nữa...
* Ông có thể cho biết giá đất mua hồi đó?
Cái đó là bà xã lo chứ tôi cũng không để ý vì tôi làm việc ở Hà Nội.
* Bà xã ông làm nghề gì?
- Bà xã tôi trước là nhân viên Trường ĐH Nông lâm TP HCM thôi.
* Vậy, ông có thể chia sẻ nguồn tài chính của gia đình ông khi ông có đủ sức mua lô đất đó?
- Tôi gốc là nhà giáo. Năm 1979, tôi tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP HCM rồi ở lại trường công tác. Sau đó, tôi là Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM đến hết năm 2007. Tôi có chuyên môn và cũng có nguyện vọng là đào tạo thế hệ trẻ sau này. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ TN-MT mời tôi ra bộ làm thì tôi có ra một thời gian rồi vô lại dạy học sau khi nghỉ hưu...
Tôi là thầy giáo đứng đắn, trước giờ ai cũng biết. Tôi tự lo mọi thứ ngay từ đầu, từ hồi mới ra trường, tức là năm 1979 đến giờ. Những chuyện này trong trường tôi người ta biết hết chứ có gì đâu. Hỏi nhân viên Bộ TN-MT thì người ta cũng biết tôi là người đàng hoàng trong các mặt về năng lực cũng như về đối nhân xử thế và công việc khác liên quan bên ngoài.
* Trước đây, ngoài dạy học, ông còn làm gì khác để có thu nhập?
- Nhiều lắm. Nhất là bà xã tôi. Làm để sinh sống từ năm 1979, rất nhiều thứ, "tay trái nuôi tay mặt", chứ không phải dựa vào đồng lương nhà nước đâu. Lăn lộn trong cuộc sống để có thể phục vụ cho nhà nước.
* Giờ về hưu, ông có làm gì khác?
- Tôi về hưu thì lại dạy học tại Trường ĐH Nông lâm TP HCM. Ngoài thời gian dạy học thì làm vườn.
Theo LÊ PHONG - PHƯƠNG NHUNG thực hiện (Người lao động)
Khen thưởng người cầm loa chạy khắp làng kêu gọi bà con chạy lũ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký quyết định khen thưởng thành tích đột xuất cho ông Nguyễn Xuân Đạm - Trưởng trạm Khí tượng Thủy văn Mù Căng Chải (Yên Bái) và ông Cà Văn Biên - Trưởng bản Huổi Nặm (xã Nậm Păm, huyện Mường La, Sơn La) vì đã có thành tích xuất sắc...